Chương trình OCOP: Tránh vàng thau lẫn lộn

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) sau hơn 1,5 năm triển khai đã đạt được những kết quả ban đầu. Tuy nhiên, cần làm chậm và chắc để Chương trình đi đúng hướng, thực chất và đảm bảo chất lượng, tránh tình trạng vàng thau lẫn lộn.    

Theo báo cáo của Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương, trong vòng 1,5 năm triển khai thực hiện, đến nay 19 tỉnh, thành đã đánh giá, phân hạng và quyết định công nhận cho 900 sản phẩm OCOP, đạt 33,16% so với kế hoạch đến hết năm 2020 có 2.400 sản phẩm được công nhận. Trong đó, có 16 sản phẩm đề xuất 5 sao, 275 sản phẩm đạt 4 sao và 585 sản phẩm đạt 3 sao. Đặc biệt, đã có gần 3.300 tổ chức kinh tế đăng ký tham gia sản xuất sản phẩm OCOP với nguồn lực trên 10.000 tỷ đồng.

Nhiều địa phương cho biết, sau khi được đánh giá xếp hạng, nhiều sản phẩm đã được các đơn vị phân phối, bán lẻ, bán thương mại điện tử ký kết hợp đồng tiêu thụ với số lượng lớn, doanh thu bán sản phẩm trong năm của các nhóm sản phẩm đã được đánh giá xếp hạng đều tăng đáng kể.

chuong trinh moi xa mot san pham ocop tranh vang thau lan lon
Các sản phẩm đặc sản Bến Tre được giới thiệu tại Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Bến Tre tại TP. Hồ Chí Minh

Đáng chú ý, hoạt động xúc tiến thương mại phục vụ Chương trình OCOP diễn ra sôi nổi khắp cả nước từ Trung ương đến địa phương. Nhiều địa phương đã thực hiện mở các trung tâm, điểm giới thiệu bán sản phẩm OCOP theo tiêu chí quy định của Bộ Công Thương tại Quyết định 920/QĐ-BCT ngày 16/4/2019 như: Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên… đã tạo nên hiệu ứng tích cực quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP. Các sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng đã có bước tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Dù đã đạt được những kết quả bước đầu, PGS. TS Trần Văn Ơn - Tư vấn trưởng Chương trình OCOP quốc gia - cho rằng, với nguồn lực rất lớn đến hàng chục nghìn tỷ đồng, tuy nhiên tầm quan trọng trong phát triển sản phẩm OCOP chưa được nhận thức đầy đủ. Nhiều địa phương có xu hướng tập trung vào sản phẩm chủ lực của mình, chỉ định sẵn phải làm cái này, cái kia và xác định phải lớn, ra tấm, ra món. Điều này có thể đẩy người dân vào thế khó khăn khi chưa đủ khả năng quản lý và cũng chưa biết có bán được sản phẩm hay không. Việc này đi ngược lại quy tắc OCOP. Một số tỉnh đang “khoán trắng” cho ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thực hiện chương trình OCOP trong khi sản phẩm này liên quan đến nhiều ngành khác nhau.

Trong năm 2020, các địa phương phải tiếp tục công nhận cho khoảng 1.500 sản phẩm nữa. Đây là nhiệm vụ rất nặng nề. Trong khi đó, thống kế của 61 tỉnh thành phố đã phê duyệt đề án, kế hoạch thực hiện chương trình OCOP, tổng số sản phẩm dự kiến chuẩn hóa OCOP đến hết năm 2020 là 3.843 sản phẩm. 500 phương án, dự án sản xuất kinh doanh được đề xuất và được Nhà nước hỗ trợ triển khai.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn phải đặt ra lúc này là phải làm gì để phát triển các sản phẩm OCOP đúng hướng, thực chất và đảm bảo chất lượng, tránh tình trạng vàng thau lẫn lộn, hay cách làm hình thức tiêu tốn tiền của của nhà nước và xã hội.

Sản phẩm OCOP có 2 tiêu chuẩn cơ bản, đó là sức mạnh cộng đồng và tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam – đặt vấn đề, bản chất sản phẩm OCOP là gì? Hay bây giờ chỉ là thương hiệu để đi vào các gian hàng hay là chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng? Cần phải suy nghĩ điều này, nếu không thì sẽ lại chạy theo hình thức.

Lo ngại việc chạy theo ào ào trong định hướng phát triển cũng như thẩm định, chứng nhận sản phẩm OCOP, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đề nghị các địa phương siết chặt việc thẩm định, công bố và thực hiện đúng chu trình OCOP theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ và Chính phủ. “Cần làm chậm mà chắc. Tiền nên bỏ vào giúp cho các hộ nông dân, các HTX chuẩn hóa những cái người ta đang cần còn hơn đi làm cái thương hiệu ở bao bì”, thứ trưởng Trần Thanh Nam nói.

Tại Hội nghị Tổng kết Cục Công thương Địa phương diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cũng đã nhấn mạnh vai trò xúc tiến, quảng bá, tiêu thụ đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP của Bộ Công Thương. Thứ trưởng cũng lưu ý, trong công tác triển khai Chương trình OCOP, cần tránh tình trạng “xin, cho” mà cần phải làm trên cơ sở tiêu chí đầy đủ, rõ ràng và minh bạch thông tin để Chương trình này đi vào hiệu quả và thực chất.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Mỳ chũ Lục Ngạn – Bắc Giang: Tự hào sản phẩm OCOP

Mỳ chũ Lục Ngạn – Bắc Giang: Tự hào sản phẩm OCOP

Không chỉ có vải thiều mới làm nên tên tuổi của vùng đất Lục Ngạn mà từ nhiều năm nay, sản phẩm mỳ Chũ cũng trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây.
Vĩnh Long: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Vĩnh Long: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Các sản phẩm OCOP của tỉnh Vĩnh Long đã có chất lượng tốt, từng bước tăng tính cạnh tranh, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ.
Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Kết quả trên đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam quảng bá sản phẩm OCOP

KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam quảng bá sản phẩm OCOP

KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam tổ chức khu trưng bày sản phẩm OCOP tại 2 cửa hàng ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, từ 15/4-14/5/2024.
Thúc đẩy sản phẩm OCOP Hậu Giang

Thúc đẩy sản phẩm OCOP Hậu Giang

Năm 2024, Hậu Giang đặt mục tiêu công nhận ít nhất 8 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, thăng hạng ít nhất 25% sản phẩm OCOP từ 3 sao lên 4 sao cấp tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Lâm Đồng: Macca Sao Vàng trên hành trình trở thành sản phẩm OCOP 5 sao

Lâm Đồng: Macca Sao Vàng trên hành trình trở thành sản phẩm OCOP 5 sao

Các sản phẩm mắc ca thương hiệu “Macca Sao Vàng” xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã hoàn tất hồ sơ xếp hạng OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Thống kê từ 27 địa phương cho thấy, có 978 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao, trong đó 62% sản phẩm đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao giấy chứng nhận 22 sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh cho 14 đơn vị trên địa bàn.
Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Nam phấn đấu trong năm 2024 có ít nhất 70% số sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP đạt hạng 3 sao trở lên, trong đó có từ 15-20 sản phẩm 4 sao.
Infographic: Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP

Infographic: Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP

Thành phố Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP được chứng nhận đạt từ 3 sao, trong đó, 3% trên tổng sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao.
TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

Hàng trăm sản phẩm OCOP của hơn 60 gian hàng đến từ các tỉnh, thành trên cả nước đã có mặt tại Hội Báo toàn quốc 2024 đang diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh.
Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Việc Đà Nẵng có sản phẩm OCOP du lịch đầu tiên đã góp phần đa dạng sản phẩm đặc trưng của địa phương, tạo thêm điểm du lịch hấp dẫn cho người dân và du khách.
Cà Mau: Phấn đấu hỗ trợ nâng hạng ít nhất 15 sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao

Cà Mau: Phấn đấu hỗ trợ nâng hạng ít nhất 15 sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao

Năm 2024, Cà Mau sẽ phát triển mới và tiêu chuẩn hóa ít nhất 40 sản phẩm OCOP, trong đó, công nhận mới ít nhất 30 sản phẩm đạt từ 3 - 4 sao.
Ninh Thuận phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Ninh Thuận phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Tỉnh Ninh Thuận lên kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, mục tiêu có thêm 20-30 sản phẩm mới đạt chứng nhận.
Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

UBND tỉnh Nghệ An vừa công nhận thêm 9 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao, góp phần để tỉnh sớm cán đích 650 sản phẩm OCOP vào năm 2025.
Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Tỉnh Thanh Hóa đã trưng bày 100 gian hàng với gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Thanh Hóa: Gần 40 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 40 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã trưng bày gần 40 gian hàng với đa dạng các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết.
Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Hội đồng OCOP tỉnh Lâm Đồng đã trao chứng nhận đợt 1 năm 2024 cho 21 sản phẩm OCOP 4 sao thuộc 6 chủ thể trên địa bàn.
Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Tỉnh Đồng Tháp vừa quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao với 40 sản phẩm của 13 chủ thể.
Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Với câu chuyện riêng có của mình, các sản phẩm OCOP đã có riêng một tấm “giấy thông hành” để tiêu thụ. Câu chuyện về chè Suối Giàng là một câu chuyện như vậy.
Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Với 11.054 sản phẩm OCOP từ 3 sao đến 5 sao trên cả nước, công tác tiêu thụ sản phẩm OCOP luôn được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm.
Tìm giải pháp phát triển sâm Ngọc Linh trên đất Sơn La

Tìm giải pháp phát triển sâm Ngọc Linh trên đất Sơn La

Ngày 22/12, tại Sơn La đã diễn ra Gala “Sâm Ngọc Linh Sơn La – Từ quốc bảo thành sinh kế"
Nghệ An: Sản phẩm cam Thanh Chương được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ

Nghệ An: Sản phẩm cam Thanh Chương được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ

Sản phẩm cam Thanh Chương của tỉnh Nghệ An được Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận TQC CGLOBAL chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữa cơ.
Ban hành Bộ tiêu chí Mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP

Ban hành Bộ tiêu chí Mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP

Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch cấp xã trên địa bàn Hà Nội có quy mô tối thiểu 500 m2.
Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề Bát Tràng 2023

Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề Bát Tràng 2023

Tối 15/12, diễn ra lễ khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề Bát Tràng 2023
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động