Thứ bảy 26/04/2025 22:34

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” của Hà Nội: Gắn với thị trường tiêu thụ

Cùng với nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, việc tăng cường các hoạt động quảng bá, kết nối giao thương không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy tiêu thụ, mà còn mang đặc sản, hình ảnh Hà Nội đến người dân trong nước và quốc tế.

Theo Văn phòng điều phối nông thôn mới (NTM) TP. Hà Nội, hiện thành phố có 313 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã; trong đó có 12 làng được công nhân danh hiệu làng nghề, 301 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống. Các sản phẩm của làng nghề đa dạng nhiều chủng loại, đa số mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, bao gồm: Sản phẩm may mặc; sản phẩm gốm sứ; sản phẩm dệt và thêu, ren truyền thống; đồ gỗ phục vụ tiêu dùng và xây dựng; sản phẩm cơ khí.

Sản phẩm được công nhận đạt OCOP sẽ tăng giá trị, giúp thuận lợi trong tiêu thụ

Để đẩy mạnh phát triển Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua Hà Nội đã tích cực triển khai nhiều chương trình xây dựng, phát triển và kết nối tiêu thụ sản phẩm. Kết quả đến nay, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và được UBND TP. Hà Nội công nhận 1.054 sản phẩm OCOP, trong đó có 17 sản phẩm tiềm năng 5 sao (chiếm 1,6%). Chương trình OCOP thu hút sự tham gia của 72 doanh nghiệp, 82 hợp tác xã và 101 hộ sản xuất, kinh doanh, góp phần giải quyết được trên 5.000 lao động khu vực nông thôn. Hiện, toàn thành phố đã có 14 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại 8 quận, huyện, thị xã.

Sản phẩm được công nhận OCOP sẽ là nguồn lực để các làng nghề, hộ sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã tạo sức bật về kinh tế cũng như nâng cao thu nhập cho nông dân. Là một trong những đơn vị được chấm điểm sản phẩm OCOP đạt 4 sao trở lên, bà Tạ Thu Hương - chủ cơ sở nón lá ở xã Phương Trung - cho biết, trung bình mỗi năm, cơ sở xuất bán 5.000 chiếc nón lá, quạt... cho các doanh nghiệp để xuất khẩu tới Nhật Bản, Australia... Các sản phẩm nón lá của cơ sở được công nhận đạt OCOP sẽ tăng giá trị, giúp thuận lợi trong tìm kiếm đối tác ký kết hợp đồng, trực tiếp bán sản phẩm ra nước ngoài.

Kết nối, tiêu thụ được ưu tiên hàng đầu

Bên cạnh các kết quả đạt được, Chương trình OCOP vẫn còn những hạn chế nhất định: Chất lượng sản phẩm nhìn chung không đồng đều, nhiều chủ thể ít quan tâm đến việc cải tiến, nâng cấp bao bì, nhãn mác khiến sức hấp dẫn của các sản phẩm chưa cao… Các chính sách hỗ trợ chưa đồng bộ để thực hiện chương trình theo hướng hỗ trợ đầu tư, nâng cấp chất lượng sản phẩm; bên cạnh đó, chưa quy định rõ mức thưởng, mức chi cho các nhóm đối tượng tham gia nhằm động viên, khích lệ, tạo điều kiện cho các chủ thể, tập thể, cá nhân tích cực đóng góp cho sự phát triển của Chương trình OCOP.

Theo PGS.TS Trần Văn Ơn- Cố vấn quốc gia Chương trình OCOP, mấu chốt trong phát triển Chương trình OCOP là nâng cao thu nhập cho chủ thể tham gia… Do đó, muốn phát triển bền vững Chương trình OCOP trong giai đoạn tới, Hà Nội cũng như các tỉnh, thành phố cần tiếp tục tuân thủ quy luật đi từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Không thể ngay lập tức yêu cầu chủ thể phải làm ở quy mô lớn khi chưa tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Chương trình OCOP của Hà Nội hiện đang dẫn đầu cả nước, đây là điều đáng tự hào của Thủ đô song cũng đặt ra yêu cầu các sản phẩm phải đi đôi với chất lượng, phát triển tương xứng với tiềm năng. Theo bà Trần Thị Phương Lan- quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, để phát triển sản phẩm OCOP một cách bền vững thì từ các chủ thể cần duy trì chất lượng sản phẩm đồng đều, nghiên cứu thị trường, gắn với nhu cầu thị hiếu để tránh sản xuất đồng loạt, tràn lan. Trước hết phải đứng vững ở thị trường trong nước sau đó vươn ra thị trường nước ngoài, kết nối tiêu thụ một cách bài bản, hiệu quả thông qua các chương trình xúc tiến thương mại như hội chợ, triển lãm; triển khai ứng dụng chuyển đổi số...

Để phát triển Chương trình OCOP theo hướng nâng chất lượng gắn với tiêu thụ sản phẩm, mới đây, UBND TP. Hà Nội ban hành Kế hoạch số 146/KH-UBND về thực hiện Chương trình OCOP TP. Hà Nội năm 2021 với 8 nội dung chính gồm: Xây dựng hệ thống chỉ đạo, thực hiện Chương trình OCOP từ thành phố đến cơ sở; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Chương trình OCOP; đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn lực; triển khai đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; phát triển, nâng cấp sản phẩm OCOP; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP; nâng cao năng lực quản lý, kinh nghiệm triển khai Chương trình OCOP; kiểm tra, giám sát các chủ thể quản lý, duy trì, phát triển sản phẩm OCOP.

Thành phố phấn đấu năm 2021, tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP cấp thành phố theo đúng quy định, phấn đấu có khoảng 400 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên và 10 sản phẩm tiềm năng 5 sao tham gia đánh giá và phân hạng sản phẩm cấp quốc gia; phát triển mới 30-40 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố. UBND thành phố sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, hỗ trợ 1.054 sản phẩm của 255 chủ thể đã được thành phố phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng cấp thành phố tham gia các hoạt động kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Chí- Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối NTM TP. Hà Nội - cho hay, đối với sản phẩm OCOP nói riêng và sản phẩm an toàn nói chung, việc xác định đầu ra sản phẩm là yếu tố tiên quyết, tiếp đến là quản lý chất lượng sản phẩm, sau đó mới đến mở rộng và phát triển sản phẩm liên quan đến vùng sản xuất để có thể kết nối bền vững với thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế.

Sau thành công của Chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020, UBND TP. Hà Nội đặt mục tiêu từ năm 2021 trở đi, trung bình mỗi năm sẽ có từ 400 sản phẩm trở lên được đánh giá, phân hạng và cấp sao.
Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng Võ Thị Sáu

Đà Nẵng: Hợp nhất Sở Du lịch với Sở Văn hóa và Thể thao

Đà Nẵng thông qua đề án nhập tỉnh với Quảng Nam, sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã

Đà Nẵng: Chuyển đổi hơn 19ha rừng trồng làm cụm công nghiệp

Đà Nẵng công nhận FPT và Marvell là đối tác chiến lược vi mạch bán dẫn

Sắp diễn ra Diễn đàn Kinh tế thường niên TP. Cần Thơ

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động tri ân nhân dịp lễ 30/4

Báo cáo của Sơn La gửi Đoàn công tác Chính phủ có gì đáng chú ý?

Gỡ khó cho các khu công nghiệp VSIP Nghệ An

Quảng Ninh: Tự hào “Vùng mỏ bất khuất - Khát vọng hùng cường”

Nghệ An: Tiểu thương được 'cầm tay' chỉ cách bán hàng online

Bãi Sau Vũng Tàu ‘chạy nước rút’ đón khách dịp lễ 30/4-1/5

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 26-28/4/2025 mới nhất

Chuyển hạng Khu bảo tồn Xuân Liên thành vườn quốc gia

PC Thanh Hóa đảm bảo cung ứng điện dịp nghỉ lễ 30/4

Vĩnh Long: Chi tiết 35 xã, phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

TP. Hồ Chí Minh cảnh báo tiền điện tăng do năng nóng

Sắp xếp xã, phường mới tại Đà Nẵng: Người dân tán thành rất cao

Bình Dương: Từ chiến trường khốc liệt đến phát triển thần kỳ

Bí thư Đà Nẵng: Nghiên cứu xây 5 đảo nổi tại Vịnh Đà Nẵng