Chương trình hành động của Chính phủ phát huy các nguồn lực của nền kinh tế

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 30/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế.

Theo đó, đối với nguồn nhân lực, mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản dưới 33% tổng số lao động của cả nước. Khắc phục cơ bản tình trạng mất cân đối cung - cầu nhân lực trong nền kinh tế; thiết lập hệ thống sắp xếp công việc dựa trên vị trí việc làm, củng cố hệ thống chức nghiệp thực tài.

chuong trinh hanh dong cua chinh phu phat huy cac nguon luc cua nen kinh te

Đối với nguồn vật lực, đến năm 2025, hình thành hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối đồng bộ, hiện đại. Hoàn thành dứt điểm các công trình có tính chất cấp bách, trọng tâm, trọng điểm, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, nâng cấp hạ tầng kết nối giữa các vùng, miền trong cả nước và kết cấu hạ tầng đô thị.

Đối với nguồn tài lực, đến năm 2025, giữ vững an ninh tài chính quốc gia; bảo đảm cân đối ngân sách tích cực, giảm dần tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước, đến năm 2020 xuống dưới 4% GDP, đến năm 2030 xuống khoảng 3% GDP, hướng tới cân bằng thu - chi ngân sách nhà nước. Đến năm 2030, nợ công không quá 60% GDP, nợ chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.

Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, với các nhiệm vụ đã giao tại các văn bản trước đây, các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, trong đó rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý, phát triển nguồn lực (nhân lực 39 văn bản; vật lực 44 văn bản; tài lực 51 văn bản) nhằm sử dụng hiệu quả và phát huy tối đa các nguồn lực báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2020.

Đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu, mục tiêu của doanh nghiệp

Về các nhiệm vụ phát sinh mới, trong đó, đối với nguồn lực, Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp theo hướng chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lượng, hiện đại hóa, xã hội hóa, hội nhập quốc tế, phát triển giáo dục nghề nghiệp gắn với thị trường lao động, việc làm bền vững, phát triển khoa học và công nghệ, phát triển các ngành, lĩnh vực, đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu, mục tiêu của doanh nghiệp và đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, hội nhập quốc tế và phát triển bền vững đất nước.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định nhu cầu nguồn lao động trình độ cao (đại học, thạc sĩ và tiến sĩ) với từng lĩnh vực và xây dựng các hành lang pháp lý để tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường sự liên kết giữa đơn vị đào tạo và đơn vị sử dụng nguồn nhân lực.

Bộ Nội vụ rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản có liên quan đến tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức trên nguyên tắc phân bổ nguồn nhân lực trong khu vực công, hạn chế việc mất cân đối về trình độ, năng lực của nguồn nhân lực giữa thành thị và nông thôn; giữa cấp xã với cấp huyện, tỉnh.

Các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao từ nước ngoài làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam; ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu lao động để giảm dần tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; đẩy mạnh việc đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo cho lao động nông thôn, người dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác, gắn đào tạo với giải quyết việc làm.

Tập trung đầu tư xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế

Đối với nguồn vật lực, trong đó, đối với nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, Bộ Tài nguyên và Môi trường điều tra, đánh giá đầy đủ, thực chất tiềm năng tài nguyên khoáng sản, nhất là khoáng sản ẩn sâu; kiểm kê thực trạng nguồn lực tài nguyên khoáng sản đất nước để hạch toán đầy đủ trong nền kinh tế; áp dụng phương pháp tiên tiến trong quản trị tài nguyên khoáng sản; tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động khoáng sản, đấu giá quyền khai thác khoáng sản;...

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp thực tế, gắn với thị trường và thích nghi với biến đổi khí hậu; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, nhất là công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng bền vững, hiệu quả diện tích rừng tự nhiên, kết hợp hoạt động bảo vệ, khai thác rừng với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái;...

Đối với nguồn lực cơ sở vật chất và hạ tầng kinh tế - xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, xây dựng và quyết liệt thực hiện các giải pháp, đặc biệt các giải pháp về cơ chế, chính sách và huy động nguồn lực nhằm tập trung đầu tư xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển kết cấu hạ tầng gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Các bộ, ngành và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách tăng cường huy động nguồn lực đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước tham gia đầu tư phát triển cơ sở vật chất và hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; rà soát tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, chấm dứt đầu tư các dự án kém hiệu quả, tập trung, ưu tiên đầu tư các công trình có tính cấp bách, trọng điểm, các công trình kết cấu hạ tầng bảo đảm tính đồng bộ, tính kết nối nhằm phát huy hiệu quả đầu tư, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội;...

Thực hiện quyết liệt giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công

Đối với nguồn tài lực, về quản lý nợ công, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện quyết liệt quan điểm chỉ đạo và chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững; tổ chức đối chiếu, rà soát, đánh giá, tổ hợp nhu cầu vay của các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị sử dụng vốn vay công để dự báo tổng mức vay, trả nợ của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, hạn mức vay về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ sau năm 2020.

Tiếp tục thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước, thị trường trái phiếu chính phủ cả về chiều rộng và chiều sâu theo hướng đa dạng hóa công cụ nợ và cơ sở nhà đầu tư, ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường vốn, thị trường trái phiếu.

Về lĩnh vực bảo hiểm, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương hoàn thiện thể chế phát triển thị trường bảo hiểm theo chủ trương, chính sách của của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết của Chính phủ, trong đó, sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm vào năm 2020, đồng thời xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành theo hướng quản lý rủi ro, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tăng cường tính chủ động và chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro và quản trị nhân lực, quy định về hợp đồng bảo hiểm.

Đa dạng dòng sản phẩm mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của các tổ chức, cá nhân; xây dựng cơ chế chính sách phát triển các sản phẩm có ý nghĩa cộng đồng và an sinh xã hội cao như bảo hiểm vi mô, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hưu trí...; phát triển đa dạng kênh phân phối nhằm đưa bảo hiểm đến mọi người dân và đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo hướng chuyên nghiệp, theo kịp sự phát triển của cách mạng công nghệ lần thứ tư, phục vụ tốt nhất bên mua bảo hiểm;...

Theo Báo điện tử Chính Phủ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế quyết liệt thực hiện mua vaccine cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế quyết liệt thực hiện mua vaccine cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 1728/VPCP-KGVX ngày 19/3/2022 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc mua vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và việc tiêm vaccine.
Thủ tướng yêu cầu ngành Giáo dục ban hành chiến lược tổng thể thích ứng với Covid-19

Thủ tướng yêu cầu ngành Giáo dục ban hành chiến lược tổng thể thích ứng với Covid-19

Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và đào tạo khẩn trương ban hành chiến lược tổng thể, kế hoạch hành động của ngành Giáo dục thích ứng với tình hình dịch Covid-19 trước ngày 31/3/2022.
Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19

Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19

Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 đặt ra các mục tiêu về bao phủ vaccine; tất cả các cấp chính quyền có kịch bản phòng, chống dịch COVID-19; giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19/1 triệu dân xuống mức thấp hơn mức trung bình của Châu Á...
Xuất khẩu cá ngừ sang nhiều nước EU tăng "phi mã"

Xuất khẩu cá ngừ sang nhiều nước EU tăng "phi mã"

Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang nhiều thị trường trong khối EU có mức tăng trưởng “phi mã” ở mức 3 – 4 con số so với cùng kỳ.
Chính phủ thông qua dự án Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Chính phủ thông qua dự án Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP thông qua dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022.

Tin cùng chuyên mục

Đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới

Đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới

Tại văn bản 1560/VPCP-KGVX ngày 12/3/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới.
Kết nối, chia sẻ thông tin thị trường lao động

Kết nối, chia sẻ thông tin thị trường lao động

Hệ thống thông tin thị trường lao động được kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với Cổng Dịch vụ công trực tuyến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cổng Dịch vụ công Quốc gia và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật.
Phấn đấu đến năm 2025, giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD

Phấn đấu đến năm 2025, giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD

Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025, tăng hơn 9 tỷ USD so với hiện nay, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 18,5 tỷ USD; đạt 25 tỷ USD vào năm 2030, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 20,4 tỷ USD. Giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD vào năm 2025, trên 6 tỷ USD vào năm 2030.
Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.
Nhập khẩu gạo và thuốc lá khô từ Campuchia: Điều kiện nào để hưởng ưu đãi?

Nhập khẩu gạo và thuốc lá khô từ Campuchia: Điều kiện nào để hưởng ưu đãi?

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 06/2022/ TT-BCT quy định việc nhập khẩu mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia theo hạn ngạch thuế quan năm 2021 và năm 2022.
Bộ Công Thương: Hướng dẫn công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật

Bộ Công Thương: Hướng dẫn công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 243/QĐ-BCT ngày 24/2/2022 quy định hướng dẫn công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương.
Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 25/2/2022 về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu

Ngày 3/3/2022, Bộ Tài chính có Công văn số 2068/BTC-CST gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Xăng dầu xin ý kiến đối với hồ sơ dự án Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022.
Tăng giám sát thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai tin về giá

Tăng giám sát thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai tin về giá

Các bộ, ngành, địa phương tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá.
Sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

Sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành rà soát, sắp xếp, tổ chức lại theo hướng giảm tối thiểu 10% số lượng các đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017.
Nhiều chính sách kinh tế-xã hội mới có hiệu lực từ ngày 1/3

Nhiều chính sách kinh tế-xã hội mới có hiệu lực từ ngày 1/3

Từ ngày 1/3, nhiều chính sách về bảo hiểm, lao động-tiền lương cũng như điều kiện mới về kinh doanh bất động sản, lệ phí trước bạ sẽ chính thức có hiệu lực.
Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện về bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam tại Ukraine

Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện về bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam tại Ukraine

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 201/CĐ-TTg ngày 26/2/2022 về việc bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam và một số vấn đề cần lưu ý trước tình hình tại Ukraine.
Chính sách bảo hiểm, tiền lương có hiệu lực từ tháng 3/2022

Chính sách bảo hiểm, tiền lương có hiệu lực từ tháng 3/2022

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông tin về những chính sách về bảo hiểm, lao động - tiền lương bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3/2022.
Giám sát tuân thủ đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán

Giám sát tuân thủ đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 06/2022/TT-BTC hướng dẫn công tác giám sát tuân thủ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Đơn giản hóa thủ tục trong phát hành trái phiếu quốc tế

Đơn giản hóa thủ tục trong phát hành trái phiếu quốc tế

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 17/2013/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
Lãnh đạo Chính phủ thúc sớm hoàn thiện Đề án huy động vốn hạ tầng hàng không

Lãnh đạo Chính phủ thúc sớm hoàn thiện Đề án huy động vốn hạ tầng hàng không

Đề án định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không sẽ giúp huy động 479.606 tỷ đồng trong 10 năm để đầu tư vào các sân bay lớn.
Quy định trách nhiệm khai, nộp thuế của chủ sàn giao dịch thương mại điện tử

Quy định trách nhiệm khai, nộp thuế của chủ sàn giao dịch thương mại điện tử

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ.
Bộ Công Thương ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP

Bộ Công Thương ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ra Quyết định số 60/QĐ-BCT về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 8/1/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022.
Ngành Công Thương: Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm

Ngành Công Thương: Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm

Với mục tiêu cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, ngành Công Thương sẽ tập trung dỡ bỏ rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Lập Tổ công tác triển khai Nghị quyết 02 về tăng năng lực cạnh tranh

Lập Tổ công tác triển khai Nghị quyết 02 về tăng năng lực cạnh tranh

Tổ công tác triển khai Nghị quyết 02 sẽ tổ chức tham vấn, đối thoại về khó khăn, vướng mắc, bất cập và đề xuất, kiến nghị giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng năng lực cạnh tranh quốc gia.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động