Đảng bộ VietinBank chi nhánh Thăng Long:

Chương trình chuyển đổi số - Từ tư duy, nhận thức đến hành động

Đảng bộ VietinBank Chi nhánh Thăng Long với vai trò tiên phong của người đứng đầu cấp ủy đã lãnh đạo triển khai thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ được hưởng lợi từ chương trình chuyển đổi số VietinBank Securities vinh dự nhận giải thưởng Dịch vụ Môi giới Tài chính tiêu biểu 2023

Đảng bộ VietinBank Chi nhánh Thăng Long với vai trò tiên phong của người đứng đầu cấp ủy đã lãnh đạo triển khai thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số theo đúng định hướng của Đảng, Nhà nước, ngành Ngân hàng và chiến lược chuyển đổi số của VietinBank. Toàn thể cán bộ, đảng viên trong Chi nhánh đặc biệt là các cán bộ chủ chốt đều thấm nhuần nhận thức chuyển đổi số là xu thế tất yếu để phát triển đi lên, đồng thời lan tỏa đến toàn thể cán bộ, đảng viên khác, từ đó tạo nên một khối đoàn kết thống nhất từ tư duy, nhận thức đến hành động trong toàn thể Chi nhánh. Chính sự đoàn kết thống nhất trong nhận thức và thống nhất trong hành động đó đã giúp cho công tác chuyển đổi số được thực hiện bài bản, nhất quán, có hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trong thời kỳ mới.

Chương trình chuyển đổi số - Từ tư duy, nhận thức đến hành động

Quan điểm chỉ đạo của Đảng về chuyển đổi số

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được phát triển dựa trên cơ sở tích hợp thành tựu của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khoa học, như vật lý học, công nghệ sinh học và kỹ thuật số. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra một kỷ nguyên mới khi cho ra đời hàng loạt công nghệ thông minh áp dụng công nghệ 4.0, làm biến đổi mọi nền công nghiệp ở mọi quốc gia trên thế giới, tạo nên sự thay đổi của hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị trong tất cả các lĩnh vực.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thực chất đã diễn ra từ năm 2000 (cuộc cách mạng kỹ thuật số), nhưng phải đến năm 2013, khái niệm “Công nghiệp 4.0” mới được đề cập đến lần đầu tiên trong Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao của Chính phủ Đức năm 2013, trong đó đề cập tới việc điện toán hóa sản xuất mà không cần có sự tham gia của con người.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển tập trung trên ba nhóm lĩnh vực chủ yếu là công nghệ số, vật lý và công nghệ sinh học. Ba lĩnh vực này đều liên quan chặt chẽ với nhau và với các công nghệ khác để thúc đẩy nhau dựa vào những khám phá và tiến bộ của từng nhóm: Lĩnh vực công nghệ số gồm dữ liệu lớn (Big Data), internet kết nối vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI); Lĩnh vực vật lý gồm robot thế hệ mới, in 3D, xe tự lái, công nghệ vật liệu mới; lĩnh vực sinh học chứng kiến sự đổi mới và phát triển mạnh mẽ công nghệ sinh học và di truyền học, đem lại triển vọng to lớn trong việc đạt được những thành tựu đột phá trong ứng dụng vào các lĩnh vực đa dạng của sản xuất và đời sống con người như: Nông nghiệp, thủy sản, y dược học, chế biến thực phẩm, công nghệ bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học,...

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang những nét đặc trưng cơ bản, đó là: Sự kết hợp công nghệ cảm biến mới, Big Data, Cloud và IoT là nền tảng thúc đẩy sự phát triển của máy móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thông minh; Sự phát triển tối ưu của công nghệ in 3D để sản xuất sản phẩm một cách hoàn chỉnh nhờ nhất thể hóa các dây chuyền sản xuất không qua giai đoạn lắp ráp các thiết bị phụ trợ; công nghệ nano và vật liệu mới ứng dụng rộng rãi; AI và điều khiển học cho phép kiểm soát từ xa, không giới hạn về không gian, thời gian. Như vậy, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư chính là sự kết nối thông qua Internet vạn vật, truy cập dữ liệu thời gian thực, các hệ thống liên kết thế giới thực và ảo. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đánh dấu sự phát triển của hàng loạt công nghệ, tạo ra nhiều công nghệ mới như: Công nghệ nano, công nghệ năng lượng mới, công nghệ sinh học, công nghệ in 3D,… Trong đó, đặc biệt quan trọng là công nghệ số. Công nghệ số là một bước phát triển ở trình độ cao hơn của công nghệ thông tin, với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, chuỗi khối. Các thông tin, dữ liệu đều được chuyển thành thông tin, dữ liệu điện tử, được số hóa, được lưu trữ, truyền tải với dung lượng lớn hơn, được xử lý nhiều hơn, nhanh hơn. Công nghệ số có vai trò như bộ não và hệ thống thần kinh của con người đối với cả hệ thống, do đó công nghệ số là nền tảng của chuyển đổi số.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động ngày một gia tăng, toàn diện và sâu sắc đến Việt Nam trên tất cả các phương diện từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, an ninh, môi trường đến việc xây dựng thể chế, chính sách, tư duy quản lý nhà nước, trong đó, các thành tựu khoa học công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số đã tạo ra cơ hội, điều kiện thuận lợi để đất nước ta thu hẹp khoảng cách về khoa học công nghệ, về trình độ phát triển đối với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, có thể tận dụng, nắm bắt được cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem tới để phát triển nhanh, bền vững. Với mục tiêu trở thành một nước có công nghiệp hiện đại thì chuyển đổi số vừa là động lực do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại, vừa là xu thế tất yếu ở nước ta.

Đảng cũng đã đặt ra những yêu cầu quan trọng đối với chuyển đổi số. Đảng ta luôn xác định thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, đưa nước ta trở thành nước có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến. Đây cũng là một nội dung quan trọng hàng đầu trong đường lối đổi mới đất nước của Đảng, Nhà nước ta 35 năm qua. Khi Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với quan điểm chỉ đạo: “Chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là yêu cầu tất yếu khách quan; là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn chặt với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng; đồng thời nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nội hàm, bản chất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để quyết tâm đổi mới tư duy và hành động, coi đó là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp là cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội”. Trên cơ sở đó, Nghị quyết cũng nêu chủ trương: “Xác định nội dung cốt lõi của chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của nước ta là thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, trọng tâm là phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số”.

Để thực hiện chủ trương của Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg về Phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Quyết định số 749/QĐ-TTg đưa ra tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp. Mục tiêu cơ bản đó là: Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu. Chính phủ cũng đưa ra 6 quan điểm: Nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số; Người dân là trung tâm của chuyển đổi số; Thể chế và công nghệ là động lực của chuyển đổi số; Phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả; Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số; Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.

Với mục tiêu: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đưa ra định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030: “Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo”.

Trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (bao gồm: Báo cáo chính trị, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025), nội dung về chương trình chuyển đổi số đã được thể hiện rất rõ nét. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số để tạo bứt phá về nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế”. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Đảng nhấn mạnh: “Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Trong ba nhiệm vụ trọng tâm nhằm thực hiện các đột phá chiến lược, chuyển đổi số quốc gia được xác định ở nhiệm vụ thứ hai, cụ thể là: “Phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh”. Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 cũng xác định: “Hoàn thiện thể chế để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số”. Có thể thấy, chuyển đổi số quốc gia là vấn đề có tính chiến lược trong đường lối phát triển đất nước, được thực hiện trên ba phương diện cơ bản là kinh tế số, xã hội số và chính phủ số, trong đó, thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh tế, Đảng đặc biệt chú trọng vai trò của doanh nghiệp, phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh... lấy doanh nghiệp làm trung tâm nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ số.

Như vậy, Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra những yêu cầu quan trọng đối với chuyển đổi số với mục tiêu cuối cùng đó là thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của đất nước. Chuyển đổi số là việc mà mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, mỗi người dân cần phải đồng lòng tham gia. Đặc biệt đối với mỗi doanh nghiệp, tổ chức, chuyển đổi số phải được thực hiện trong mọi hoạt động, phải xuất phát từ nhận thức, quyết tâm của mỗi cá nhân, đồng thời được người đứng đầu chỉ đạo xây dựng, lan tỏa và thấm nhuần tới từng thành viên của tổ chức đó.

Chiến lược chuyển đổi số tại Ngân hàng TMCP VietinBank

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là quá trình tích hợp, áp dụng công nghệ số vào tất cả các lĩnh vực của doanh nghiệp để thay đổi cách vận hành, mô hình kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra các giá trị mới cho khách hàng, đối tác. Đến nay, chuyển đổi số là xu thế bắt buộc các doanh nghiệp phải tham gia để tránh tụt hậu. Chuyển đổi số đã diễn ra ở hầu hết các loại hình doanh nghiệp và ở nhiều mức độ khác nhau, trong đó, tài chính ngân hàng là ngành tiên phong trong việc áp dụng công nghệ số, chuyển đổi số liên tục, đem lại những cải tiến và đột phá trong việc cung cấp các hoạt động dịch vụ.

Ngay sau những chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đối với các Ngân hàng Thương mại trong việc áp dụng và thực hiện chuyển đổi số, đó là: Thông tư số 16/2020/TT-NHNN ngày 04/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Thống đốc NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trong đó bổ sung quy định, hướng dẫn về mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử (eKYC); Chỉ đạo xây dựng, ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt và xây dựng các văn bản hướng dẫn; Xây dựng, ban hành và triển khai Chiến lược phát triển với các hệ thống thanh toán đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nâng cấp, hiện đại hóa Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia, hướng tới vận hành theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường quốc tế, tăng cường khả năng kết nối, tích hợp và thực hiện thanh, quyết toán cho các hệ thống khác; Hoàn thiện, phát triển hạ tầng chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, mở rộng hệ sinh thái thanh toán số, đảm bảo khả năng kết nối, tích hợp với các ngành, lĩnh vực khác để phục vụ thanh toán trực tuyến; mở rộng, kết nối với hệ thống chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử của các quốc gia khác…; Hoàn thiện, nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi, hệ thống thanh toán nội bộ, đảm bảo kết nối, tích hợp với các hệ thống thanh toán quan trọng, hạ tầng kỹ thuật của các tổ chức cung ứng dịch vụ công và các hệ thống khác; Áp dụng chuẩn tin điện tài chính quốc tế ISO 2022 đối với hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Đặc biệt, phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ, mô hình kinh doanh, giải pháp số tiên tiến, đổi mới gắn với Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên nền tảng số hóa, đảm bảo an toàn, bảo mật, mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng; Phát triển thanh toán điện tử trong thương mại điện tử; Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

VietinBank với sứ mệnh là ngân hàng tiên phong trong xây dựng và phát triển đất nước, có tầm nhìn là ngân hàng đa năng, hiện đại, hiệu quả hàng đầu tại Việt Nam, VietinBank luôn tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh, đem lại những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất phục vụ người dân và doanh nghiệp. Với mục tiêu trở thành ngân hàng số hàng đầu được công nhận rộng rãi, mang đến cho ngân hàng sự trải nghiệm vượt trội, VietinBank đã xây dựng chiến lược chuyển đổi số bài bản, toàn diện và đầu tư nguồn lực để triển khai có hiệu quả. Ngân hàng đã lựa chọn đơn vị tư vấn có năng lực và uy tín trong Top 3 thế giới tham gia cùng VietinBank trong xây dựng, hoạch định chiến lược, kế hoạch triển khai cho chương trình Chuyển đổi số của VietinBank giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn 2030.

Năm 2019, VietinBank đã giới thiệu ra thị trường phiên bản iPay Mobile hoàn toàn mới, được xem là ngân hàng số của VietinBank, không chỉ cung cấp dịch vụ ngân hàng mà còn cung cấp các dịch vụ khác trên iPay Mobile App, từng bước hướng tới việc cung cấp mọi lĩnh vực trong đời sống hằng ngày của khách hàng như mua sắm online, đặt phòng khách sạn, tàu xe…

Năm 2020, công nghệ nhận dạng sinh trắc học cũng được triển khai tại các chi nhánh của VietinBank. Nhận diện sinh trắc học qua khuôn mặt, vân tay sẽ giúp tăng trải nghiệm khách hàng khi tới quầy giao dịch. Khách hàng đến quầy sẽ được nhận diện và phân luồng phục vụ tự động, thậm chí khách hàng hoàn toàn có thể tự thực hiện các giao dịch bằng các thiết bị ngoại vi kết nối trực tiếp với hệ thống ngân hàng.

Năm 2021, VietinBank đã đưa VietinBank iPay Mobile trở thành ngân hàng số toàn diện thông qua công nghệ định danh khách hàng điện tử (eKYC) để khách hàng có thể mở tài khoản trực tuyến mọi lúc, mọi nơi. VietinBank là ngân hàng quốc doanh đầu tiên của Việt Nam chính thức triển khai eKYC tới khách hàng sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 16/2020/TT-NHNN bổ sung quy định về mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử, thông tư có hiệu lực từ ngày 05/3/2021. Để triển khai eKYC, VietinBank đã kết hợp và ứng dụng các công nghệ hiện đại: Sinh trắc học (Biometrics) kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI), so sánh khuôn mặt (Face Retrieveal), từ đó khách hàng có thể thiết lập 100% các giao dịch tài chính xác thực bằng khuôn mặt, giúp bảo mật và an toàn hơn cho khách hàng. Cùng với đó, nền tảng ngân hàng số VietinBank eFAST dành cho khách hàng doanh nghiệp có thể cung cấp toàn bộ các dịch vụ ngân hàng đang được phục vụ tại quầy giao dịch (trừ các dịch vụ liên quan đến tiền mặt).

Năm 2022, VietinBank đã thực hiện triển khai số hóa toàn diện dịch vụ thẻ nhằm gia tăng trải nghiệm của khách hàng. Kênh phát hành thẻ phi vật lý (thẻ tín dụng và ghi nợ) qua VietinBank iPay đã mang lại hiệu quả nhất định trong việc phát triển dịch vụ phát hành thẻ.

VietinBank đã xây dựng và triển khai các Bot phục vụ nội tại như: Xin và phê duyệt nghỉ phép từ xa, Bot giúp tra cứu hướng dẫn tác nghiệp trên các hệ thống công nghệ thông tin, Bot tra cứu các thông tin, chính sách sản phẩm… Trong thời gian tới, VietinBank sẽ phát triển các Bot hỗ trợ cho khách hàng như khóa/mở thẻ, bot tư vấn tài chính cá nhân, hỗ trợ sử dụng sản phẩm VietinBank.

VietinBank đang triển khai thí điểm công nghệ tự động hóa - Robotic process automation (RPA). Robot được thiết kế để tự động, tối ưu, tìm kiếm thông tin, xử lý dữ liệu, giao tiếp với các hệ thống và thực hiện các thao tác một cách chính xác, nhanh chóng, hiệu quả và thống nhất. Toàn bộ các quy trình từ tài trợ thương mại, cho vay, giao dịch tiền mặt, quản lý nhân sự, phát hiện gian lận... những tác vụ có khối lượng xử lý công việc lớn, mang tính thủ công chuyên sâu, tiềm ẩn nhiều rủi ro và lỗi tác nghiệp được rà soát và sẽ từng bước áp dụng RPA. Thông qua RPA, thời gian tác nghiệp được rút ngắn, thời gian phục vụ khách hàng giảm giúp cải thiện sự hài lòng của khách hàng VietinBank. Cùng với đó, VietinBank đã xây dựng và giới thiệu ra công chúng nền tảng công nghệ giao diện lập trình ứng dụng mở (APIs platform) với tên gọi là VietinBank iConnect. Đến hiện tại, VietinBank đã xây dựng nền tảng iConnect với hơn 100 APIs, có quan hệ với 64 đối tác cung cấp các dịch vụ từ vấn tin, báo cáo giao dịch, mở đóng tài khoản đến thanh toán, nộp thuế, mở L/C...

Bám sát các mục tiêu trong Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đến nay, tại VietinBank, 65% sản phẩm, dịch vụ của VietinBank được thực hiện hoàn toàn trên kênh số, 97% giao dịch khách hàng được thực hiện qua kênh điện tử. Với khách hàng cá nhân, ứng dụng VietinBank iPay Mobile đã thu hút hơn 6,5 triệu khách hàng sử dụng với gần 60 triệu giao dịch được thực hiện mỗi tháng, tăng trưởng 150% qua mỗi năm, qua đó góp phần làm giảm áp lực giao dịch tại quầy. Với sự nỗ lực và quyết tâm cao, chương trình Chuyển đổi số của VietinBank sẽ đạt tới chất lượng tầm cỡ quốc tế.

Đảng bộ VietinBank Chi nhánh Thăng Long đẩy mạnh chuyển đổi số trong thực hiện nhiệm vụ

Tại Đảng bộ VietinBank Chi nhánh Thăng Long, Đồng chí Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Chi nhánh đã quán triệt rõ quan điểm: Chuyển đổi số quan trọng nhất là chuyển đổi tư duy, nhận thức, trong đó, sự tham gia mạnh mẽ của từng phòng ban nghiệp vụ, từng cá nhân đóng vai trò quan trọng trong thành công chung của đơn vị. Với tư duy, nhận thức đó, đồng chí Bí thư Đảng ủy đã quyết liệt chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và chủ động định hướng của VietinBank và Ngân hàng Nhà nước về thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, tăng cường bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số, đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trong thời kỳ mới.

Để thực hiện hiệu quả nhất các chỉ đạo, định hướng của VietinBank nói chung và công tác chuyển đổi số nói riêng, điều kiện tiên quyết là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên” theo tinh thần chủ trương Nghị quyết Trung ương 6, khóa X. Đảng lãnh đạo thông qua công tác xây dựng, nâng cao chất lượng các tổ chức cơ sở đảng nhằm phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên, do đó, Đảng ủy Chi nhánh Thăng Long không ngừng xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng để thực hiện được tốt nhất nhiệm vụ chính trị, trong đó, công tác cán bộ là công tác “then chốt”, được quan tâm sâu sắc và thực hiện minh bạch, công khai. Cấp ủy Chi nhánh đã bàn bạc, cùng với chính quyền thực hiện phân công, sắp xếp lại nhân sự phù hợp với năng lực, thế mạnh riêng của từng người đặc biệt là các vị trí cán bộ chủ chốt có sức ảnh hưởng lớn, phát huy cao độ tính tự giác, tinh thần trách nhiệm cá nhân để khắc phục những thiếu hụt về mặt nhân sự, giao đúng người, đúng việc, đảm bảo năng suất lao động và hiệu quả công việc. Bản thân đồng chí Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Chi nhánh luôn nêu cao văn hóa làm gương, khuyến khích cán bộ, đảng viên thử nghiệm và ứng dụng các giải pháp mới, tự mình trải nghiệm sản phẩm dịch vụ để từ đó lan tỏa tích cực đến khách hàng, thúc đẩy công tác bán hàng, giúp quá trình chuyển đổi số trong hệ thống VietinBank diễn ra hiệu quả và thuận lợi. Thực tế cho thấy, để công tác chuyển đổi số được diễn ra hiệu quả nhất, từng thành viên trong đơn vị cần chủ động tham gia vào hành trình chuyển đổi số, đóng vai trò cung cấp các sáng kiến, ý tưởng mới để thực hiện chuyển đổi.

Để hỗ trợ cho công tác chuyển đổi số, Chi nhánh quan tâm công tác đào tạo và liên tục cập nhật kiến thức cho cán bộ về tính năng của các dịch vụ thanh toán online, tăng cường hoạt động tư vấn khuyến khích khách hàng giao dịch tiền gửi thực hiện trên kênh online. Việc đào tạo được thực hiện bằng nhiều hình thức, linh hoạt, cả trong công việc và các hoạt động đoàn thể. Cấp ủy đã lãnh đạo Công đoàn, Đoàn Thanh niên phát huy vai trò của tổ chức, tạo những hoạt động như các hoạt động Roadshow hay chiến dịch “Đến từng ngõ - Gõ từng shop” để giới thiệu đến từng người dân các sản phẩm ngân hàng số của VietinBank cũng như những tiện ích mang lại cho người dân khi sử dụng các sản phẩm ngân hàng số. Các hoạt động của Chi nhánh nhằm gắn kết cán bộ, đảng viên trong Chi nhánh, đồng thời lồng ghép các nhiệm vụ chuyên môn để có được hiệu quả cao nhất.

Tại Chi nhánh, các sản phẩm dịch vụ có áp dụng các giải pháp công nghệ của VietinBank được quảng bá, giới thiệu và cung cấp đầy đủ đến khách hàng. Mục tiêu xuyên suốt đó là đẩy mạnh công tác chuyển dịch kênh qua efast, ipay nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng từ quản lý tài khoản, mở thẻ trực tuyến, cho vay thấu chi online, gửi tiết kiệm, thanh toán với hệ sinh thái đa dạng cho tới các dịch vụ tiện ích như tài khoản số đẹp, biệt danh tài khoản (Alias)… Mở rộng hệ sinh thái, tiến tới Ngân hàng mở, cung cấp dịch vụ kết nối ERP doanh nghiệp, mở tài khoản, mở thẻ của VietinBank trên ứng dụng của Grab, Shopee, Sendo,...

Đảng bộ Chi nhánh Thăng Long với vai trò tiên phong của người đứng đầu cấp ủy đã lãnh đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị đặc biệt là việc chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi số theo đúng định hướng chung của VietinBank. Toàn thể cán bộ, đảng viên trong Chi nhánh đặc biệt là các cán bộ chủ chốt đều thấm nhuần nhận thức chuyển đổi số là xu thế tất yếu để phát triển đi lên, đồng thời, lan tỏa đến toàn thể cán bộ, đảng viên khác, từ đó tạo nên một khối đoàn kết thống nhất từ tư duy, nhận thức đến hành động trong toàn thể Chi nhánh. Chính sự đoàn kết thống nhất ý chí và thống nhất trong hành động đó đã giúp cho công tác chuyển đổi số được thực hiện bài bản, nhất quán, có hiệu quả cao, đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh chung của Chi nhánh. Năm 2022 là năm ghi dấu ấn quan trọng, là năm đột phá nhất của Chi nhánh Thăng Long kể từ ngày đầu thành lập, làm thay đổi “bản đồ vị trí xếp hạng” của Chi nhánh Thăng Long trong khu vực, từ một Chi nhánh luôn xếp cuối bảng ở mọi mặt hoạt động đã vươn lên đứng Top đầu ở một số mảng kinh doanh quan trọng và cả ở các hoạt động đoàn thể, đặc biệt là công tác chuyển đổi số.

Về công tác nguồn vốn, việc ứng dụng công nghệ số mang lại những hiệu quả tích cực, Chi nhánh luôn nằm trong top đầu của khu vực Hà Nội về tỷ lệ giao dịch tiền gửi tiết kiệm online. Kết thúc năm 2022, với sự nỗ lực của tập thể, Chi nhánh không những bù đắp được nguồn vốn đã giảm sút đầu năm mà còn tăng trưởng dương được 122 tỷ đồng, hoàn thành xấp xỉ 95% kế hoạch được giao (thời điểm đầu năm, nguồn vốn sụt giảm hơn 3.100 tỷ đồng, tương đương gần 50% tổng nguồn vốn của Chi nhánh và mang lại hơn 60% lợi nhuận toàn Chi nhánh năm 2021).

Đối với công tác phát triển quy mô dư nợ tín dụng, năm 2022 cũng là năm ghi dấu ấn mạnh mẽ của Chi nhánh Thăng Long trong khu vực. Việc ứng dụng công nghệ số trên cơ sở hỗ trợ từ Trụ sở chính VietinBank trong việc phân tích hành vi, thói quen, các dư địa tiềm năng có thể khai thác của khách hàng đã giúp Chi nhánh mở rộng được tệp khách hàng mới, tăng quy mô tín dụng và góp phần lớn vào lợi nhuận kinh doanh chung của Chi nhánh. Kết quả quy mô dư nợ bình quân năm 2022 tăng 65% so với năm 2021, hoàn thành 140% kế hoạch được giao. Riêng đối với phân khúc bán lẻ, từ một Chi nhánh xếp cuối cùng của khu vực, Chi nhánh đã vươn lên Top 3 Chi nhánh có sự tăng trưởng cao nhất khu vực, đây là một bước chuyển mình rõ rệt và ấn tượng của Chi nhánh.

Công tác chất lượng dịch vụ là quá trình xuyên suốt, bền bỉ và là công tác quan trọng, then chốt trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Năm 2022, Chi nhánh Thăng Long có sự tiến bộ vượt bậc trong công tác nâng cao chất lượng dịch vụ so với năm 2021. Kết thúc năm 2021, Chi nhánh chỉ đứng thứ 16/22 Chi nhánh trong khu vực và đứng thứ 130/155 Chi nhánh trên toàn hệ thống về chất lượng dịch vụ. Để cải thiện chất lượng dịch vụ, Chi nhánh đã tăng cường theo dõi, giám sát hệ thống camera nội bộ để tự hoàn thiện, tự nâng cao chất lượng hành vi của cán bộ giao dịch viên khi phục vụ khách hàng, ứng dụng công nghệ Bot giúp tra cứu hướng dẫn tác nghiệp trên các hệ thống công nghệ thông tin, Bot tra cứu các thông tin, chính sách sản phẩm dịch vụ để tăng năng suất lao động của cán bộ, từ đó có thêm thời gian chăm sóc khách hàng. Với ứng dụng công nghệ số, chất lượng dịch vụ của Chi nhánh đã có sự chuyển biến tích cực rõ nét. Đến thời điểm kết thúc năm 2022, Chi nhánh đã vượt lên đứng thứ 4, tăng 12 hạng trong khu vực và đứng thứ 18, tăng 112 hạng trên toàn hàng. Như vậy, chất lượng dịch vụ của Chi nhánh năm 2022 đã được cải tiến vượt bậc, kết quả này một lần nữa được VietinBank ghi nhận thông qua giải thưởng “Chất lượng vàng” dành cho Chi nhánh đứng đầu về chất lượng dịch vụ trong khu vực. Tiếp nối thành công, kết thúc quý 2/2023, Chi nhánh tiếp tục được đánh giá xếp loại Chất lượng dịch vụ xuất sắc, đứng thứ 2 trong khu vực (tăng 2 hạng so với cuối năm 2022), xếp thứ 11 toàn hàng (tiếp tục tăng 7 hạng so với cuối năm 2022).

Đối với việc phát triển các sản phẩm ngân hàng số, các chỉ tiêu phát triển ngân hàng số đặc biệt là ở phân khúc khách hàng cá nhân (ipay) đều hoàn thành vượt mức so với kế hoạch giao, nằm trong Top đầu của khu vực. Tỷ lệ chuyển dịch kênh (từ các kênh giao dịch trực tiếp tại quầy sang kênh online) năm 2022 của Chi nhánh đạt trên 90%, phấn đấu đến cuối năm 2023 tỷ lệ này đạt 100%. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Chi nhánh là đại diện duy nhất của khu vực Hà Nội được vinh danh trong chương trình “Chiến thần chuyển dịch kênh” trong hệ thống 155 Chi nhánh của VietinBank.

Một số giải pháp từ kinh nghiệm thực tiễn

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng trong nước và nước ngoài đã áp dụng những chiến lược chuyển đổi số ở các cấp độ khác nhau với mục đích cải thiện quy trình vận hành, tăng doanh thu và tính cạnh tranh cũng như tạo ra các cơ hội kinh doanh mới. Để việc thực hiện chuyển đổi số diễn ra theo đúng lộ trình, định hướng và hiệu quả nhất, một số giải pháp đưa ra trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn như sau:

Giải pháp chung đối với các tổ chức, đơn vị

Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong toàn xã hội để người dân nâng cao nhận thức, hiểu biết về công nghệ số, có kỹ năng cần thiết để có thể chủ động, tích cực tham gia và thích ứng với chuyển đổi số. Bên cạnh việc quảng bá, tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng, các cấp ủy Đảng, lãnh đạo chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp, các ngành, các địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp phải xem đây là trách nhiệm đồng thời nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong việc thực hiện chuyển đổi số phạm vi toàn xã hội.

Thứ hai, rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản, quy định pháp luật, chính sách sao cho phù hợp với những chỉ đạo về kế hoạch chuyển đổi số ở từng ngành nghề, lĩnh vực, đảm bảo chuyển đổi số được thực hiện một cách đồng bộ, chủ động theo hướng tích cực, có căn cứ khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn, không viển vông và chỉ mang tính chất “hô hào”, thiếu căn cứ. Đối với ngành ngân hàng, việc hoàn thiện cơ sở pháp lý sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc hình thành và phát triển các mô hình ngân hàng số, hoạt động thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển đổi số ngân hàng. Bên cạnh đó, một hệ thống luật pháp hướng tới môi trường số hóa đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng khi thực hiện một số các hoạt động như: Cấp tín dụng, xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm, giao dịch tài sản bảo đảm...

Thứ ba, quan tâm và xây dựng hạ tầng số trên toàn lãnh thổ quốc gia, bao phủ đến từng vùng, miền, địa phương, mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, mọi hộ gia đình; đảm bảo đáp ứng yêu cầu kết nối, lưu trữ, xử lý dữ liệu, thông tin, các chức năng về giám sát, bảo đảm an ninh, an toàn mạng. Xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia kết nối đồng bộ, thống nhất ở các cấp, các ngành, các địa phương và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đồng bộ thống nhất kênh thanh toán cũng là nhân tố quan trọng, thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt, kết hợp nâng cấp hạ tầng kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh mạng, kiểm soát các hình thức thanh toán trực tuyến qua biên giới, phòng chánh rửa tiền. Xây dựng, phát triển các nền tảng số cho phát triển các ngành, lĩnh vực, như: Thương mại điện tử, nông nghiệp, y tế (khám, chữa bệnh từ xa, hồ sơ, bệnh án điện tử), giáo dục (dạy và học từ xa, đào tạo trực tuyến),... theo đúng tinh thần quan điểm nêu tại Quyết định 749/QĐ-TTg: “Lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày tới người dân, thay đổi nhận thức nhanh nhất, mang lại hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí cần ưu tiên chuyển đổi số trước, bao gồm: Y tế, Giáo dục, Tài chính - Ngân hàng, Nông nghiệp, Giao thông vận tải và logistics, Năng lượng, Tài nguyên và Môi trường, Sản xuất công nghiệp”.

Thứ tư, có cơ chế khuyến khích đối với các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ số, doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo về công nghệ số, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, phát triển kinh tế số của đất nước, trong đó trước mắt là đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, đào tạo lại nghề cho người lao động chuyển đổi công việc trong quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, từ đó đưa ra lộ trình phổ cập kỹ năng số, kỹ năng bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho người dân. Có thể lựa chọn một số doanh nghiệp, đơn vị làm gương, “đầu tàu” trong triển khai thực hiện, tạo hình mẫu và hỗ trợ cho đơn vị khác đi sau.

Giải pháp tại VietinBank

Một là, tiếp tục phát huy vai trò và văn hóa nêu gương của người đứng đầu tại các đơn vị trong hệ thống VietinBank. Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp về đẩy mạnh công tác chuyển đổi số tại đơn vị mình, tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước, của ngành ngân hàng và các chỉ đạo của VietinBank kịp thời. Nâng cao nhận thức của từng cán bộ, đảng viên trong đơn vị về sự cần thiết của chuyển đổi số, gắn mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số với các mục tiêu hành động khác, đảm bảo thông suốt, nhất quán trong tư duy, nhận thức và hành động của toàn đơn vị. Bản thân người đứng đầu đơn vị cần có tinh thần quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, thúc đẩy tinh thần sáng tạo, ứng dụng các phương pháp mới trong cách thực hiện của cán bộ, đảng viên.

Hai là, liên tục đổi mới, cập nhật, cải tiến để khắc phục những lỗ hổng trong hạ tầng công nghệ thông tin, ngăn chặn sự gián đoạn trong hoạt động, giảm thiểu tối đa các lỗ hổng dẫn đến rò rỉ thông tin, mất thông tin, truy cập trái phép vào hệ thống cũng như các tài khoản ngân hàng để trục lợi, phòng tránh tối đa rủi ro bảo mật thông tin. Trong bối cảnh internet phổ biến dẫn đến các hành vi tấn công, đột nhập ngày càng tinh vi và đa dạng, cần ưu tiên đến việc đầu tư phát triển, nâng cấp và ứng dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến nhằm đảm bảo vấn đề về an ninh mạng và bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng.

Ba là, nghiên cứu và ban hành các sản phẩm dịch vụ số trên cơ sở hành trình trải nghiệm của khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm, tiến tới chuyển đổi số đối với các hoạt động kinh doanh truyền thống cùng với việc có thêm nhiều kênh tương tác với khách hàng hiệu quả hơn, hạn chế “điểm đau”, “điểm nghẽn”, tăng các “điểm chạm” giữa khách hàng và ngân hàng, cần tìm hiểu sâu và phân tích những vấn đề nhức nhối thực sự khi khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, đồng thời xây dựng quy trình phối hợp trong nội bộ hợp lý với mục tiêu tối ưu hóa hoạt động, số hóa từ khâu tiếp xúc đến khâu chăm sóc sau bán, giảm thiểu tác nghiệp của con người.

Bốn là, đầu tư cho vấn đề nhân sự có chuyên môn, kinh nghiệm từ nhân sự bộ phận kỹ thuật, bộ phận nghiên cứu sản phẩm, nhân sự cho vận hành và cả nhân sự cho bộ phận bán hàng. Đối với mỗi đơn vị thực hiện chuyển đổi số, con người là yếu tố quan trọng, trung tâm, tham gia toàn bộ và xuyên suốt các khâu trong lộ trình chuyển đổi số. Nhân sự tinh nhuệ, hiểu biết công nghệ số sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy chiến lược chuyển đổi số của đơn vị đó.

Năm là, xây dựng “văn hóa số” lồng ghép trong văn hóa doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đề cao sự hợp tác, khuyến khích tư duy mở và học hỏi liên tục của cán bộ, đảng viên. Văn hóa doanh nghiệp cũng là một trong bốn nội dung (Số hóa, Công nghệ, dữ liệu, tổ chức và văn hoá doanh nghiệp) mà VietinBank tập trung đánh giá, khảo sát làm cơ sở cho thực hiện Chiến lược chuyển đổi số của hệ thống.

Với chiến lược chuyển đổi số bài bản, toàn diện và có đầu tư, VietinBank đã đạt được một số thành tựu nhất định. Nhiều sản phẩm, dịch vụ công nghệ của VietinBank được vinh danh giải thưởng Sao Khuê như: Ứng dụng Ngân hàng số VietinBank iPay Mobile; Dịch vụ Ngân hàng số dành cho khách hàng doanh nghiệp VietinBank eFAST và hệ thống Quản lý tập trung hồ sơ khách hàng Customer Profile Management. Ngoài ra, Giải pháp ngân hàng mở của VietinBank đã đạt được giải thưởng "Triển khai API và ngân hàng mở tốt nhất Việt Nam" do tạp chí uy tín The Asian Banker trao tặng…Từ những kết quả đáng kể của VietinBank trong Chương trình chuyển đổi số có thể tin tưởng rằng, với sự quyết tâm, cam kết triển khai của Ban Lãnh đạo ngân hàng, cùng với sự nỗ lực của hơn 24.000 cán bộ VietinBank trên toàn hệ thống, sự phối hợp của đơn vị tư vấn có uy tín hàng đầu thế giới, chương trình Chuyển đổi số của VietinBank sẽ đạt tới chất lượng tầm cỡ quốc tế.

Đồng chí Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch Hội đồng Quản trị VietinBank đã khẳng định: “Chương trình Chuyển đổi số giai đoạn 2023-2025 là cuộc đại cách mạng, không chỉ thay đổi về công nghệ, về sản phẩm, dịch vụ mà còn là về mô hình tổ chức, văn hoá, tư tưởng, cách nghĩ, cách làm mới, sáng tạo, đem lại hiệu quả cao”. Là một đơn vị trong hệ thống của VietinBank, Đảng bộ Chi nhánh Thăng Long với vai trò lãnh đạo của Đảng ủy đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, cùng tinh thần đồng lòng, đồng sức, nhiệt huyết, quyết tâm cao độ của toàn thể cán bộ, đảng viên trong Chi nhánh đã và sẽ tiếp tục góp một phần công sức vào Chiến lược chuyển đổi số của VieinBank nói riêng và của cả xã hội nói chung. Có tinh thần đoàn kết của toàn thể đội ngũ cán bộ đặc biệt là tinh thần gương mẫu của đảng viên, không chỉ chiến lược chuyển đổi số mà VietinBank sẽ thành công trong mọi nhiệm vụ, mọi lĩnh vực, xứng đáng là ngân hàng tiên phong trong sự nghiệp phát triển đất nước.

Nguyễn Thị Kiều Vân - Đảng bộ VietinBank Chi nhánh Thăng Long
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và GEAPP hợp tác chuyển dịch năng lượng xanh

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và GEAPP hợp tác chuyển dịch năng lượng xanh

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex và Liên minh Năng lượng toàn cầu vì con người và hành tinh-GEAPP, tổ chức thành công Hội thảo về chuyển dịch năng lượng.
Tôn Đông Á - 26 năm hành trình

Tôn Đông Á - 26 năm hành trình 'cùng xây cuộc sống xanh'

Đứng trước thách thức của thị trường và những xu hướng mới trong sản xuất, Tôn Đông Á vẫn từng ngày giữ vững tôn chỉ lấy chất lượng để phục vụ khách hàng.
Tập đoàn Phenikaa lần thứ 4 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Tập đoàn Phenikaa lần thứ 4 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Tập đoàn Phenikaa tiếp tục vinh dự nhận danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam với sản phẩm đá thạch anh cao cấp thương hiệu VICOSTONE®.
Bưu điện Việt Nam được vinh danh Thương hiệu Quốc gia lần thứ 2

Bưu điện Việt Nam được vinh danh Thương hiệu Quốc gia lần thứ 2

Tối 04/11/2024, Bưu điện Việt Nam được vinh danh Thương hiệu Quốc gia năm 2024 tại Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
ROX iPark được vinh danh là doanh nghiệp tăng trưởng xanh

ROX iPark được vinh danh là doanh nghiệp tăng trưởng xanh

ROX iPark đã chính thức được trao chứng nhận "Tăng trưởng xanh" tại Lễ vinh danh Thương hiệu mạnh Việt Nam 2024.

Tin cùng chuyên mục

TNPM ghi dấu ấn trên thị trường quản lý vận hành bất động sản Hà Nội

TNPM ghi dấu ấn trên thị trường quản lý vận hành bất động sản Hà Nội

Công ty cổ phần Đầu tư và Quản lý bất động sản TN Property Management (TNPM) vừa ghi dấu ấn trên thị trường quản lý vận hành bất động sản tại Hà Nội.
Casumina hướng tới tương lai: Đổi mới, sáng tạo và vươn xa

Casumina hướng tới tương lai: Đổi mới, sáng tạo và vươn xa

Casumina đang trong quá trình thay đổi vượt bậc nhằm thích ứng với nhiều biến động của nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng
Giữ gìn và phát triển nghề truyền thống miến dong sạch Quyền Thiết - Làng So

Giữ gìn và phát triển nghề truyền thống miến dong sạch Quyền Thiết - Làng So

Gần 2 thập kỷ trôi qua, Cơ sở miến dong sạch Quyền Thiết không chỉ giữ gìn mà còn phát triển mạnh mẽ nghề truyền thống của Làng So.
FSEL: Học ngoại ngữ tương tác cùng AI dành cho người Việt

FSEL: Học ngoại ngữ tương tác cùng AI dành cho người Việt

Với slogan "An English Center In Your Pocket"-FSEL hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm tiếng Anh bỏ túi cho bất cứ ai, ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ lúc nào.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trao quyết định bổ nhiệm hai Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trao quyết định bổ nhiệm hai Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel

Bộ Quốc phòng vừa tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm hai nhân sự giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Quảng Ninh - Cụm công nghiệp đầu tiên của huyện Đầm Hà thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư

Quảng Ninh - Cụm công nghiệp đầu tiên của huyện Đầm Hà thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư

Sáng 2/11, tại Đầm Hà (Quảng Ninh) UBND huyện Đầm Hà đã phối hợp cùng Công ty CP Shinec tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào Cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B.
Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix giúp Hùng Nhơn hiện thực hóa mô hình chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng sản phẩm chăn nuôi gia súc theo tiêu chuẩn Halal.
Tưng bừng mừng kỷ niệm 60 năm: Bảo hiểm Bảo Việt khao đại tiệc tri ân 15 tỷ đồng

Tưng bừng mừng kỷ niệm 60 năm: Bảo hiểm Bảo Việt khao đại tiệc tri ân 15 tỷ đồng

“Mừng sinh nhật vàng - Hàng ngàn quà tặng” - Bảo hiểm Bảo Việt dành tặng khách hàng tham gia các gói bảo hiểm trong thời gian từ 1/11/2024 đến 15/1/2025.
Công ty Cổ phần MISA có Tổng giám đốc mới

Công ty Cổ phần MISA có Tổng giám đốc mới

Ông Lê Hồng Quang, Phó Tổng giám đốc thường trực Công ty CP MISA vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc doanh nghiệp công nghệ số này, nhiệm kỳ 2024 -2028.
T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội

Tập đoàn T&T Group và JTA – tập đoàn đầu tư quốc tế hàng đầu của Qatar ký biên bản ghi nhớ hợp tác về việc nghiên cứu phát triển dự án Tổ hợp thể thao đa năng
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm tăng trưởng 13,4%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm tăng trưởng 13,4%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024 (trước soát xét) với hiệu quả kinh doanh toàn Tập đoàn tăng trưởng khả quan.
Bảo hiểm PVI vào

Bảo hiểm PVI vào 'Top 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam'

Bảo hiểm PVI được vinh danh "Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024" và "Top 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam năm 2024".
Siberian Wellness và tổ hợp sản xuất hiện đại trên toàn cầu

Siberian Wellness và tổ hợp sản xuất hiện đại trên toàn cầu

Siberian Wellness sẽ tiếp tục vươn xa, mở rộng quy mô và ngày càng mang lại giá trị đích thực, hướng tới cuộc sống thịnh vượng của cộng đồng.
Hội nghị người lao động EVNNPT năm 2024: Phát huy tinh thần dân chủ, sáng tạo

Hội nghị người lao động EVNNPT năm 2024: Phát huy tinh thần dân chủ, sáng tạo

Hội nghị người lao động EVNNPT năm 2024 là diễn đàn dân chủ để người lao động đóng góp ý kiến xây dựng Tổng công ty phát triển lớn mạnh.
Lãi 504 tỷ sau 9 tháng, BCG Energy (BGE) hoàn thành 98% kế hoạch lợi nhuận

Lãi 504 tỷ sau 9 tháng, BCG Energy (BGE) hoàn thành 98% kế hoạch lợi nhuận

Công ty Cổ phần BCG Energy (UPCoM: BGE) – một thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) - vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2024
Hàng hóa Nga mở rộng thị trường tiêu dùng tại Việt Nam

Hàng hóa Nga mở rộng thị trường tiêu dùng tại Việt Nam

Hàng hóa Nga với nguyên liệu tự nhiên, quy trình chuyên nghiệp và hương vị tinh tế được hàng triệu người yêu thích, nay đã có mặt tại Việt Nam.
Xuất khẩu gặp khó, Vicostone vẫn tăng doanh thu thuần

Xuất khẩu gặp khó, Vicostone vẫn tăng doanh thu thuần

Diễn biến không thuận lợi của kinh tế thế giới khiến hoạt động xuất khẩu của Vicostone gặp khó khăn. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn đạt 71% kế hoạch sau 9 tháng.
Cơ hội nào để doanh nghiệp tăng doanh thu trong ngành công nghiệp ứng dụng?

Cơ hội nào để doanh nghiệp tăng doanh thu trong ngành công nghiệp ứng dụng?

Ngành công nghiệp ứng dụng của Việt Nam đang chứng kiến tăng trưởng đáng kể, với sự hỗ trợ của Chính phủ, dân số trẻ và am hiểu công nghệ.
Hội nghị chuyên đề về nhà ở công nhân lao động và chương trình nhà ở Mái ấm công đoàn

Hội nghị chuyên đề về nhà ở công nhân lao động và chương trình nhà ở Mái ấm công đoàn

Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam tổ chức Hội nghị chuyên đề về nhà ở tập thể công nhân lao động và chương trình nhà ở Mái ấm công đoàn.
Vertu Việt Nam tiết lộ hai mẫu smartphone bán chạy nhất quý III/2024

Vertu Việt Nam tiết lộ hai mẫu smartphone bán chạy nhất quý III/2024

Theo Vertu Việt Nam, từ quý II đến quý III/2024, lượng đơn đặt hàng smartphone Vertu đã bắt đầu tăng rõ rệt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động