Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN:

Chung tay tạo đổi thay, kết nối toàn cầu

Trong hai ngày 20 và 21/2/2017, Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã được tổ chức tại Boracay, Philippines. Đây là hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của ASEAN trong năm 2017 do Philippines chủ trì, năm thứ hai của Cộng đồng ASEAN và cũng là năm đánh dấu chặng đường nửa thế kỷ hình thành và phát triển của ASEAN (1967-2017). Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đã tham dự Hội nghị. 
Chung tay tạo đổi thay, kết nối toàn cầu
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (trái) đã có cuộc tiếp xúc bên lề với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Philippines

Tăng cường liên kết ASEAN thực chất hơn

Như thông lệ, tại hội nghị lần này, các Bộ trưởng đã xem xét, trao đổi các biện pháp thúc đẩy triển khai các kết quả của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28-29 (Vientiane, tháng 9/2016), xác định các ưu tiên của ASEAN 2017, trong đó có đẩy mạnh tiến trình xây dựng Cộng đồng, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN, tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN trong các tiến trình khu vực cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm.

Hội nghị đã thông qua chủ đề của năm ASEAN 2017 là "Chung tay tạo đổi thay, kết nối với toàn cầu"; nhất trí cao với 6 định hướng ưu tiên mà Chủ tịch Philippines đề xuất. Đó là xây dựng Cộng đồng ASEAN hướng tới người dân; thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực; tăng cường an ninh và hợp tác hàng hải; thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và dựa trên sáng tạo; nâng cao năng lực tự cường của ASEAN và đưa ASEAN trở thành hình mẫu của hợp tác khu vực.

Trước những diễn biến tình hình phức tạp, khó đoán định, các Bộ trưởng đề cao ý nghĩa, tầm quan trọng của đoàn kết, thống nhất, vai trò trung tâm, những giá trị nền tảng đã, đang và sẽ tiếp tục bảo đảm thành công của ASEAN. Các Bộ trưởng nhất trí cần đẩy mạnh các nỗ lực xây dựng Cộng đồng thực sự hướng tới người dân thông qua tăng cường liên kết ASEAN thực chất hơn, triển khai hiệu quả các kế hoạch hợp tác nhằm mang lại lợi ích và tác động cụ thể, thiết thực cho cuộc sống của người dân khu vực. Theo đó, nhiều ý kiến, đề xuất hợp tác cụ thể được đưa ra như thúc đẩy và bảo vệ quyền của các nhóm yếu thế; phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; y tế công cộng; ứng phó với các thách thức đang nổi lên như thiên tai, biến đổi khí hậu, ma túy, buôn bán người, cướp biển…

Các Bộ trưởng dành nhiều thời gian trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm, nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định khu vực. Về Biển Đông, nhiều Bộ trưởng bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây và các hoạt động leo thang ở khu vực có thể làm gia tăng căng thẳng và xói mòn lòng tin. Các Bộ trưởng ghi nhận sự cần thiết duy trì động lực tiến hành đối thoại để làm dịu căng thẳng trong khu vực. Hội nghị khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy lòng tin, kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Các Bộ trưởng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC, thúc đẩy các nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc đạt khung COC trong năm 2017 nhằm tạo thuận lợi sớm hoàn tất COC.

Việt Nam tham gia tích cực, chủ động và trách nhiệm

Tham dự hội nghị, đoàn Việt Nam với phương châm "Chủ động, tích cực và có trách nhiệm" đã có nhiều đóng góp thực chất và cụ thể vào các nội dung thảo luận.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chúc mừng Philippines đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2017, cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với Philippines và các nước ASEAN khác bảo đảm thành công của ASEAN trong năm 2017. Phó Thủ tướng bày tỏ ủng hộ các ưu tiên hợp tác của ASEAN trong năm Chủ tịch của Philippines, tin tưởng rằng việc triển khai các ưu tiên này sẽ góp phần tăng cường nội lực, kết nối cũng như khả năng của ASEAN trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực, nhất là trong bối cảnh tình hình khu vực và quốc tế chuyển biến nhanh chóng, phức tạp.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, xây dựng Cộng đồng hướng tới người dân luôn là ưu tiên hàng đầu, theo đó, ASEAN cần chú trọng hơn nữa tới việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, bảo đảm người dân hưởng lợi bình đẳng từ tiến trình xây dựng Cộng đồng. Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh cần đẩy mạnh hơn nữa liên kết và hợp tác kinh tế nội khối, tăng cường sức hấp dẫn của ASEAN với tư cách nền kinh tế khu vực gắn kết cao, tiếp tục các nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển, kết nối hạ tầng, chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp vào tiến trình liên kết khu vực.

Bàn về quan hệ đối ngoại, Phó Thủ tướng đề nghị ASEAN cần chủ động hơn, khẳng định vai trò dẫn dắt tại các cơ chế do ASEAN khởi xướng như ASEAN+1, ASEAN+3, ARF, EAS, nâng cao hiệu quả, tính gắn kết và bổ trợ của các cơ chế này; qua đó, tiếp tục thu hút, duy trì sự quan tâm, tham gia của các đối tác, bảo đảm vai trò trung tâm của ASEAN trong các tiến trình khu vực cũng như thúc đẩy vai trò toàn cầu của ASEAN.

Trong thảo luận về tình hình khu vực và quốc tế, Phó Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh vai trò thiết yếu của hòa bình, ổn định và an ninh đối với thịnh vượng và phát triển ở khu vực. Tình hình phức tạp, khó lường hiện nay đặt ra cho ASEAN yêu cầu phải củng cố, phát huy tiếng nói chung trong việc xử lý các vấn đề chiến lược, chủ động biến thách thức thành cơ hội, đề cao thượng tôn pháp luật và chuẩn mực ứng xử trong quan hệ giữa các quốc gia. Theo đó, Phó Thủ tướng đề nghị cần thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin, ngăn ngừa xung đột, cảnh báo sớm xung đột, và quan trọng nhất là tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Trong bối cảnh gia tăng các thách thức an ninh phi truyền thống trong khu vực như biến đổi khí hậu, thiên tai, cướp biển… Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đề nghị các nước ASEAN phối hợp chặt chẽ, tăng cường hợp tác ứng phó các thách thức, đặc biệt là tích cực chia sẻ thông tin, đấu tranh ngăn chặn nạn cướp biển nhằm bảo đảm an ninh cho người và tài sản của tàu thuyền các nước qua lại ở khu vực.

Đề cập vấn đề Biển Đông, Phó Thủ tướng bày tỏ quan ngại về những diễn biến phức tạp trên thực địa, nhấn mạnh ASEAN cần củng cố đoàn kết, thống nhất, kiên trì và phát huy các lập trường chung đã có. Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển 1982, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, tăng cường tham vấn đối thoại về vấn đề Biển Đông, xây dựng lòng tin, thực hiện đầy đủ DOC, phấn đấu đạt khung COC vào giữa năm 2017, hướng tới sớm hoàn tất COC.

Kết thúc Hội nghị, Chủ tịch Phillippines ra Tuyên bố Báo chí phản ánh những nội dung và kết quả chính của Hội nghị.

Vũ Vũ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bùi Thanh Sơn

Tin mới nhất

AEC không nên lo lắng về việc bị “chảy máu chất xám”

AEC không nên lo lắng về việc bị “chảy máu chất xám”

Mới đây, dựa trên nghiên cứu ấn phẩm Di chuyển và di cư của lao động có kỹ năng nghề: Thách thức và cơ hội cho Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), bà Elisabetta - Chuyên gia Vụ Nghiên cứu kinh tế và hợp tác khu vực, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) - cho rằng: Nhận thức di cư của lao động có kỹ năng nghề làm tổn hại đến nguồn lực của quốc gia là sai lầm; Ý niệm "chảy máu chất xám" cũng đã lỗi thời. Do vậy các quốc gia ASEAN cũng không nên lo lắng.
Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Nhiều nội dung hướng tới cộng đồng doanh nghiệp

Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Nhiều nội dung hướng tới cộng đồng doanh nghiệp

Một nội dung quan trọng thảo luận mở giữa đại diện SOM ASEAN Việt Nam và Ban Thứ ký ASEAN tại cuộc “Tọa đàm cấp cao về Năm ASEAN 2020”, diễn ra ở Hà Nội, ngày 26/8/2019, do Bộ Ngoại giao tổ chức, là lắng nghe đề xuất từ doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hiệu quả, chuẩn bị các nội dung nghị sự cho năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.
Hiệp định RCEP: Ký kết trong năm 2020?

Hiệp định RCEP: Ký kết trong năm 2020?

Tại Hội nghị Bộ trưởng các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa kỳ lần thứ 8 vừa diễn ra tại Bắc Kinh (Trung Quốc), các bên đã nhất trí kết thúc 100% đàm phán mở cửa thị trường và nỗ lực để hướng đến việc ký kết hiệp định trong năm 2020 tại Việt Nam.
Sau Singapore và Việt Nam, EU đẩy mạnh các hiệp định thương mại tự do với các nước lớn trong ASEAN

Sau Singapore và Việt Nam, EU đẩy mạnh các hiệp định thương mại tự do với các nước lớn trong ASEAN

Sau khi đạt được các hiệp định thương mại tự do trong năm nay với Singapore và Việt Nam, Liên minh châu Âu (EU) thậm chí còn có động lực lớn hơn cho các nền kinh tế lớn khác ở Đông Nam Á để đẩy nhanh tiến độ đạt được các hiệp định thương mại, nhưng các cuộc đàm phán với EU đang gặp những khó khăn nhất định.
Timor Leste mong muốn sớm gia nhập ASEAN

Timor Leste mong muốn sớm gia nhập ASEAN

Đã 8 năm kể từ khi Timor-Leste nộp đơn đăng ký chính thức để trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhưng cho đến nay, khối này vẫn chưa chấp nhận Timor-Leste là thành viên thứ 11 của mình.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 8 tại Bắc Kinh

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 8 tại Bắc Kinh

Theo chương trình nghị sự của ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 8 sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 02-03/8. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị này, cùng với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các đơn vị của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tại sao Cộng đồng kinh tế ASEAN không được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

Tại sao Cộng đồng kinh tế ASEAN không được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra cuộc thảo luận ở khu vực Đông Nam Á về việc các quốc gia sẽ được hưởng lợi từ các công ty đa quốc gia chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nhưng không có nhiều ý kiến cho rằng cơ hội thuộc về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
ASEAN và vai trò ổn định Đông Nam Á trước xung đột Mỹ - Trung

ASEAN và vai trò ổn định Đông Nam Á trước xung đột Mỹ - Trung

Cạnh tranh điều tất yếu mang tính tự nhiên và có thể chấp nhận được đối với các quốc gia để giành lợi thế về thị trường, công nghệ… Nhưng để có được một cuộc đối đầu có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí xung đột, căng thẳng thì sẽ có những ảnh hưởng không tốt.
Khai thác hợp lý, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững là yêu cầu cấp thiết đối với ASEAN

Khai thác hợp lý, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững là yêu cầu cấp thiết đối với ASEAN

Chống hoạt động khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU); quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững; truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ khai thác và nuôi trồng thủy sản...  là một số nội dung chính được trao đổi trong Cuộc họp của Nhóm công tác Thủy sản ASEAN (ASWGFi) diễn ra trong 3 ngày từ 27 – 29/6 tại TP. Đà Nẵng.
ASEAN phát động Giải thưởng về công nghệ thông tin và truyền thông

ASEAN phát động Giải thưởng về công nghệ thông tin và truyền thông

Bộ Thông tin và Truyền vừa thông báo phát động Giải thưởng ASEAN về Công nghệ thông tin và truyền thông (ASEAN ICT Awards – AICTA). Đây là giải thưởng uy tín bậc nhất khu vực, được tổ chức thường niên, dưới sự giám sát và công nhận của các Bộ trưởng phụ trách lĩnh vực ICT của 10 quốc gia ASEAN.
Thủ tướng: ASEAN cần ưu tiên hàng đầu cho củng cố đoàn kết

Thủ tướng: ASEAN cần ưu tiên hàng đầu cho củng cố đoàn kết

ASEAN cần đẩy mạnh liên kết kinh tế nội khối, sớm hoàn tất đàm phán Hiệp định RCEP, chú trọng kết nối và phát triển các mạng lưới trung tâm công nghệ 4.0, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.
Hy vọng hoàn tất hiệp định RCEP vào cuối năm nay và ký kết vào năm 2020

Hy vọng hoàn tất hiệp định RCEP vào cuối năm nay và ký kết vào năm 2020

Khi xem xét những tiến bộ hữu hình được thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2019, mặc dù cơ hội để kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào cuối năm nay là khá ảm đạm, nhưng các quan chức thương mại vẫn tin tưởng các cuộc đàm phán sẽ được hoàn thành vào tháng 11 trong nỗ lực thúc đẩy nguyên tắc “trung tâm ASEAN”.    
Hiệp định RCEP sẽ sớm hoàn tất trong năm 2019

Hiệp định RCEP sẽ sớm hoàn tất trong năm 2019

Đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã đạt được tiến bộ đáng kể và hiện đang đi vào giai đoạn cuối cùng, dự kiến sẽ kết thúc trong năm 2019. Khi hoàn tất, RCEP sẽ tạo ra một khu vực tự do mậu dịch rộng lớn.
Nông dân Philippines có thể tổn thất 4 tỷ USD khi thuế suất bằng 0 trong ASEAN

Nông dân Philippines có thể tổn thất 4 tỷ USD khi thuế suất bằng 0 trong ASEAN

Theo một nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), nông dân Philippines có thể phải chịu thiệt hại lên tới 4 tỷ USD khi chế độ thương mại thuế quan bằng 0 trong ASEAN. 
Công bố cuốn sách “Câu chuyện du lịch Việt Nam”

Công bố cuốn sách “Câu chuyện du lịch Việt Nam”

Chiều ngày 18/1/2019, trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF 2019), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam tổ chức lễ công bố cuốn sách “Câu chuyện du lịch Việt Nam” - “Tourism Stories - The Vietnam Edition”.
Cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác du lịch

Cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác du lịch

Ngày 9/1/2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức họp báo thông tin về Diễn đàn Du lịch ASEAN 2019 (ATF) sẽ diễn ra tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh) từ ngày 14-19/1/2019.  
Việt Nam khẩn trương chuẩn bị cho Diễn đàn du lịch ASEAN 2019

Việt Nam khẩn trương chuẩn bị cho Diễn đàn du lịch ASEAN 2019

Thông tin báo cáo từ Tổng cục Du lịch cho biết, hiện nay các công tác chuẩn bị cho Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) 2019  tại Quảng Ninh đang được khẩn trương hoàn tất. 
Những gã khổng lồ công nghệ sẽ đào tạo 20 triệu nhân lực trẻ Đông Nam Á vào năm 2020

Những gã khổng lồ công nghệ sẽ đào tạo 20 triệu nhân lực trẻ Đông Nam Á vào năm 2020

Microsoft, Google và các công ty công nghệ lớn khác đã cam kết sẽ giúp đào tạo kỹ năng số cho khoảng 20 triệu người ở Đông Nam Á vào năm 2020 để bảo đảm lực lượng dân số trong độ tuổi lao động đang phát triển của khu vực này có thể đáp ứng phù hợp với thị trường việc làm trong tương lai.
Doanh nghiệp cần mạnh mẽ, chủ động hơn

Doanh nghiệp cần mạnh mẽ, chủ động hơn

Gần 3 năm sau khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành, trong khi hàng hóa của các nước trong khu vực, nhất là hàng Thái Lan tràn vào Việt Nam thì ở chiều ngược lại, DN Việt Nam vẫn chưa tận dụng được tiềm năng lớn từ thị trường này. 
Tăng cường phổ biến hoạt động của thống kê ASEAN

Tăng cường phổ biến hoạt động của thống kê ASEAN

Sáng ngày 31/10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo phổ biến hoạt động của Ủy ban Thống kê cộng đồng ASEAN do Tổng cục Thống kê phối hợp với Cơ quan Thống kê ASEAN thuộc Ban Thư ký ASEAN, Dự án COMPASS tổ chức nhằm tăng cường phổ biến thông tin về các hoạt động của thống kê ASEAN.  
Khởi động Chương trình Thủ lĩnh thanh niên Đông Nam Á 2019

Khởi động Chương trình Thủ lĩnh thanh niên Đông Nam Á 2019

Ngày 10/10, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam chính thức khởi động chương trình tìm kiếm ứng viên cho Chương trình Thủ lĩnh Thanh niên Đông Nam Á 2019. Học sinh lớp 10 và lớp 11 các trường trung học phổ thông Việt Nam có năng lực lãnh đạo thể hiện qua kết quả học tập, sự đóng góp cho cộng đồng cũng như các hoạt động ngoài giảng đường, có khả năng tiếng Anh tốt có thể nộp đơn tham gia chương trình.
Thị trường ASEAN đang mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam

Thị trường ASEAN đang mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam

Với không gian thị trường 660 triệu dân, GDP dự kiến đạt 2,75 ngàn tỷ USD vào năm 2030, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) mở ra rất nhiều cơ hội cho các DN Việt Nam.
"Phiên chợ" ý tưởng quốc tế

"Phiên chợ" ý tưởng quốc tế

Với sự góp mặt của các nhà lãnh đạo, chính trị, giới kinh doanh, nhà khoa học, tổ chức xã hội, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), theo như cách nói của ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có thể xem như một "phiên chợ" ý tưởng và cơ hội tuyệt vời để bàn về kinh tế toàn cầu. 
Hơn 28 triệu việc làm ở ASEAN có khả năng bị ảnh hưởng trong 10 năm tới

Hơn 28 triệu việc làm ở ASEAN có khả năng bị ảnh hưởng trong 10 năm tới

Trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018), chiều 12/9, tại Hà Nội, Tập đoàn Cisco đã công bố Báo cáo nghiên cứu “Công nghệ và Tương lai việc làm ASEAN” nghiên cứu tác động của trí tuệ nhân tạo tới việc làm của 6 nền kinh tế lớn nhất ASEAN, gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. Theo đó, trong vòng 10 năm tới, các quốc gia này có khả năng bị ảnh hưởng lớn về cơ hội việc làm...
Sự sẵn sàng của các nước ASEAN đối với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Sự sẵn sàng của các nước ASEAN đối với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30, ngày 29/4/2017 tại Manila, Philippines, các nhà lãnh đạo ASEAN đã chỉ đạo các nước ASEAN cần có sự chuẩn bị sẵn sàng để tận dụng tối đa các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) mang lại, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách toàn diện và sự phát triển cân bằng, chia sẻ thịnh vương chung trong khu vực ASEAN cũng như đối với từng nước trong khu vực.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động