Chung tay bảo vệ nhà nông khỏi rủi ro hạn hán

Do số hóa 100%, nên việc chi trả bảo hiểm hạn hán không phụ thuộc vào mức độ thiệt hại mà phụ thuộc vào lượng mưa tại khu vực và theo quy định tại hợp đồng.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện ứng phó hạn hán và xâm nhập mặn Bảo hiểm nông nghiệp: Vì sao doanh nghiệp chưa mặn mà?

Chiều 6/6, Công ty Công nghệ Bảo hiểm (insur - tech) Hillridge và Công ty TNHH Bảo hiểm phi nhân thọ MSIG Việt Nam (MSIS Việt Nam) đã ký kết hợp tác ra mắt sản phẩm bảo hiểm hạn hán nhằm bảo vệ nông dân Việt Nam trước những biến đổi khí hậu tại khu vực Đông Nam Á. Đây là sản phẩm được phát triển trên nền tảng Hillridge và cung cấp bởi MSIG Việt Nam.

Chung ta bảo vệ nhà nông khỏi rủi ro hạn hán, Hillridge và MSIG Việt Nam đã ra mắt sản phẩm bảo hiểm hạn hán tại Việt Nam.
Chung ta bảo vệ nhà nông khỏi rủi ro hạn hán, Hillridge và MSIG Việt Nam đã ra mắt sản phẩm bảo hiểm hạn hán tại Việt Nam.

Phát biểu trong lễ ra mắt sản phẩm, ông Dale Schilling - Giám đốc Điều hành Hillridge - chia sẻ, mới đây, chúng tôi đã đến thăm những vùng trồng cà phê tại Tây Nguyên và lắng nghe người nông dẫn kể về những mùa vụ thất bát trước đây do ảnh hưởng của hạn hán đã tác động không nhỏ đến sinh kế của bà còn.

Nhà nông đang đứng trước nhu cầu cấp thiết về biện pháp bảo vệ mình khỏi những tình huống xấu như vậy. Và tác động kéo dài của El Nino trên lãnh thổ Việt Nam năm 2023 là yếu tố thúc đẩy chúng tôi nhanh chóng ra mắt sản phẩm này.

Bà Nguyễn Thị Lan Phương - Phó Tổng Giám đốc công ty MSIG Việt Nam - công ty bảo hiểm 100% vốn đầu tư từ Nhật Bản và đã có 14 năm kinh nghiệm hoạt động tại thị trường trong nước - cũng cho rằng, nông nghiệp là một lĩnh vực then chốt để công ty tiếp tục mở rộng danh mục sản phẩm của mình.

"Đây là sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp đầu tiên mà chúng tôi ra mắt tại Việt Nam, bên cạnh các sản phẩm đa dạng sẵn có, từ bảo hiểm cá nhân như: bảo hiểm tai nạn cá nhân, chăm sóc sức khỏe, du lịch, nhà cửa và xe cơ giới, tới bảo hiểm doanh nghiệp như bảo hiểm trách nhiệm và tài sản”, bà Lan Phương chia sẻ.

Tại Việt Nam, gần 40% diện tích đất được sử dụng cho mục đích nông nghiệp và ngành này chiếm gần 13% tổng GDP, vì vậy, bà Nguyễn Thị Lan Phương tin rằng, sản phẩm này là một lá chắn đáng tin cậy giúp người nông dân bảo vệ sinh kế và những điều họ trân quý.

Trước đó, nhằm ứng phó với nguy cơ rủi ro mà hạn hán do El Nino sẽ gây ra cho ngành nông nghiệp, vào tháng 5/2023, Chính phủ Việt Nam đã cử đoàn công tác đến Quảng Nam để nghiên cứu về rủi ro đối với mùa màng từ nay đến cuối năm. Báo cáo cho thấy các tỉnh miền Trung từ cuối hè 2023 đến đầu năm 2024 sẽ có xác suất xảy ra hạn hán từ 70 – 80%.

Bất kỳ doanh nghiệp nông nghiệp nào có nguy cơ gặp phải tác động của hạn hán đều có thể sử dụng sản phẩm bảo hiểm này. Thông qua nền tảng do Hillridge phát triển, người nông dân có thể trực tiếp lấy báo giá bảo hiểm qua mạng dựa trên dữ liệu thực tế.

Giá trị hợp đồng bảo hiểm sẽ được xác định trước khi thời hạn bảo hiểm bắt đầu, và người dân chỉ phải thanh toán khi các điều kiện của hợp đồng được đáp ứng. Đây là cách nền tảng này đơn giản hoá mọi thủ tục giữa người được bảo hiểm và công ty bảo hiểm.

Sản phẩm bảo hiểm hạn hán nay tại thị trường Việt Nam là sự tiếp nối mối quan hệ đối tác thành công giữa Hillridge và MSIG tại thị trường Australia, nơi hai đơn vị đã hợp tác từ năm 2021 để bảo vệ nông dân trước các sự kiện khí hậu ảnh hưởng đến vụ mùa.

“Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Những sản phẩm với mô hình tương tự sẽ ngày càng đóng vai trò thiết yếu trong đời sống của nông dân Việt Nam khi họ cần phải bảo vệ sinh kế của mình trước những biến động thời tiết ngày càng nhiều do nhiệt độ toàn cầu tăng, mực nước biển dâng cao, nguồn nước bị nhiễm mặn và hạn hán thường xuyên xảy ra”, ông Schilling nói thêm.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Công Thương về lý do doanh nghiệp lại lựa chọn kinh doanh bảo hiểm nông nghiệp mà cụ thể ở đây là bảo hiểm hạn hán – lĩnh vực cũng rất rủi ro đối với chính các công ty tham gia, ông Schilling cho hay, loại hình bảo hiểm nông nghiệp mà 2 doanh nghiệp “bắt tay” phát triển tại Việt Nam rất khác so với loại hình bảo hiểm nông nghiệp truyền thống mà chúng ta đã từng biết.

Theo đó, với loại hình bảo hiểm nông nghiệp truyền thống, khi xảy ra thiên tai, người nông dân sẽ phải nộp yêu cầu đòi bồi thường. Khi đó, họ sẽ gửi các bằng chứng về thiệt hại, hoặc lượng hóa thiệt hại như thế nào đó và yêu cầu bồi thường nhưng chưa chắc họ đã được chi trả. Chi phí để chuẩn bị cũng như nộp yêu cầu bồi thường cũng rất tốn kém. Và như vậy, bảo hiểm nông nghiệp truyền thống khó có thể tiếp cận với các nông hộ nhỏ và người nông dân đơn lẻ.

Với sản phẩm bảo hiểm hạn hán mà doanh nghiệp cũng cấp có những khác biệt nhất định. Theo đó, 100% được số hóa, việc chi trả không phụ thuộc vào mức độ thiệt hại mà sẽ phụ thuộc vào lượng mưa tại khu vực và theo quy định tại hợp đồng. Nếu lượng mưa được tính toán và đo lường tự động thấp hơn so với lượng mưa quy định trong hợp đồng bảo hiểm thì hệ thống của doanh nghiệp sẽ tiến hành tính toán tự động, việc chi trả bảo hiểm sẽ được thực hiện theo tuần chứ không phải theo tháng.

Mặt khác, chi phí để thực hiện những việc này sẽ thấp hơn. Người nông dân và các nông hộ dù lớn hay nhỏ ở tất cả các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như cà phê, lúa gạo,… mà bị ảnh hưởng bởi hạn hán đều có thể tiếp cận được các sản phẩm này.

Do đây là sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ số hóa, nhiều ý kiến cho rằng, để sản phẩm đến được gần hơn với người dùng cũng sẽ mất thời gian nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường hiểu biết với người nông dân về những lợi ích mà sản phẩm mang lại.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: bảo hiểm nông nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngày 28/9: Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Ngày 28/9: Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới”
Du lịch nông thôn chính là không gian để phát triển sản phẩm OCOP

Du lịch nông thôn chính là không gian để phát triển sản phẩm OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP và phát triển du lịch nông thôn có mối quan hệ “hữu cơ”, sản phẩm OCOP chính là tài nguyên để xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn.
Việt Nam nỗ lực gỡ thẻ vàng IUU

Việt Nam nỗ lực gỡ thẻ vàng IUU

Trong nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU, Việt Nam đã ngăn chặn, chấm dứt tàu cá vi phạm các nước, quốc đảo Thái Bình Dương từ năm 2018 đến nay.
Hà Tĩnh: Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

Hà Tĩnh: Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến thương mại nhằm kết nối đưa sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh vào hệ thống phân phối trong cả nước và xuất khẩu
Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Tin cùng chuyên mục

Thành lập Quỹ Việt Nam xanh

Thành lập Quỹ Việt Nam xanh

Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 523/QĐ-BNV ngày 21/7/2023 về việc cấp giấy phép thành lập Quỹ Việt Nam xanh và công nhận Điều lệ Quỹ.
Huyện Hương Sơn: Điểm sáng xây dựng nông thôn mới

Huyện Hương Sơn: Điểm sáng xây dựng nông thôn mới

Nhờ đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020, đến nay, diện mạo huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã có nhiều thay đổi.
Nhà nông Việt được tập huấn kiến thức thực hành nông nghiệp bền vững nhờ ForwardFarming

Nhà nông Việt được tập huấn kiến thức thực hành nông nghiệp bền vững nhờ ForwardFarming

Quan hệ đối tác là yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững. Điều này đang được các đối tác thể hiện mạnh mẽ trong dự án ForwardFarming
Phú Thọ: Phiên chợ OCOP 4.0 huyện Thanh Thủy thu hút hơn 5 triệu lượt xem

Phú Thọ: Phiên chợ OCOP 4.0 huyện Thanh Thủy thu hút hơn 5 triệu lượt xem

Phiên chợ OCOP 4.0, đưa các sản phẩm OCOP nổi bật của huyện Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ) lên sóng livestream ngày 31/8 đã thu hút hơn 5 triệu lượt xem.
Soi

Soi 'sức khỏe' của doanh nghiệp nông nghiệp

Doanh thu của doanh nghiệp nông nghiệp chỉ bằng 0,62% tổng doanh thu của hệ thống doanh nghiệp. Số lượng, chất lượng doanh nghiệp nông nghiệp còn rất khiêm tốn.
Lâm Đồng: Lá cờ đầu khu vực Tây Nguyên trong chuyển đổi số xây dựng nông thôn mới

Lâm Đồng: Lá cờ đầu khu vực Tây Nguyên trong chuyển đổi số xây dựng nông thôn mới

Hiện, tỉnh Lâm Đồng là một trong những địa phương đi đầu của khu vực Tây Nguyên và cả nước về chuyển đổi số, tăng tốc ứng dụng nông nghiệp thông minh.
Đã xử phạt trên 4 nghìn vụ vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác IUU

Đã xử phạt trên 4 nghìn vụ vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác IUU

Từ năm 2020 đến nay, cơ quan chức năng đã xử phạt trên 4 nghìn vụ vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác IUU với tổng số tiền xử phạt trên 110 tỷ đồng.
Hải Dương hướng tới xây dựng nông thôn mới thông minh

Hải Dương hướng tới xây dựng nông thôn mới thông minh

Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Hải Dương hướng đến nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh...
Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Thời gian qua, công tác khuyến nông tại Quảng Trị có nhiều bước tiến quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
Bài 3: Hướng tới chuỗi giá trị toàn diện

Bài 3: Hướng tới chuỗi giá trị toàn diện

Để ngành nghề thủ công mỹ nghệ phát triển cần bắt nguồn từ người dân. Họ phải sống tốt với cây luồng, cây vầu, khi đó mới đảm bảo được vùng nguyên liệu
Bài 2: Những nút thắt lớn và bài toán thiếu nguồn cung nguyên liệu

Bài 2: Những nút thắt lớn và bài toán thiếu nguồn cung nguyên liệu

Những nút thắt lớn trong phát triển lâm sản ngoài gỗ dẫn đến thiếu nguồn cung cho các doanh nghiệp, làng nghề và tác động ngược lại nên sinh kế của người dân.
Giải đáp các quy định mới của pháp luật trong lĩnh vực thú y và kiểm dịch động vật

Giải đáp các quy định mới của pháp luật trong lĩnh vực thú y và kiểm dịch động vật

Chiều 14/8, diễn ra Tọa đàm trực tuyến phổ biến và giải đáp một số quy định mới của pháp luật trong lĩnh vực thú y và kiểm dịch động vật.
Bài 1: Vì sao sống ở

Bài 1: Vì sao sống ở 'thủ phủ' luồng mà người dân vẫn không giàu?

Dù có tiềm năng lớn trong phát triển tre, luồng, nhưng cây trồng này vẫn chưa giúp người dân vùng đồng bào dân tộc tại nhiều địa phương trở nên giàu có.
Yên Bái kiến nghị Chính phủ gỡ vướng cho các chương trình mục tiêu quốc gia

Yên Bái kiến nghị Chính phủ gỡ vướng cho các chương trình mục tiêu quốc gia

Sáng 10/8, trong buổi làm việc và khảo sát tại huyện Trấn Yên của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, tỉnh Yên Bái có một số kiến nghị nhằm gỡ vướng cho các CTMTQG.
Trước tâm lý “treo ao”, chờ thị trường, Bộ Nông nghiệp ra công văn chỉ đạo

Trước tâm lý “treo ao”, chờ thị trường, Bộ Nông nghiệp ra công văn chỉ đạo

Trước tâm lý “treo ao”, chờ thị trường, lo ngại thiếu nguyên liệu thủy sản cuối năm, ngày 8/8/2023, Bộ Nông nghiệp đã có công văn chỉ đạo vấn đề này.
Thực hiện các biện pháp mạnh chống khai thác IUU

Thực hiện các biện pháp mạnh chống khai thác IUU

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát Công điện khẩn về việc khẩn trương thực hiện biện pháp mạnh chống khai thác IUU.
Liên kết vùng: Đưa sản phẩm thế mạnh địa phương tới các hệ thống phân phối lớn

Liên kết vùng: Đưa sản phẩm thế mạnh địa phương tới các hệ thống phân phối lớn

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, liên kết vùng không chỉ giúp doanh nghiệp, HTX nắm bắt thị trường mà còn đưa sản phẩm thế mạnh địa phương tới hệ thống phân phối.
Sạt lở đèo Bảo Lộc làm chết 4 người, làm rõ trách nhiệm của địa phương

Sạt lở đèo Bảo Lộc làm chết 4 người, làm rõ trách nhiệm của địa phương

Vị trí vụ sạt lở đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) là đồi trồng sầu riêng trên đất rừng phòng hộ. Cục Lâm nghiệp nhận định việc này chắc chắn có trách nhiệm của địa phương
Phát triển kinh tế rừng: Cần một tư duy mở hơn

Phát triển kinh tế rừng: Cần một tư duy mở hơn

Rừng và môi trường rừng là hệ sinh thái mở. Phát triển hệ sinh thái rừng, kinh tế rừng cần phải thay đổi cách tiếp cận.
Du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn: Cần đi tìm "chìa khóa" chung

Du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn: Cần đi tìm "chìa khóa" chung

Du lịch nông nghiệp, nông thôn góp phần phát triển kinh tế địa phương và xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả vẫn còn không ít khó khăn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động