Chuẩn bị đầy đủ năng lực, tận dụng các FTA, hội nhập kinh tế hiệu quả

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, Nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo trong quá trình đàm phán hội nhập kinh tế quốc tế kết hợp thực hiện mục tiêu toàn cầu.
5 giải pháp trọng tâm nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế Hội nghị về Hội nhập kinh tế quốc tế 2023 cho cán bộ chủ chốt tỉnh Kiên Giang

Thông tin tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành về hội nhập kinh tế quốc tế (Ban Chỉ đạo) mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, kinh tế là trụ cột hết sức quan trọng, tiên phong trong hoạt động hội nhập quốc tế. Ban Chỉ đạo có tính liên ngành với sự tham gia của các bộ, ngành, thành phố lớn, vì vậy, cần tạo sự liên kết chặt chẽ nhằm thúc đẩy hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế với sự tham gia toàn diện của các thành phần kinh tế.

Phó Thủ tướng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo đánh giá toàn diện sự tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) của Việt Nam, nhất là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước; phân tích các chủ trương về hội nhập kinh tế quốc tế trước sự thay đổi, biến động nhanh, khó đoán định của bối cảnh kinh tế, chuỗi giá trị toàn cầu; sự khủng hoảng về mô hình kinh tế trên thế giới…

của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành về hội nhập kinh tế quốc tế (Ban Chỉ đạo), chiều 10/7, tại Trụ sở Chính phủ
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành về hội nhập kinh tế quốc tế (Ban Chỉ đạo), chiều ngày 10/7, tại trụ sở Chính phủ - Ảnh: VGP

"Ban Chỉ đạo cũng cần đưa ra cơ chế hoạt động linh hoạt, phản ứng kịp thời trước những vấn đề mới xuất hiện dựa trên đề xuất, phát hiện của các thành viên Ban Chỉ đạo" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, thời gian qua, công tác hội nhập kinh tế quốc tế đạt được nhiều kết quả quan trọng như góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế; nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm; thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại; góp phần tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đến nay, Việt Nam đã và đang tham gia 17 FTA, chuẩn bị đàm phán tham gia một số hiệp định thương mại song phương, đa phương. Các FTA mà Việt Nam tham gia có độ phủ rộng hầu hết các châu lục với trên 60 nền kinh tế có tổng GDP chiếm gần 90% GDP thế giới, trong đó có 15 nước thành viên G20. Trong đó, 15 FTA có hiệu lực, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu, củng cố thị trường truyền thống, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia vào các thị trường tiềm năng trên thế giới. Ở tất cả các thị trường Việt Nam có FTA đều ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu vượt trội, năm sau cao hơn năm trước.

Bên cạnh đó, về chính trị, ngoại giao, việc tham gia các FTA góp phần nâng cao vị thế đối ngoại của đất nước, tăng cường đan xen lợi ích với các đối tác chủ chốt, góp phần bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định phục vụ phát triển đất nước.

Năm 2022, năm đầu tiên tất cả 15 FTA đã ký có hiệu lực thực thi, tổng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thị trường đối tác FTA đạt 526 tỷ USD, chiếm 72% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với toàn thế giới. Trong đó xuất khẩu đạt 238 tỷ USD, chiếm gần 64% kim ngạch xuất khẩu. Điều đó cho thấy phần lớn dòng chảy thương mại của hàng hoá Việt Nam là với các đối tác FTA. Thương mại với các thị trường này là một trong những động lực lớn cho tăng trưởng sản xuất kinh doanh của nền kinh tế nước ta.

Tận dụng ưu đãi thuế quan của FTA năm 2022 đạt 78,3 tỷ USD, tương đương 33,6% tổng kim ngạch xuất khẩu đi các thị trường này. Trong so sánh với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, đây là tỉ lệ khá lạc quan.

Tuy nhiên, những hạn chế trong thực thi các FTA thời gian qua thể hiện trên một số mặt. Về tăng trưởng xuất khẩu đi các thị trường FTA chưa có sự vượt trội so với một số thị trường chưa có FTA. Tỉ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan FTA đang có xu hướng giảm (từ mức kỷ lục 39,7% năm 2018 giảm dần xuống mức 32,7% năm 2021 và mới cải thiện chút ít với mức 33,6% năm 2022) và diễn tiến không ổn định với từng hiệp định.

Điều này cho thấy các doanh nghiệp dường như chưa có chiến lược ổn định cho việc tận dụng ưu đãi. Những lực cản khiến doanh nghiệp khó hiện thực hoá các cơ hội tiềm năng từ FTA, khảo sát của VCCI năm 2022 cũng cho thấy, doanh nghiệp lo ngại nhất là các biến động và bất ổn thị trường (46,8%), hạn chế trong năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (46,4%), thiếu thông tin về cam kết và cách thức áp dụng (40,1%), bất cập trong tổ chức thực thi của FTA của các cơ quan Nhà nước (28,2%).

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trao đổi về một số vấn đề đặt ra trong hội nhập kinh tế quốc tế - Ảnh: VGP
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trao đổi về một số vấn đề đặt ra trong hội nhập kinh tế quốc tế - Ảnh: VGP

Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) nhận định, kim ngạch xuất nhập khẩu theo các FTA thế hệ mới đã vượt các FTA truyền thống cho thấy hướng đi đúng trong việc đa dạng hoá thị trường. Tuy nhiên, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang có những vấn đề mới nổi lên với các tiêu chuẩn, quy định mới về bảo vệ môi trường, kỹ thuật số, năng lượng sạch…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, công tác hội nhập kinh tế quốc tế là một điểm sáng trong quá trình phát triển của đất nước. Tuy nhiên, chúng ta chưa có được chính sách chủ động, chuẩn bị đầy đủ năng lực nhằm tận dụng được các FTA và hội nhập kinh tế hiệu quả.

"Thế giới đang đứng trước những thay đổi toàn diện về địa chính trị, kinh tế, thương mại, cạnh tranh giữa các nước lớn… cùng với xu thế tất yếu của kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, năng lượng tái tạo, giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (Net Zero)… từ đó, xác định cách tiếp cận phù hợp, biến các thách thức này thành lợi thế, cơ hội phát triển", Phó Thủ tướng phân tích.

Phó Thủ tướng khẳng định, Nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo trong quá trình đàm phán hội nhập kinh tế quốc tế kết hợp với thực hiện các mục tiêu toàn cầu; thể chế hoá, tạo môi trường pháp lý, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người dân ngang hàng với các đối tác quốc tế; lựa chọn những thương hiệu quốc gia để xây dựng thành thương hiệu quốc tế trên tinh thần "làm như thế giới ở trình độ cao, người dân Việt Nam cũng được hưởng thụ".

Từ lợi thế, kinh nghiệm thành công trong quá trình chuyển đổi số, Phó Thủ tướng cho rằng cần có sự chuẩn bị lộ trình, hoạch định của Nhà nước trong việc lựa chọn một số lĩnh vực ưu tiên trong hội nhập kinh tế quốc tế, để xây dựng nền kinh tế xanh, bảo vệ thiên nhiên, sử dụng năng lượng tái tạo…

Phó Thủ tướng nêu, sức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong thời gian tới không phải là ưu đãi về đất đai, thuế, nhân công giá rẻ mà là năng lượng tái tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao, tài nguyên số, các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu thông qua trồng rừng, Net Zero…

Bên cạnh đó, nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp là người trực tiếp thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế, Phó Thủ tướng cho rằng, hiện nay nhiều lĩnh vực kinh tế đã dựa trên trình độ công nghệ khác như năng lượng tái tạo, công nghiệp xanh… Vì vậy, các doanh nghiệp cần tận dụng nguồn lực FDI để đào tạo con người, thay đổi tư duy, nhận thức, phương thức làm việc, nắm bắt được công nghệ, mở ra những lĩnh vực mới dựa trên đầu tư công nghệ cao.

Hà Hương
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khảo sát Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu, làm việc với ngành da giày Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khảo sát Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu, làm việc với ngành da giày Việt Nam

Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn khảo sát Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu và làm việc với ngành da giày Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng 25/4, tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Ban hành quy chế quản lý cơ sở dữ liệu kinh tế công nghiệp và thương mại

Ban hành quy chế quản lý cơ sở dữ liệu kinh tế công nghiệp và thương mại

Bộ Công Thương vừa có quyết định về việc ban hành Quy chế duy trì, vận hành và quản lý Cơ sở dữ liệu kinh tế công nghiệp và thương mại.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, năm 2023 công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của ngành Công Thương đạt được những kết quả rất tích cực.
Đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng, cung cấp thiết bị cho dự án đường dây 500 kV mạch 3

Đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng, cung cấp thiết bị cho dự án đường dây 500 kV mạch 3

Chiều 23/4 tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp giao ban kiểm điểm tiến độ và công tác thi công các dự án đường dây 500 kV mạch 3.
Bộ Công Thương họp giao ban tiến độ thi công đường dây 500kV mạch 3

Bộ Công Thương họp giao ban tiến độ thi công đường dây 500kV mạch 3

Chiều 23/4 tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp giao ban tiến độ và công tác thi công các dự án đường dây 500 kV mạch 3.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công  nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công nghiệp

Sáng 23/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai, phổ biến Nghị định 32 và Nghị định 43 của Chính phủ.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Sáng 23/4/2024, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (CCN).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Tổng thư ký ASEAN

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Tổng thư ký ASEAN

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi làm việc với ông Kao Kim Hourn, Tổng Thư ký ASEAN nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 – 20/4/2024)

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 – 20/4/2024)

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Chủ tịch Hội đồng THQG Việt Nam gửi thư chúc mừng nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 – 20/4/2024).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi làm việc với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam đến chào từ biệt trước khi kết thúc nhiệm kỳ về nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận

Ngày 17/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận và các đơn vị về việc bàn giao công trình Trạm biến áp 500kV Thuận Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với cựu Thủ tướng Vương quốc Anh

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với cựu Thủ tướng Vương quốc Anh

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi làm việc với ông Tony Blair, Cựu Thủ tướng Vương quốc Anh, Chủ tịch Điều hành Viện Tony Blair vì sự thay đổi toàn cầu.
Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) tiếp tục được lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) tiếp tục được lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân

Với 367 ý kiến góp ý vào Dự thảo 2 Luật Điện lực sửa đổi, Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân để hoàn thiện trình Bộ Tư pháp thẩm định.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Quyết liệt hơn, sẵn sàng hơn trong công tác ứng phó với thiên tai

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Quyết liệt hơn, sẵn sàng hơn trong công tác ứng phó với thiên tai

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân yêu cầu các đơn vị cần quán triệt từng tổ chức, cá nhân phải quyết liệt hơn, sẵn sàng hơn trong công tác ứng phó với thiên tai.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về nội dung Dự thảo 2 Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về nội dung Dự thảo 2 Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 12/4 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị lấy ý kiến về nội dung Dự thảo 2 Luật Điện lực (sửa đổi).
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dự Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai ngành Công Thương

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dự Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai ngành Công Thương

Sáng 12/4 tại thành phố Đà Nẵng, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dự Hội nghị Tổng kết công tác PCTT&TKCN ngành Công Thương năm 2023, kế hoạch nhiệm vụ năm 2024.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với các đơn vị về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với các đơn vị về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều ngày 11/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên có buổi làm việc với các đơn vị về phát triển điện mặt trời mái nhà.
Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định về DPPA

Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định về DPPA

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo xây dựng Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp giao ban đường dây 500kV mạch 3 tháng 4/2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp giao ban đường dây 500kV mạch 3 tháng 4/2024

Ngày 9/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp giao ban tháng 4 các dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch - Phố Nối
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác của Bộ Công Thương Việt Nam đã có buổi tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone.
Chùm ảnh: Hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong chuyến công tác tại Lào

Chùm ảnh: Hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong chuyến công tác tại Lào

Trong chuyến công tác tại Viêng-chăn, Lào từ 6-8/4/2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác đã có loạt hoạt động tiếp xúc, gặp gỡ song phương.
Chính thức ký kết mới Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào

Chính thức ký kết mới Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào

Sáng 8/4/2024, tại Viêng-chăn, Lào, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào đã ký kết mới Hiệp định Thương mại Việt Nam-Lào.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động