Khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

Chưa hấp dẫn nhà đầu tư

Sau một thời gian dài tập trung quy hoạch, đầu tư, nhưng đến nay, các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn chưa hấp dẫn nhà đầu tư.
Chưa hấp dẫn nhà đầu tư
Công tác quy hoạch KCN - KCX tại ĐBSCL cần được quan tâm, chú trọng

Lãng phí

Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), tính đến tháng 6/2016, toàn vùng ĐBSCL có 78 KCN- KCX với tổng diện tích quy hoạch 14.787,6 ha. Nhưng đến nay, diện tích lấp đầy mới đạt trên 3.688 ha, còn hơn 11.099 ha đất đang bị bỏ trống.

Đặc biệt có nhiều KCN- KCX chưa thu hút được dự án đầu tư nào, đơn cử như KCN Xuân Tô (An Giang) được quy hoạch từ năm 2004 với tổng diện tích là 57,4 ha; Long An quy hoạch đến 43 KCN nhưng có đến 15 KCN còn bỏ trống… Ông Nguyễn Văn Hồng - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Cần Thơ – cho biết, theo quy hoạch, thành phố có 8 KCN với tổng diện tích 2.267 ha nhưng mới cho thuê được 567,2 ha với khoảng 220 dự án, tổng số vốn đăng ký gần 2 tỷ USD. Trong đó, chỉ có 21 dự án FDI với số vốn 198,4 triệu USD. Tỷ lệ lấp đầy của nhiều KCN trên địa bàn chỉ đạt 12- 13% diện tích. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên do các khu, cụm công nghiệp chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư.

Việc quy hoạch quá nhiều KCN nhưng tỷ lệ lấp đầy chưa cao sẽ gây lãng phí quỹ đất cho các địa phương. Các KCN quy hoạch không đúng vị trí nhưng xây dựng cơ sở hạ tầng rồi không thu hút được dự án nào…Tính chất dàn trải, thiếu tập trung về không gian, ngành nghề, sản phẩm, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương trong vùng cũng là những nguyên nhân khiến hiệu quả các KCX- KCN đạt thấp.

Giải pháp nào?

Ðể các KCX - KCN thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội, các địa phương vùng ĐBSCL cần xác định hành lang phát triển công nghiệp, đô thị, trên cơ sở đó phát triển hệ thống các KCN theo hướng liên hoàn, đồng bộ về hạ tầng, hạn chế tình trạng hình thành các cụm công nghiệp nhỏ lẻ gây lãng phí, thiếu các công trình xử lý nước thải gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất và nuôi trồng thủy sản. Quy hoạch chi tiết các KCN gắn với xây dựng các khu tái định cư, giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội đối với các hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp...

Ở góc độ nhà đầu tư, ông Takimoto Koji - Trưởng đại diện JETRO tại TP.Hồ Chí Minh - cho rằng, thời gian gần đây giao thông đã tốt hơn, nên thời gian di chuyển từ TP.Hồ Chí Minh đến các tỉnh ĐBSCL không còn là vấn đề lớn. Khu vực ĐBSCL có thế mạnh về nguồn nguyên liệu và nguồn lao động dồi dào, tốt hơn Lào và Campuchia, đó là những lý do tích cực thu hút DN Nhật Bản đầu tư ngày càng nhiều hơn vào vùng đất này.

Theo ông Herb Cochran - Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) - để thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư, nhất là DN Hoa Kỳ, vùng ĐBSCL cần tận dụng mạng lưới kết nối trực tuyến để thu hút sự chú ý của các DN về môi trường đầu tư cũng như các chính sách thu hút đầu tư của vùng. Tập trung phát triển một số ngành sản xuất dây chuyền mà vùng ĐBSCL có thế mạnh như: May mặc, sản phẩm tiêu dùng, công nghiệp phụ trợ; đặc biệt là cơ khí và chế tạo cho ngành nông, thủy sản, phân bón, thức ăn chăn nuôi...

Các tỉnh vùng ĐBSCL cần tăng cường công tác đào tạo nghề, chuẩn bị lực lượng lao động có chất lượng phục vụ các KCN, đồng thời tính toán, đầu tư hỗ trợ chuyển đổi nghề, giải quyết lao động dôi dư khi thu hồi đất sản xuất.
Ngọc Thảo - Thùy Dương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngành công nghiệp thích ứng ra sao với chuyển đổi xanh, AI?

Ngành công nghiệp thích ứng ra sao với chuyển đổi xanh, AI?

Từ biến động chuỗi cung ứng, cuộc cách mạng do trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, ngành công nghiệp đang phải xoay chuyển để giữ vững vị thế.
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hướng tới ngành hóa chất xanh và bền vững

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hướng tới ngành hóa chất xanh và bền vững

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngành hoá chất phát động chương trình xanh hóa và chuyển đổi số, hướng tới phát triển bền vững và hiện đại.
Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Phát triển công nghiệp công nghệ số bền vững cần gắn với kinh tế tuần hoàn, tái chế thiết bị điện tử và bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu thời đại số.
Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Ninh Bình quyết tâm trở thành trung tâm công nghiệp hỗ trợ ô tô, thu hút FDI, cải thiện hạ tầng, đào tạo nhân lực, hướng tới phát triển bền vững.
Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

Một trong những nội dung nổi bật được đề cập trong Luật Hóa chất sửa đổi là hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành hóa chất.

Tin cùng chuyên mục

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Theo Cục Thống kê, 4 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước.
Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Với quy mô gần 250 gian hàng, Vietnam AutoExpo 2025 tạo đòn bẩy giao thương cho doanh nghiệp ngành giao thông, vận tải và công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

Bộ Công Thương đã tổ chức lấy ý kiến, tham vấn chính sách của Thông tư quy định nội dung thiết kế cơ sở của dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ.
PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm, rơi khỏi ngưỡng tăng trưởng sau một tháng phục hồi.
Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Chuyển đổi số trong lĩnh vực công nghiệp là cần thiết hướng tới sản xuất thông minh, nhưng liệu doanh nghiệp đã chuẩn bị kỹ lưỡng để tận dụng cơ hội này?
Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Đạn bom dội lửa miền Bắc, ngành công nghiệp kiên cường bước vào cuộc chiến mới: Dựng xây cơ sở xã hội chủ nghĩa, chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

Ninh Bình công bố Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 668/QĐ-TTg ngày 26/3/2025
5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Để ngành công nghiệp hóa chất phát triển xứng với tiềm năng, Bộ Công Thương đã tham mưu Chính phủ 5 giải pháp phát triển ngành công nghiệp hóa chất.
Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, Việt Nam vẫn đang giữ vững đà phục hồi, tận dụng nội lực và mở rộng hợp tác quốc tế.
Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến rộng rãi dự thảo Thông tư quy định nội dung thiết kế cơ sở của dự án đầu tư khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ.
Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Trước chính sách thuế mới từ Hoa Kỳ, Ninh Bình nhanh chóng hành động, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng và ổn định sản xuất.
Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Sáng 19/4, tại Hà Nội, Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV. Đại hội cũng đã bầu ra nhân sự lãnh đạo trong nhiệm kỳ tiếp theo.
Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Tư nhân đang vươn lên làm “đầu tàu” mới của ngành thép, thay đổi cục diện sản xuất và mở ra động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Ngày 18/4, tại huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng khởi công dự án Đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tiên Thanh, quy mô 410,46 ha.
Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Giá trị xuất khẩu tăng mạnh, công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình trở thành động lực phát triển kinh tế, định hình vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng quý I/2025 ghi dấu ấn tại nhiều địa phương, nơi công nghiệp trở thành động lực chủ đạo, mở ra kỳ vọng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8%.
Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 đảo Lý Sơn xác định diện tích sân bay Lý Sơn khoảng 161,74 ha, trong đó, có 127,94 ha lấn biển.
Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Tập đoàn Hoà Phát đã bắt tay với đối tác để thực hiện cam kết với Thủ tướng về sản xuất ray thép đường sắt tốc độ cao.
Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Một số doanh nghiệp cơ khí trong nước hoàn toàn có thể chế tạo đầu máy, toa xe hàng, toa xe khách… với tỷ lệ nội địa hóa lên đến 60%.
Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Sản xuất công nghiệp quý I/2025 ghi nhận đà phục hồi khi có tới 59 địa phương tăng trưởng so với cùng kỳ, trong đó Phú Thọ, Hòa Bình là hai điểm sáng bứt phá.
Mobile VerionPhiên bản di động