Thứ ba 05/11/2024 21:27

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio

Bày tỏ hoàn toàn nhất trí với ý kiến của Thủ tướng Kishida Fumio về “hợp tác Việt Nam - Nhật Bản không có giới hạn nào”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, trên cơ sở quan hệ chính trị rất tốt đẹp và tình cảm tin cậy giữa hai nước, Việt Nam và Nhật Bản hoàn toàn có thể đẩy mạnh hợp tác toàn diện, đưa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả hơn nữa.

Chiều 1/5, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Tổng Thư ký Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt Kishida Fumio đang thăm chính thức Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ vui mừng chào đón Thủ tướng Kishida Fumio - người bạn thân thiết lâu năm của Việt Nam và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Nhật Bản thăm chính thức Việt Nam; tin tưởng, chuyến thăm của Thủ tướng sẽ là dấu mốc làm sâu sắc, hiệu quả và thực chất hơn nữa quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Việt Nam mong muốn và quyết tâm đẩy mạnh quan hệ “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á” với Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực và ở các kênh: Đảng, Nhà nước và giao lưu nhân dân.

Theo Chủ tịch Quốc hội, với gần 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và hiện nay là quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á thì quan hệ Việt Nam - Nhật Bản là một trong những mối quan hệ hiếm có trên thế giới, là tài sản rất quý mà hai nước cần gìn giữ, trân trọng và phát huy, đặc biệt là trong tình hình thế giới có nhiều biến động.

Trên cương vị Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, sẽ nỗ lực làm hết sức mình để tăng cường quan hệ hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai nước, duy trì các chuyến thăm cấp cao và các cấp, tăng cường quan hệ hợp tác giữa các cơ quan chuyên môn của Quốc hội hai nước.

Quốc hội Việt Nam sẽ làm hết sức mình để tăng cường kết nối giữa hai nền kinh tế trên cả 3 trụ cột: Chiến lược phát triển; nâng cao năng lực hạ tầng, sản xuất và chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Quốc hội Việt Nam cũng sẽ tăng cường hoàn thiện thể chế, tạo mọi điều kiện thuận lợi về môi trường đầu tư kinh doanh cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, trong đó có Nhật Bản - đối tác hết sức quan trọng của Việt Nam về đầu tư, thương mại; đã và sẽ sẵn sàng tháo gỡ những rào cản để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả hơn nữa.

Chủ tịch Quốc hội cũng mong muốn Nhật Bản hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác trong việc kết nối hạ tầng Đông Tây giữa Việt Nam với Lào và các nước trong khu vực ASEAN; tiếp tục trao đổi, đào tạo cán bộ cấp cao, thúc đẩy hợp tác về tu nghiệp sinh và tăng cường hợp tác về lao động; tiếp tục hợp tác tháo gỡ khó khăn trong các dự án đầu tư lớn giữa hai nước.

“Tôi khẳng định lại với Ngài Thủ tướng, trong thúc đẩy hợp tác nếu có vấn đề gì thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì chúng tôi sẵn sàng làm hết sức mình” - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio khẳng định hết sức coi trọng quan hệ hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai nước và giao lưu nghị sỹ hai nước. Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ngay khi được bầu làm người đứng đầu cơ quan lập pháp Việt Nam đã rất tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước thông qua các cuộc hội đàm trực tuyến, trực tiếp với Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản.

Trước đó, trên cương vị Bộ trưởng Bộ Tài chính, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ và Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đã có những đóng góp hết sức quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, đầu tư, thương mại…

Thủ tướng Kishida Fumio bày tỏ hoàn toàn nhất trí với các đề xuất của Chủ tịch Quốc hội và cho rằng, trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch thì việc triển khai thực hiện các dự án lớn, có sức lan toả (bao gồm cả các dự án ODA) có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thủ tướng Kishida Fumiomong muốn Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác với Nhật Bản về vấn đề này; đề nghị hai nước cùng nhau nỗ lực giải quyết những vướng mắc để các dự án hợp tác tiến triển tốt đẹp.

Tại cuộc tiếp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thủ tướng Kishida Fumio cũng đã trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả tại các diễn đàn nghị viện đa phương khu vực và thế giới như IPU, AIPA, APPF…, góp phần gìn giữ hòa bình, an ninh ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.

Hai bên cam kết tăng cường phối hợp duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực; tái khẳng định tầm quan trọng của bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông; thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 trong các hoạt động trên biển, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982.

Quỳnh Nga

Tin cùng chuyên mục

Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Thừa Thiên Huế

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Các nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chi thường xuyên cho trả tiền lương chiếm tới 45%

Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Bộ trưởng báo tin vui khi Chỉ số hạnh phúc và Chỉ tiêu năng suất lao động của Việt Nam đều tăng

Đề nghị Quốc hội giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?

Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu

Mở đợt cao điểm xử lý dứt điểm tàu cá '03 không' trong tháng 11/2024

Hội nghị thượng đỉnh GMS sẽ thảo luận những lĩnh vực hợp tác mới, tạo 'đột phá' phát triển tiểu vùng MeKong

6 tháng đầu năm 2024, số thông tin cá nhân bị đánh cắp tăng 50%

Chống lãng phí thành công, đất nước ta sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Tập trung đào tạo nghề chất lượng cao cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Sắp diễn ra Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc