Chủ nhật 20/04/2025 10:21

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Trung tâm Lập pháp Hồng Kiều, thành phố Thượng Hải

Tiếp tục chuyến thăm chính thức Trung Quốc, ngày 10/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Trung tâm Lập pháp Hồng Kiều, thành phố Thượng Hải.

Trung tâm Lập pháp Hồng Kiều từ ngày thành lập đến nay đã tham gia đóng góp xây dựng 82 dự thảo luật, văn bản pháp quy; trong đó 4 bộ luật do Nhân đại toàn quốc Trung Quốc ban hành và những văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương. Trung tâm hiện đứng đầu trong 25 điểm liên hệ lập pháp.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Trung tâm lập pháp Hồng Kiều (Ảnh: Nhan Sáng - TTXVN)

Phát biểu tại đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cảm ơn các đại biểu đã chia sẻ những câu chuyện sinh động trong quá trình xây dựng luật pháp của Nhân đại toàn quốc Trung Quốc và Nhân đại thành phố Thượng Hải.

Đánh giá cao mô hình của Trung Quốc trong quy trình xây dựng pháp luật, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, lập pháp là chức năng cơ bản của Quốc hội, công tác lập pháp chính là để phục vụ người dân, doanh nghiệp. Luật pháp được ban hành đều phải xuất phát từ ý chí, nguyện vọng, tâm tư, tình cảm của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, từ yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Trung tâm lập pháp Hồng Kiều (Ảnh: Nhan Sáng - TTXVN)

Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong quá trình xây dựng luật, Quốc hội Việt Nam cũng luôn quán triệt tinh thần muốn luật pháp đi vào cuộc sống thì trước hết, bản thân cuộc sống phải đi vào pháp luật.

Do đó, Quốc hội Việt Nam đặc biệt coi trọng quy trình đánh giá tác động chính sách trước khi xây dựng các dự luật và việc lấy ý kiến nhân dân về các dự thảo luật. Tiêu biểu như Luật Đất đai (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua đầu năm nay, quá trình lấy ý kiến nhân dân đã tổng hợp được hơn 12 triệu lượt ý kiến, đóng góp quan trọng để các cơ quan hoàn thiện dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao mô hình thành lập các trung tâm lập pháp, kể cả cấp Trung ương của Nhân đại toàn quốc và Nhân đại địa phương, ở cơ sở như Trung Quốc là một mô hình hết sức độc đáo.

Cho rằng cách thức hoạt động của Trung tâm là kinh nghiệm tốt để nghiên cứu, Chủ tịch Quốc hội cho hay, cơ quan chức năng Việt Nam đang rà soát sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, cuộc trao đổi về mô hình hoạt động của Trung tâm cũng như quy trình lập pháp của Trung Quốc là kinh nghiệm tốt để tham khảo.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng dự lễ khánh thành Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Bình Thuận khánh thành 2 dự án giao thông chiến lược

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 - 20/4/2025)

Chủ tịch Quốc hội: Có thể miễn học phí cho hệ dân lập, tư thục

Chính phủ 'chốt' thời gian khởi công, khánh thành công trình trọng điểm

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 3 - Người nổi tiếng và trách nhiệm khi quảng cáo

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ góp tiếng nói thúc đẩy đàm phán sớm đạt kết quả

Thủ tướng:Sửa 5 luật, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế

Đề xuất giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử

Làm rõ nguyên nhân tai nạn lao động tại Khu công nghiệp Đất Cuốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo động lực mới từ cải cách thể chế

Vì sao cần sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc?

Thủ tướng: Phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 mang lại hiệu quả cao

Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam

'Thúc' tiến độ Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Đẩy nhanh điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ thuốc giả

Doanh nghiệp nhà nước phải có cơ chế trả lương như tư nhân

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Chính sách tiền lương cán bộ cấp xã, hoàn thành trước 30/7