Chủ tịch Quốc hội: Cần tìm giải pháp mới giải quyết những vấn đề đã cũ Chủ tịch Quốc hội: Khắc phục tình trạng quyết sách đúng nhưng triển khai chậm, kém hiệu quả |
Công nghiệp chế biến chế tạo tăng
Cùng dự buổi làm việc có các Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội gồm: bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban Về Các vấn đề xã hội của Quốc hội, ông Nguyễn Phú Cường, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội, ông Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, ông Dương Thanh Bình, Trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bà Nguyễn Thị Thanh, Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc |
Tham dự buổi làm việc còn có các Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Bùi Minh Châu...
Tham dự buổi làm việc còn có Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang và đại diện lãnh đạo các sở, ngành.
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết: Trong năm 2021, tăng trưởng kinh tế của Phú Thọ đạt 6,28%. Trong 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 7,8%. Trong đó, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng đạt 38,98% (tăng 5,5% năm 2915).
Lĩnh vực công nghiệp phục hồi và phát triển nhanh, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế (năm 2021 đạt 8,5%), 6 tháng đầu năm 2022 đạt 15,2%, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 13,73% (là ngành chiếm tỷ trọng 93% toàn ngành công nghiệp, đóng góp 97,8% giá trị xuất khẩu của tỉnh). Hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển nhanh, năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 thu hút 50 dự án, vốn đầu tư trên 16 nghìn tỷ đồng, trong đó có 33 dự án sản xuất, lắp ráp điện tử, công nghiệp phụ trợ (đây là các dự án quy mô lớn, bổ sung năng lực mới tăng thêm thời gian tới).
Về lĩnh vực dịch vụ phục hồi nhanh sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2022 tăng 12,7%; doanh thu du lịch tăng 76%, vận tải tăng 11%, tín dụng tăng 7,1% so với năm 2021. Giá trị xuất khẩu tăng cao, năm 2021 xuất khẩu 8,3 tỷ đôla (xếp thứ 10/63), dự kiến năm 2022 đạt 12,8 tỷ đôla. Hiện tại Phú Thọ có 231 doanh nghiệp xuất khẩu, 6 tháng đầu năm 2022 đã xuất khẩu các sản phẩm điện tử, máy tính, linh kiện 5,2 tỷ đôla, dệt may 415 triệu đôla, nhựa 199 triệu đôla, da giầy 74,6 triệu đôla, gạch ốp lát 26,5 triệu đôla.
Đối với khâu đột phá về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được tập trung chỉ đạo, đạt được tập trung chỉ đạo, đạt được những kết quả quan trọng. Trong đó, việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển có nhiều khởi sắc, tiếp tục tăng nhanh cả về quy mô và số lượng dự án mới. Tổng vốn đầu tư phát triển năm 2021 đạt trên 50 nghìn tỷ đồng, năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 thu hút 186 dự án đầu tư, vốn đăng ký gần 96 nghìn tỷ đồng. Phấn đấu cuối năm 2022 khởi công 2 khu công nghiệp, 4 cụm công nghiệp.
Ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ thông tin về tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh |
Công tác xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh, tăng cường theo hướng chủ động, trực tiếp với các tập đoàn, doanh nghiệp có năng lực, thế mạnh. Công tác phát triển doanh nghiệp đạt kết quả khá. Năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 có 1.315 doanh nghiệp, 81 hợp tác xã được thành lập mới...
Dù đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội, song Phú Thọ nhận thấy còn một số tồn tại, khó khăn đó là: Chất lượng tăng trưởng được cải thiện song còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Phú Thọ hiện vẫn chưa tự cân đối được chi thường xuyên. Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều dự án sản xuất quy mô mô lớn.
Trong thời gian tới, để thực hiện tốt thực hiện tình hình triển khai Nghị quyết số 11- NQ/TW của Bộ Chính trị, tỉnh Phú Thọ đề xuất hỗ trợ các nguồn lực để đầu tư xây dựng thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội, là hạt nhân quan trọng trong phát triển vùng, ưu tiên bố trí 800-1000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương. Bên cạnh đó, tháo gỡ thủ tục hành chính đầu tư trong phát triển khu công nghiệp. Hiện trên địa bàn Phú Thọ có tình trạng phải mất đến 5 - 6 năm mới triển khai hoàn thành được 1 khu công nghiệp. Có khu từ năm 2016 vẫn chưa triển khai xong do vướng thủ tục làm mất đi cơ hội của tỉnh và doanh nghiệp.
Đánh giá về kết quả thực hiện của Phú Thọ trong thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội cho rằng: Phú Thọ có lợi thế, tiềm năng rất lớn để vươn lên rất mạnh. Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các bộ, ngành có những ý kiến thẳng thắn để hiện thực khát vọng vươn lên của Phú Thọ.
Gợi mở hướng đi cho phát triển công nghiệp, thương mại ở Phú Thọ
Đóng góp ý kiến cho việc phát triển công nghiệp, thương mại của Phú Thọ trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng: Phú Thọ là địa phương có vị trí đắc địa về kinh tế, chính trị, nắm bắt được lợi thế này, nên Phú Thọ đã có những bước phát triển vượt bậc, cao hơn so với các chỉ tiêu của cả nước, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, xuất khẩu...Điều này chứng tỏ tiềm năng, lợi thế đã được lãnh đạo Phú Thọ tập trung vào khai thác. Tuy nhiên, quy mô phát triển công nghiệp của Phú Thọ còn hạn chế, FDI còn chưa chiếm tỷ trọng lớn, trong đó, việc liên kết FDI với doanh nghiệp địa phương chưa cao, nguyên liệu đầu vào chưa chủ động.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu |
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng: Nút thắt của những việc này là quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp tại Phú Thọ vẫn còn hạn chế. Đồng thời, Phú Thọ vẫn chưa có quy hoạch đồng bộ, hạ tầng giao thông, nhất là giao thông kết nối chưa được tương xứng, thiếu nguồn lực, thiếu cơ chế để huy động vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao.
Vì thế, tỉnh cần quan tâm chỉ đạo xây dựng chiến lược, đề án phát triển công nghiệp, thương mại trên địa bàn để tích hợp kịp thời vào quy hoạch của tỉnh trước khi trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với lĩnh vực công nghiệp, thương mại, tỉnh Phú Thọ cũng cần quan tâm nghiên cứu định hướng ngành, vùng quốc gia để tích hợp kịp thời.
Bộ Công Thương cũng kiến nghị quan tâm thu hút đầu trong nước để từng bước xây dựng, củng cố công nghiệp tập trung vào các loại hình công nghiệp như: vật liệu xây dựng, luyện kim, cơ khí, điện tử và chế tạo máy...