Thứ sáu 25/04/2025 09:35

Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu, lâu dài

Hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, chiều 5/12, tại trụ sở Quốc hội, Thủ đô Tokyo, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu trao đổi văn kiện hợp tác. Ảnh: Doãn Tấn

Trong không khí thân tình, cởi mở, hai nhà lãnh đạo trao đổi sâu rộng về các biện pháp thúc đẩy quan hệ giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo khẳng định hợp tác nghị viện là một kênh quan trọng trong tổng thể quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước.

Hai nhà lãnh đạo vui mừng về việc Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Nhật Bản ký Thỏa thuận hợp tác nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai nước trên bình diện song phương và đa phương.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Việt Nam luôn coi /chu-de/nhat-ban.topic là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài; đánh giá quan hệ hai nước đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất với sự tin cậy chính trị cao, giao lưu cấp cao và các cấp giữa hai nước mật thiết, chặt chẽ.

Chủ tịch Thượng viện Sekiguchi Masakazu bày tỏ vui mừng được đón Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức Nhật Bản ngay sau khi ông vừa nhậm chức vào tháng 11 vừa qua. Chủ tịch Thượng viện chia sẻ với những mất mát, thiệt hại do cơn bão Yagi gây ra đối với nhân dân Việt Nam, khẳng định Nhật Bản luôn sát cánh với Việt Nam trong những lúc khó khăn.

Về quan hệ hai nước, Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu tin tưởng năm nay đánh dấu sự khởi đầu mới của chặng đường hợp tác giữa hai nước trong 50 năm tới; khẳng định Thượng viện Nhật Bản sẽ tiếp tục đóng góp tích cực cho sự phát triển quan hệ hai nước.

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng trước việc quan hệ Việt Nam - Nhật Bản tiếp tục đạt những kết quả nổi bật, thực chất trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, lao động, đào tạo nguồn nhân lực, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân, kết nối địa phương giữa hai nước.

Đồng thời, đánh giá cao quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước. Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất, đối tác hợp tác lao động lớn thứ hai, nhà đầu tư lớn thứ ba, đối tác du lịch lớn thứ ba, đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Nhật Bản tiếp tục triển khai có hiệu quả ODA thế hệ mới có tính ưu đãi cao, thủ tục đơn giản, linh hoạt cho các dự án phát triển hạ tầng chiến lược quy mô lớn của Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập sâu rộng, toàn diện; thực hiện 3 đột phá chiến lược về cơ sở hạ tầng, thể chế, nguồn nhân lực.

Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hoan nghênh chính sách mới của Nhật Bản đối với lao động nước ngoài, đặc biệt là thiết lập chế độ “đào tạo - làm việc” thay chế độ “thực tập sinh kỹ năng”; đề nghị Nhật Bản tiếp tục mở rộng ngành nghề, tăng số lượng tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam; tiếp tục cải thiện môi trường, điều kiện làm việc, sinh sống và an sinh xã hội cho người Việt Nam tại Nhật Bản; ủng hộ đẩy mạnh kết nối nguồn nhân lực thông qua hợp tác lao động, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cán bộ quản lý cấp chiến lược.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, nâng cao năng lực cứu hộ cứu nạn.

Trong không khí thân tình, chân thành, cởi mở và hợp tác, hai bên cũng nhấn mạnh cần tiếp tục thúc đẩy văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân, kết nối địa phương để quan hệ phát triển hơn cả về chiều rộng và chiều sâu.

Hai nhà lãnh đạo khẳng định hợp tác nghị viện là một kênh quan trọng trong tổng thể quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước; vui mừng về việc Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Nhật Bản ký Thỏa thuận hợp tác nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động hợp tác giữa Cơ quan lập pháp hai nước trên bình diện song phương và đa phương; nhất trí thúc đẩy giám sát thực hiện hiệu quả các thỏa thuận hợp tác đã ký kết.

Vì vậy, hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường trao đổi, tiếp xúc giữa các nghị sĩ, nhất là nghị sĩ trẻ, nữ nghị sĩ giữa hai nước; phát huy hơn nữa vai trò cầu nối quan trọng của Liên minh Nghị sĩ hữu nghị trong việc thúc đẩy giao lưu nhân dân, hợp tác doanh nghiệp và hợp tác giữa các địa phương; tiếp tục thúc đẩy trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các Ủy ban chuyên môn; phối hợp hoàn thiện thể chế, chính sách, xây dựng hành lang pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp hai nước mở rộng hợp tác, đầu tư tại mỗi nước.

Cũng tại hội đàm, hai bên đã nhất trí tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn, cơ chế đa phương như ASEAN, Liên hợp quốc, các diễn đàn liên nghị viện đa phương như Liên minh nghị viện thế giới (IPU), Hội đồng liên nghị viện các quốc gia ASEAN (AIPA), Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF)…

Kết thúc hội đàm, hai bên đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Nhật Bản.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội: Sửa luật phải tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp phát triển

Chốt tiến độ cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, Ninh Bình - Hải Phòng

4 Thiếu tướng, 5 Đại tá quân đội nhận nhiệm vụ mới

10 ủy viên trong Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 2- Kiến tạo mô hình đa trung tâm

Xung lực mới đưa quan hệ Việt Nam - Lào phát triển đột phá

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng và củng cố quan hệ kinh tế với các nước

Đảng bộ Báo Công Thương: Đổi mới lãnh đạo toàn diện, hướng tới tờ báo kinh tế hàng đầu của đất nước

Phân quyền Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Luật 57/2024/QH15: Tăng minh bạch, tháo gỡ 'điểm nghẽn' trong đầu tư

Thủ tướng nêu 3 quyết tâm, 3 sứ mệnh tạo đột phá kinh tế số

Phát hiện vi phạm về kinh tế 157.585 tỷ đồng, 245 ha đất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam và Hoa Kỳ là hai nền kinh tế có tính bổ trợ lẫn nhau

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 1- Định hình không gian để chuyển mình, bứt phá

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Cử tri cả nước đề nghị xử lý nghiêm hành vi sản xuất thuốc giả, sữa giả

Ngoại giao đi đầu kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết 2026