Chủ tịch Quốc hội: Ngành tòa án, kiểm sát góp phần tích cực vào phòng chống tham nhũng

Theo Chủ tịch Quốc hội, ngành tòa án và ngành kiểm sát nhân dân có vai trò rất quan trọng, góp phần tích cực vào công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Trưởng các Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài Kết luận của Chủ tịch Quốc hội tại cuộc họp về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) Chủ tịch Quốc hội: Cần quy định rõ vấn đề xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, thua lỗ

Nhìn thẳng vào các hạn chế, tìm ra giải pháp phù hợp

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 21, ngày 20/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án và lĩnh vực kiểm sát.

Chủ tịch Quốc hội: Ngành tòa án, kiểm sát góp phần tích cực vào phòng chống tham nhũng
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Phát biểu mở đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, thực hiện quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023, trên cơ sở tổng hợp các nguồn thông tin, xuất phát từ tình hình thực tế và thống kê việc trả lời chất vấn trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định lựa chọn chất vấn 2 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án và lĩnh vực kiểm sát để tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp thường kỳ tháng 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phiên chất vấn được tổ chức tại Phòng Diên Hồng, Nhà Quốc hội, kết nối truyền hình trực tuyến với 62 Đoàn đại biểu Quốc hội tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, với sự tham gia của Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tòa án cấp cao, tòa án quân sự và nhiều đại biểu có liên quan.

Theo Chủ tịch Quốc hội, ngành tòa án và ngành kiểm sát nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm hệ thống pháp luật được thực hiện nghiêm minh, góp phần tích cực vào công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

"Đối với ngành Tòa án, Tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" - Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Quốc hội cho hay, trong thời gian qua, số lượng các loại vụ án phải thụ lý giải quyết tăng nhiều và có tính chất ngày càng phức tạp (so với cùng kỳ của 05 năm trước, số lượng các vụ án phải giải quyết tăng 507.849 vụ, đặc biệt năm 2022, số lượng các loại vụ việc thụ lý tăng 29.944 vụ so với năm trước).

Trong khi số lượng biên chế được giao không tăng thêm, chất lượng biên chế còn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ…, nhưng với tinh thần trách nhiệm cao, nỗ lực lớn của cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân, chất lượng, hiệu quả công tác xét xử của các Tòa án ngày càng được nâng lên.

Tỷ lệ các bản án quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan được hạn chế ở mức thấp; hầu hết các vụ việc được giải quyết trong thời hạn quy định của pháp luật; công tác tổng kết thực tiễn xét xử tiếp tục được tăng cường cả về phương thức thực hiện cũng như chất lượng; công tác phát triển án lệ được chú trọng ban hành; việc tổ chức phiên tòa trực tuyến theo Nghị quyết số 33/2021/QH15 của Quốc hội được tích cực triển khai thực hiện…

Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế, nổi lên như vẫn còn một số vụ án giải quyết quá thời hạn luật định do nguyên nhân chủ quan; tỷ lệ bản án, quyết định hành chính bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan chưa đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra; các phản ánh vướng mắc gửi về Tòa án nhân dân tối cao còn chậm.

Một số vấn đề cần ban hành quy phạm pháp luật có nội dung chuyên sâu, phức tạp hoặc thực tiễn chưa phát sinh còn chưa kịp thời; quy trình lựa chọn và phát triển án lệ vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện, số lượng án lệ được ban hành trong một số lĩnh vực còn ít; việc đầu tư, lắp đặt trang thiết bị phục vụ xét xử trực tuyến đồng bộ còn hạn chế…

Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội trên cơ sở nhìn thẳng vào các hạn chế, tìm ra những giải pháp phù hợp để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác của ngành, trong đó tập trung chất vấn các nhóm vấn đề: Thứ nhất, giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại vụ án, nhất là vụ án hành chính, vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng; việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;

Thứ hai, công tác cán bộ của ngành Tòa án; giải pháp nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh, trách nhiệm của Thẩm phán và các công chức ngành Tòa án; việc phòng ngừa và xử lý tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ ngành Tòa án.

Thứ ba, công tác tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ; thứ tư, việc triển khai thi hành Nghị quyết số 33/2021/QH15 của Quốc hội về tổ chức phiên tòa trực tuyến, nhất là việc chuẩn bị các điều kiện bảo đảm cho xét xử trực tuyến.

Khẳng định vị trí, vai trò của ngành tư pháp

Đối với ngành kiểm sát nhân dân, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, với hoạt động đặc thù thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, ngành kiểm sát nhân dân đã không ngừng phấn đấu, hoàn thành ngày càng tốt hơn trọng trách mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

Chủ tịch Quốc hội: Ngành tòa án, kiểm sát góp phần tích cực vào phòng chống tham nhũng
Khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Hơn 10 năm qua với khối lượng công việc phải thực hiện tăng lên gấp đôi (như: lĩnh vực hình sự tăng khoảng 10%/năm, lĩnh vực hành chính, dân sự, kinh doanh thương mại tăng khoảng 10%-12%/năm, có năm tăng 15%...), yêu cầu pháp luật ngày càng cao, biên chế, chế độ, chính sách, cơ sở vật chất còn hạn chế.

Song với phương châm “Đoàn kết, đổi mới - Trách nhiệm, Kỷ cương - Thực chất, hiệu quả”, “Liêm chính, vượt khó, chuyên nghiệp”, toàn ngành kiểm sát đã thực hiện nhiệm vụ khá toàn diện trên tất cả các mặt: Từ đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng công tác cán bộ cho đến việc thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp về hình sự, công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, kiểm sát thi hành án hình sự, dân sự, hành chính, việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm cũng được chú trọng nâng cao về chất lượng…

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Còn xảy ra một số trường hợp Tòa án trả hồ sơ để yêu cầu khởi tố tội phạm mới và người phạm tội mới; đình chỉ vụ án, đình chỉ quyết định khởi tố bị can do không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm; có trường hợp Viện kiểm sát phải rút quyết định truy tố.

Tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm án hành chính, kháng nghị giám đốc thẩm án dân sự chưa đạt chỉ tiêu Quốc hội; trong hoạt động cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao vẫn còn tình trạng tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố vụ án hình sự…

Do đó, để khắc phục được những hạn chế, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tập trung chất vấn vào những nhóm vấn đề: Giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giải quyết các vụ án hình sự, nhất là các vụ án về kinh tế, tham nhũng; không để xảy ra việc bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội; tăng cường chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa.

Bên cạnh đó, giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự; kiểm sát thi hành án hình sự, dân sự, hành chính; việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

Công tác cán bộ của ngành Kiểm sát; giải pháp nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh, trách nhiệm của Kiểm sát viên và các công chức của Viện Kiểm sát; việc phòng ngừa và xử lý tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ ngành Kiểm sát.

Ngoài ra, giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nhất là nâng cao tỷ lệ phát hiện tội phạm; tăng cường rà soát để kịp thời giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, thời gian chất vấn chỉ trong 01 ngày, nội dung chất vấn cả 2 lĩnh vực đều có phạm vi rộng, bao quát hầu hết chức năng, nhiệm vụ của 02 cơ quan; do đó, đề nghị các vị đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, không nên đi sâu vào các vụ án cụ thể, tranh luận một cách thẳng thắn, trách nhiệm, mang tính xây dựng cao để góp phần làm rõ thực trạng và đề xuất được các giải pháp phù hợp, hữu hiệu.

Mỗi chất vấn không quá 01 phút; thời gian tranh luận không quá 02 phút (đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn và tranh luận qua app Quốc hội). Các trưởng ngành với kinh nghiệm nghị trường cũng như công tác lâu năm trong lĩnh vực phụ trách, cố gắng trả lời thẳng thắn, ngắn gọn, đúng trọng tâm, làm rõ những chất vấn đại biểu Quốc hội nêu, đồng thời đưa ra được các giải pháp thiết thực, hiệu quả, khả thi để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác điều hành lĩnh vực quản lý, đáp ứng yêu cầu, kỳ vọng của cử tri và nhân dân cả nước.

Trong quá trình chất vấn, Chủ tọa sẽ mời thêm một số Bộ trưởng, thành viên Chính phủ tham gia giải trình làm rõ thêm vấn đề chất vấn. Với tinh thần xây dựng, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, phiên chất vấn lần này là dịp để các trưởng ngành cung cấp đến công chúng, cử tri những thông tin chính thống về kết quả công tác của ngành mình. Kết thúc phiên chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết để làm cơ sở thực hiện và giám sát.

Chủ tịch Quốc hội cũng tin tưởng, qua phiên chất vấn hôm nay sẽ tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của ngành tư pháp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, đòi hỏi trong giai đoạn mới; nhất là phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành cơ bản mục tiêu: “Xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân” như Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII đã xác định.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Làm rõ thêm về chính sách phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Làm rõ thêm về chính sách phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Triển khai chủ trương phát triển năng lượng tái tạo, thời gian qua lĩnh vực này đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên vẫn còn 1 số vấn đề cần làm rõ.
Thúc đẩy hợp tác chuyển đổi xanh giữa Việt Nam với Hà Lan, Hoa Kỳ

Thúc đẩy hợp tác chuyển đổi xanh giữa Việt Nam với Hà Lan, Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà hoan nghênh các đối tác Hà Lan và Hoa Kỳ hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực chuyển đổi xanh, năng lượng tái tạo.
Hiện tượng cán bộ sợ sai làm "nóng" Nghị trường, Bộ trưởng Bộ Nội vụ giải trình

Hiện tượng cán bộ sợ sai làm "nóng" Nghị trường, Bộ trưởng Bộ Nội vụ giải trình

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thừa nhận, tình trạng cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội và mục tiêu phát triển kinh tế.
Lương công chức Việt Nam 10 triệu đồng/tháng, Thái Lan gần 60 triệu

Lương công chức Việt Nam 10 triệu đồng/tháng, Thái Lan gần 60 triệu

Nhận định thực tế mức lương của cán bộ công chức vẫn thấp, đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai đặt câu hỏi: Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thu nhập thế giới?
Đại biểu Quốc hội: Lương của sĩ quan chuyên lái xe tăng chưa bằng một nửa lái xe Grab

Đại biểu Quốc hội: Lương của sĩ quan chuyên lái xe tăng chưa bằng một nửa lái xe Grab

Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An cho rằng, lương của sĩ quan chuyên lái xe tăng chưa bằng một nửa lái xe Grab trong một tháng, như vậy rất thiệt thòi cho họ.

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ thành lập Ủy ban điều tra vụ trực thăng rơi tại Vịnh Hạ Long

Chính phủ thành lập Ủy ban điều tra vụ trực thăng rơi tại Vịnh Hạ Long

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký quyết định thành lập “Ủy ban điều tra tai nạn tàu bay” đối với máy bay trực thăng Bell 505 rơi tại Vịnh Hạ Long.
Hàng nghìn người dân Philippines phải sơ tán ảnh hưởng từ siêu bão Mawar

Hàng nghìn người dân Philippines phải sơ tán ảnh hưởng từ siêu bão Mawar

Siêu bão Mawar đã khiến hàng nghìn người ở các khu vực ven biển Philippines đã phải sơ tán, trường học phải đóng cửa, các chuyến bay bị tạm dừng.
Đề nghị Bộ Công an làm rõ dấu hiệu lừa đảo của bảo hiểm nhân thọ

Đề nghị Bộ Công an làm rõ dấu hiệu lừa đảo của bảo hiểm nhân thọ

Đại biểu Quốc hội kiến nghị Bộ Công an từ các đơn tố cáo và dư luận phản ánh, xác minh làm rõ có hay không dấu hiệu lừa đảo khách hàng của bảo hiểm nhân thọ.
Đại biểu Hoàng Đức Thắng: Doanh nghiệp đang bị “knock out” ngay trên sân nhà

Đại biểu Hoàng Đức Thắng: Doanh nghiệp đang bị “knock out” ngay trên sân nhà

Đại biểu Hoàng Đức Thắng cho rằng thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp đang có dấu hiệu gia tăng trở lại. Doanh nghiệp đang bị knock out ngay trên sân nhà.
Đại biểu Trần Thị Vân: Nhà ở xã hội chỉ bán được từ 12-17%

Đại biểu Trần Thị Vân: Nhà ở xã hội chỉ bán được từ 12-17%

Phát biểu tại hội trường sáng 31/5, đại biểu Trần Thị Vân cho biết hiện Bắc Ninh có gần 2.000 căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân nhưng chỉ bán được từ 12-17%.
Đại biểu Quốc hội trăn trở về hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%

Đại biểu Quốc hội trăn trở về hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%

Các đại biểu Quốc hội đều băn khoăn, trăn trở về việc hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,5%.
Đại biểu Quốc hội Trần Quốc Tuấn: Vì sao “căn bệnh” sợ trách nhiệm lan rộng?

Đại biểu Quốc hội Trần Quốc Tuấn: Vì sao “căn bệnh” sợ trách nhiệm lan rộng?

Đại biểu Quốc hội Trần Quốc Tuấn đặt câu hỏi tại sao trước đây không xuất hiện hiện tượng cán bộ có tâm lý, sợ trách nhiệm mà đến nay mới xuất hiện?
Đại biểu muốn mặc áo dài nhưng Quốc hội quy định mặc Comple

Đại biểu muốn mặc áo dài nhưng Quốc hội quy định mặc Comple

Phát biểu tại Hội trường sáng 31/5, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị cần thay quy định mặc Comple thành áo dài truyền thống trong hội nghị, khai mạc Quốc hội.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế

Chính phủ yêu cầu các bộ hữu quan phát triển thương mại điện tử đi cùng với chống thất thu thuế và bảo đảm an ninh tiền tệ.
Nhìn nhận đúng những gam màu sáng - tối trong bức tranh kinh tế - xã hội

Nhìn nhận đúng những gam màu sáng - tối trong bức tranh kinh tế - xã hội

Trước những “con sóng chao đảo” của tình hình thế giới, đã tác động không nhỏ đến Việt Nam nhưng những kết quả đạt được về kinh tế vĩ mô rất đáng ghi nhận.
Thủ tướng: Truyền cảm hứng, tạo động lực để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tự tin, bản lĩnh vươn lên

Thủ tướng: Truyền cảm hứng, tạo động lực để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tự tin, bản lĩnh vươn lên

Chiều 30/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, tặng quà thầy cô giáo và các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt tại Trường phổ thông dân lập Hermann Gmeiner.
Đại biểu Quốc hội: Không sợ người dám làm, dám chịu trách nhiệm mà không được tín nhiệm

Đại biểu Quốc hội: Không sợ người dám làm, dám chịu trách nhiệm mà không được tín nhiệm

Về thời gian lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Quốc hội đề nghị 5 năm chúng ta lấy phiếu tín nhiệm 2 lần.
Cần tạo môi trường để TP. Hồ Chí Minh lấy lại “tinh thần” năng động, sáng tạo

Cần tạo môi trường để TP. Hồ Chí Minh lấy lại “tinh thần” năng động, sáng tạo

Cơ chế đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh được Chính phủ đề xuất Quốc hội, nhằm đưa đầu tàu kinh tế cả nước thành trung tâm kinh tế tài chính khu vực vào 2045.
Đề xuất 2/3 phiếu tín nhiệm thấp vẫn được chủ động xin từ chức

Đề xuất 2/3 phiếu tín nhiệm thấp vẫn được chủ động xin từ chức

Đề nghị trường hợp lấy phiếu tín nhiệm có 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp vẫn cho phép chủ động xin từ chức, trường hợp không từ chức mới xem xét miễn nhiệm.
Cần làm rõ trách nhiệm nhà cung cấp, trung gian trong giao dịch điện tử

Cần làm rõ trách nhiệm nhà cung cấp, trung gian trong giao dịch điện tử

Góp ý vào dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất cần có qui định rõ ràng trách nhiệm nhà cung cấp trong giao dịch điện tử.
Chiều 30/5, Quốc hội thảo luận về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm

Chiều 30/5, Quốc hội thảo luận về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm

Chiều 30/5, Quốc hội thảo luận về Dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu, phê chuẩn.
Cơ quan nào sẽ quản lý Chữ ký số chuyên dùng công vụ?

Cơ quan nào sẽ quản lý Chữ ký số chuyên dùng công vụ?

Theo đại biểu Quốc hội, chữ ký số chuyên dùng công vụ nhằm thực thi công vụ của Nhà nước thực hiện nhiệm vụ chính trị đòi hỏi cấp độ an toàn, bảo mật cao hơn.
Cân nhắc không áp dụng giao dịch điện tử với lĩnh vực đất đai, thừa kế

Cân nhắc không áp dụng giao dịch điện tử với lĩnh vực đất đai, thừa kế

Góp ý dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), có ý kiến đề nghị nên hạn chế mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với các lĩnh vực đất đai, thừa kế, ly hôn, kết hôn.
Bộ trưởng Bộ Y tế: Mong sớm xóa bỏ tâm lý “sợ mua sắm, sợ đấu thầu”

Bộ trưởng Bộ Y tế: Mong sớm xóa bỏ tâm lý “sợ mua sắm, sợ đấu thầu”

Bộ trưởng Bộ Y tế mong nhận được sự đồng hành để tháo gỡ vấn đề liên quan đến tâm lý sợ mua sắm, sợ đấu thầu bằng những giải pháp căn cơ.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan: Phải có cơ chế cho người làm y tế và bảo vệ người làm cơ chế

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan: Phải có cơ chế cho người làm y tế và bảo vệ người làm cơ chế

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan chỉ ra “chiến thắng về trảm tướng và thay tướng” chúng tôi cần có cơ chế cho người làm y tế và bảo vệ người làm cơ chế đó.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động