Chủ tịch Quốc hội: Hoàn thiện hệ thống pháp luật để “không thể, không muốn, không dám tham nhũng”

Chủ tịch Quốc hội khẳng định, hệ thống pháp luật phải tiếp tục hoàn thiện để cá nhân, tổ chức “không thể, không muốn và không dám tham nhũng”.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Hải Phòng cần tiếp tục vươn lên mạnh mẽ Chủ tịch Quốc hội: Phải luôn khắc ghi và thực hiện tốt 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân

Giữ ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát

Tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Lê Chân, TP. Hải Phòng ngày 14/5, cử tri đã đánh giá cao những kết quả toàn diện của đất nước thời gian qua, nhất là trong công tác phòng, chống dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm nay; đồng thời, nêu nhiều ý kiến tâm huyết về công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế về quản lý, sử dụng các nguồn lực công, kiểm soát quyền lực nhà nước…

Chủ tịch Quốc hội: Hoàn thiện hệ thống pháp luật để “không thể, không muốn, không dám tham nhũng”
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, những kết quả đạt được cho chúng ta niềm tin để phấn đấu hoàn thành những mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đặt ra cho năm 2022

Trao đổi, làm rõ thêm các vấn đề được cử tri quan tâm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, những kết quả tích cực đạt được của đất nước thời gian qua đó là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, sự phối hợp rất "đều tay", "trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt" và sự nỗ lực, chung sức đồng lòng của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp cả nước.

Quý I năm nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,03%, lạm phát được kiểm soát tốt dù giá lương thực, giá năng lượng trên thế giới đều tăng cao. Đối chiếu với mục tiêu thì còn phải cố gắng, nỗ lực rất nhiều, nhưng theo Chủ tịch Quốc hội, "những kết quả đạt được cho chúng ta niềm tin để phấn đấu hoàn thành những mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đặt ra cho năm 2022, bảo đảm an ninh quốc phòng, nâng cao phúc lợi xã hội và an sinh xã hội cho nhân dân".

Trong kết quả chung của cả nước vừa qua, Chủ tịch Quốc hội đánh giá Hải Phòng luôn là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt dịch bệnh. 4 tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp của thành phố tăng gần 12%, rất cao so với bình quân chung cả nước; thu ngân sách tăng 14% so với cùng kỳ và đạt 1/3 mục tiêu đặt ra của cả năm. Đặc biệt trong năm 2021, Hải Phòng đã vươn lên đứng thứ 2/63 trong bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Theo Chủ tịch Quốc hội, trong hai năm qua, các “gói” chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, phục hồi, kích thích nền kinh tế đã được Quốc hội, Chính phủ ban hành, triển khai thực hiện có quy mô trên 8,43% tổng GDP - cao gần gấp đôi so với các nước có cùng điều kiện, nhưng quan trọng hơn là chúng ta vẫn giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát ở mức thấp.

Qua khảo sát, đánh giá cho thấy, cử tri và nhân dân đều rất tin tưởng vào những quyết sách của Trung ương, của Quốc hội và Chính phủ đã tính toán cặn kẽ, thấu đáo. Quốc hội sẽ tiếp tục đổi mới hơn nữa, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội theo hướng tăng cường tính dân chủ, tính pháp quyền, tính chủ động từ sớm, từ xa và thích ứng linh hoạt với điều kiện thực tế. "Quốc hội phải ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại, bảo đảm tính công khai, minh bạch, ngày càng gần dân hơn” - Chủ tịch Quốc hội khẳng định.

Nâng cao chất lượng, bảo đảm “tuổi thọ” lâu dài của luật

Chia sẻ ý kiến của các cử tri về việc tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, bảo đảm “tuổi thọ” lâu dài của luật, có cơ chế hiệu quả hơn nữa để kiểm soát quyền lực, chống lợi ích nhóm ngay trong quá trình soạn thảo luật, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, nhiệm kỳ Khoá XV là nhiệm kỳ đầu tiên Đảng đoàn Quốc hội đã rà soát, xây dựng và trình Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 19-KL/TW về Định hướng chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội nhiệm kỳ Khoá XV và Đề án về định hướng chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội nhiệm kỳ Khoá XV.

Chủ tịch Quốc hội: Hoàn thiện hệ thống pháp luật để “không thể, không muốn, không dám tham nhũng”
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp xúc cử tri quận Lê Chân, TP. Hải Phòng

Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành kế hoạch chi tiết để chủ động triển khai thực hiện, có dự án đến năm 2025 mới trình Quốc hội xem xét nhưng hiện đã giao rõ cho các cơ quan chủ trì tiến hành nghiên cứu, soạn thảo.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho hay, vừa qua, Trung ương đã chỉ đạo, triển khai xây dựng và đang khẩn trương hoàn thiện Đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”, trong đó có Đề án “Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, đáp ứng yêu cầu hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

"Đây là những giải pháp vừa ngắn hạn vừa dài hạn, căn cơ để nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật, nâng cao hơn nữa chất lượng luật pháp cả về hình thức thể hiện và nội dung, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi và hiệu quả của hệ thống pháp luật” - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định, hệ thống pháp luật phải tiếp tục hoàn thiện để cá nhân, tổ chức “không thể, không muốn và không dám tham nhũng”. Trong đó, "không thể thì hệ thống pháp luật phải chặt chẽ, không có sơ hở. Không muốn thì chế độ, chính sách đãi ngộ, tiền lương phải thoả đáng. Không dám thì chế tài phải đủ mạnh, tính răn đe, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm.

Tại Hội nghị Trung ương vừa qua đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh để tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác này".

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật trong thời gian gần đây đã có những chuyển biến tích cực, số lượng văn bản hướng dẫn bị nợ đọng đã giảm rất nhiều nhưng "vẫn phải cố gắng hơn nữa".

Song song với việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ điểm yếu vừa qua là khâu tổ chức thực thi pháp luật, do đó, lần này, công tác hướng dẫn, tổ chức, triển khai thực thi pháp luật được đặc biệt chú trọng.

Để bảo đảm văn bản hướng dẫn phải bám sát quy định của Luật, khắc phục tình trạng văn bản dưới luật chồng chéo, mâu thuẫn, Quốc hội sẽ tăng cường giám sát việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật. Trước đây chủ yếu giám sát về thời hạn ban hành có đáp ứng yêu cầu của luật hay không, bây giờ sẽ tập trung giám sát cả nội dung, chất lượng của các văn bản hướng dẫn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng hướng dẫn, yêu cầu Hội đồng Nhân dân các địa phương cũng phải có chương trình xây dựng nghị quyết 5 năm, không "ăn đong", không chờ UBND trình cái gì xem xét cái đó, đồng thời, giám sát việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật tại địa phương.

Đề cập đến Luật Đất đai sửa đổi, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, vừa qua, Trung ương đã ban hành Nghị quyết mới về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất; tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao", tập trung vào 6 lĩnh vực.

Đảng đoàn Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bàn và nhất trí trình Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi Luật Đất đai theo đúng tinh thần Nghị quyết mới của Trung ương và có thể trình Quốc hội xem xét theo quy trình tại 3 Kỳ họp để bảo đảm chất lượng tốt nhất, đáp ứng yêu cầu của Trung ương và thực tiễn cuộc sống đặt ra. Trong quá trình đó, phải xây dựng đồng bộ các nghị định hướng dẫn thi hành Luật để Luật ban hành thực thi được ngay. Phải đổi mới cách thức dạy và học lịch sử

Về đầu tư công, Chủ tịch Quốc hội cho biết, phân bổ vốn đầu tư công quá chậm, đến nay vẫn còn đến 11 bộ, ngành và 3 địa phương chưa phân bổ vốn đầu tư công; 3 tháng đầu năm mới giải ngân được khoảng 11%. "Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phê bình việc này. Mấu chốt là do khâu chuẩn bị đầu tư còn yếu, không kỹ lưỡng, chưa đáp ứng yêu cầu”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Vừa qua Thủ tướng đã thành lập 6 Đoàn công tác kiểm tra, giám sát tại các địa phương. Đây cũng sẽ là một nội dung trọng tâm được xem xét trong chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vì “chúng ta có tiền mà không tiêu được thì lãng phí rất lớn”. Chủ tịch Quốc hội hy vọng, với sự nỗ lực của cả Quốc hội và Chính phủ sẽ tạo chuyển biến trong công tác này.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Pháp luật - Điều tra

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 16 mở rộng. Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Bí thư Đảng ủy Khối chủ trì hội nghị.
Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm.
Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Thủ tướng hoan nghênh và cảm ơn Tổng Thư ký đã nhận lời mời tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Ngày 23/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công  nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công nghiệp

Sáng 23/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai, phổ biến Nghị định 32 và Nghị định 43 của Chính phủ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động