Chủ tịch nước: Xây dựng chế định tố tụng tư pháp lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột phá

Sáng 27/3, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Tòa án Nhân dân Tối cao-cơ quan xét xử cao nhất của nước ta
Chủ tịch nước: Đại đoàn kết toàn dân tộc là tư tưởng mang tầm chiến lược của Đảng Chủ tịch nước dự lễ tuyên dương Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân 2022

Sáng 27/3, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao - cơ quan xét xử cao nhất của nước ta. Dự buổi làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình.

Theo báo cáo, số lượng các vụ án, vụ việc tòa án các cấp giải quyết thời gian qua tăng bình quân 6%/năm với tính chất ngày càng phức tạp, nhưng chất lượng xét xử và giải quyết các vụ án, vụ việc có nhiều tiến bộ.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Xây dựng chế định tố tụng tư pháp lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột phá - Ảnh 1.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Xây dựng chế định tố tụng tư pháp lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột phá

Tỉ lệ các bản án bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan được hạn chế ở mức thấp, dưới 1,5%.

Riêng năm 2022, số lượng các loại vụ việc thụ lý tăng hơn 29.900 vụ so với năm trước đó, nhưng cũng đã giải quyết đạt gần 89%.

Trung bình hằng năm, TAND Tối cao và TAND cấp cao phải giải quyết gần 15.000 đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, nhưng có sự chuyển biến tích cực.

Đến nay, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã thông qua, ban hành 63 án lệ và đã có 1.437 bản án, quyết định của các tòa án viện dẫn, áp dụng án lệ.

Theo Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, việc ngành tòa án áp dụng hệ thống công nghệ thông tin vào mô hình xét xử trực tuyến tiết kiệm cho Nhà nước một nguồn kinh phí ngân sách lớn, được dư luận đồng tình, đánh giá cao.

Hoạt động xét xử của tòa án ngày càng tăng, khó và phức tạp hơn

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ, trong thành tích chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đạt được thời gian qua, có sự đóng góp rất quan trọng của ngành tòa án.

Các vụ án kinh tế, tham nhũng trọng điểm được đưa ra xét xử kịp thời, xử lý nghiêm minh người phạm tội, góp phần khẳng định quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước; cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc tòa án các cấp được tăng cường. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xét xử…

Tuy nhiên, Chủ tịch nước cũng chỉ rõ một số vấn đề cần khắc phục trong công tác của ngành như: Tỉ lệ bản án, quyết định hành chính bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan chưa đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Vẫn còn một số vụ án giải quyết quá thời hạn luật định do chủ quan của tòa án. Một số công chức tòa án chấp hành chưa nghiêm kỷ luật công vụ, thiếu rèn luyện, vi phạm trình tự, thủ tục.

Đề cập đến bối cảnh tình hình thế giới và trong nước thời gian tới còn diễn biến phức tạp, nhiều khó khăn.

Cùng với đó, tội phạm, trong đó có tội phạm tham nhũng, kinh tế ngày càng diễn biến phức tạp, nghiêm trọng và tinh vi.

Các tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính sẽ có sự gia tăng đột biến, ngày càng phức tạp về tính chất quy mô. Do đó, hoạt động xét xử của tòa án ngày càng tăng, khó và phức tạp hơn trong bối cảnh yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và cải cách tư pháp đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa hiệu quả, chất lượng của hoạt động tư pháp, nhất là hoạt động xét xử là trọng tâm.

Trên tinh thần đó, Chủ tịch nước đề nghị cấp ủy và lãnh đạo tòa án các cấp tiếp tục quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các Nghị quyết của Trung ương; nhất là Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, sát với tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị.

Trọng tâm là đẩy mạnh cải cách tư pháp, bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.

Bảo đảm tố tụng tư pháp dân chủ, công bằng, văn minh, pháp quyền, hiện đại, nghiêm minh

Chủ tịch nước nhấn mạnh đến yêu cầu xây dựng chế định tố tụng tư pháp lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột phá; bảo đảm tố tụng tư pháp dân chủ, công bằng, văn minh, pháp quyền, hiện đại, nghiêm minh, dễ tiếp cận, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Chủ tịch nước lưu ý TAND Tối cao cần coi trọng nâng cao chất lượng xét xử các vụ án, bảo đảm nghiêm minh, khách quan, công bằng, đúng pháp luật, kịp thời, nhất là những vụ án do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo và các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia.

Nâng cao chất lượng bản án, quyết định của tòa án, bảo đảm đúng pháp luật, chặt chẽ, rõ ràng, khả thi; chú trọng việc thu hồi tài sản do phạm tội mà có, nhất là tài sản của Nhà nước...

Chủ tịch nước nêu rõ: Mỗi phán quyết, quyết định của tòa án liên quan đến sinh mạng chính trị và thậm chí là sinh mạng con người, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân, vì thế không được để xảy ra oan, giảm tối đa tình trạng sai hoặc với yêu cầu cao là không được để xảy ra sai; phải góp phần giữ nghiêm kỷ cương, phép nước, tạo môi trường xã hội, môi trường sản xuất, kinh doanh lành mạnh, bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ.

Chủ tịch nước cũng yêu cầu tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành tòa án, nhất là đội ngũ thẩm phán có đạo đức cách mạng trong sáng, có bản lĩnh, tính chiến đấu cao, có lương tâm, tấm lòng nhân ái, có phương pháp công tác khoa học, sâu sát, thận trọng, tinh thông pháp luật, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển của khoa học - công nghệ.

Phải thấm nhuần sâu sắc và thực hiện cho được lời dạy của Bác Hồ đối với ngành tòa án là "Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư"; phải "gần dân, học dân, hiểu dân và giúp dân".

Bên cạnh đó, kiên quyết đấu tranh, xử lý, loại bỏ những cán bộ trong ngành vi phạm pháp luật, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, triệt để ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ cho hoạt động của tòa án; tập trung nguồn lực để hoàn thành việc xây dựng tòa án điện tử vào năm 2025, nâng cao năng lực quản trị tòa án trên nền tảng số; cung cấp cho nhân dân các dịch vụ tư pháp tiện ích, công khai minh bạch trong hoạt động của tòa án.

"Dù khoa học - công nghệ có phát triển đến đâu thì cũng không thể thay thế được bản lĩnh, khối óc, trái tim của người thẩm phán, hội thẩm nhân dân trong quá trình xét xử, bởi đối tượng xét xử của tòa án là con người", Chủ tịch nước nêu rõ.

baochinhphu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Thừa Thiên Huế

Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Thừa Thiên Huế

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc diễn ra tại đình làng Kim Long, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tham dự Ngày hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm nói về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Báo Công Thương giới thiệu nội dung trao đổi chuyên đề về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Các nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Các nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Chính phủ ban hành đã nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chi thường xuyên cho trả tiền lương chiếm tới 45%

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chi thường xuyên cho trả tiền lương chiếm tới 45%

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc chi thường xuyên cho trả tiền lương đã chiếm tới 45%, còn lại là các khoản chi khác.
Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Sáng ngày 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy, thành phố Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc.
Bộ trưởng báo tin vui khi Chỉ số hạnh phúc và Chỉ tiêu năng suất lao động của Việt Nam đều tăng

Bộ trưởng báo tin vui khi Chỉ số hạnh phúc và Chỉ tiêu năng suất lao động của Việt Nam đều tăng

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong hoàn cảnh khó khăn nhưng lần đầu tiên Chỉ tiêu năng suất lao động tăng 5,56%, Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 11 bậc.
Đề nghị Quốc hội giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đề nghị Quốc hội giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị Quốc hội, hoặc các cơ quan của Quốc hội tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, kỹ càng, đảm bảo quản lý sử dụng một cách hiệu quả.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc.
Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Với chủ đề 'Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh', Chương trình Thương hiệu quốc gia là thông điệp về sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và phát triển bền vững.
Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Tối 4/11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Ngày 4/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 1325/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?

Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?

Phát biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội chiều 4/11, đại biểu băn khoăn, tại sao đầu tư công lớn mà không dẫn dắt được đầu tư tư, đầu tư tư lại thấp đi.
Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu

Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu

Đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu.
Mở đợt cao điểm xử lý dứt điểm tàu cá

Mở đợt cao điểm xử lý dứt điểm tàu cá '03 không' trong tháng 11/2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, trong tháng 11/2024, mở đợt cao điểm đồng loạt triển khai lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát xử lý dứt điểm tàu cá "03 không".
Hội nghị thượng đỉnh GMS sẽ thảo luận những lĩnh vực hợp tác mới, tạo

Hội nghị thượng đỉnh GMS sẽ thảo luận những lĩnh vực hợp tác mới, tạo 'đột phá' phát triển tiểu vùng MeKong

Tại Hội nghị thượng đỉnh GMS, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu sẽ thảo luận về những lĩnh vực hợp tác mới, tạo đột phá cho hợp tác tiểu vùng MeKong.
6 tháng đầu năm 2024, số thông tin cá nhân bị đánh cắp tăng 50%

6 tháng đầu năm 2024, số thông tin cá nhân bị đánh cắp tăng 50%

Ngày 4/11, phát biểu tại hội trường, Đại biểu Trần Quốc Tuấn cho biết, số thông tin cá nhân của người dùng bị đánh cắp trong 06 tháng tăng 50% so với năm 2023.
Chống lãng phí thành công, đất nước ta sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Chống lãng phí thành công, đất nước ta sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Theo đại biểu Quốc hội, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước ta nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới.
Tập trung đào tạo nghề chất lượng cao cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Tập trung đào tạo nghề chất lượng cao cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Sáng 4/11, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã đến dự Lễ khai giảng năm học 2024-2025 tại Trường cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama 2.
Sắp diễn ra Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Sắp diễn ra Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc dự kiến diễn ra tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc vào ngày 8/11.
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh thức 3 động lực nội sinh

Đại biểu Quốc hội: Cần đánh thức 3 động lực nội sinh

Đại biểu Quốc hội cho rằng, chúng ta cần đánh thức 3 động lực nội sinh đó là khu vực nông nghiệp, văn hóa và du lịch. Đây là những thế mạnh của Việt Nam.
Khoáng sản là

Khoáng sản là 'miếng mồi ngon', những người biết cách sẽ khai thác triệt để

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa - đoàn Đồng Tháp nêu, khoáng sản là "miếng mồi ngon" mà những người biết cách sẽ khai thác triệt để, bất chấp hậu quả.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng tại Trung Quốc

Từ ngày 5-8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8.
Tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện các dự án nhà ở thương mại

Tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện các dự án nhà ở thương mại

Thống nhất trình Quốc hội xem xét việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Bộ Quốc phòng: Bàn giao nhiệm vụ Tổng cục trưởng Tổng cục II cho Trung tướng Trần Công Chính

Bộ Quốc phòng: Bàn giao nhiệm vụ Tổng cục trưởng Tổng cục II cho Trung tướng Trần Công Chính

Sáng 3/11, Tổng cục II tổ chức Hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo cho Trung tướng Trần Công Chính, Chính ủy Tổng cục II.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động