Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Chọn phương án tăng trưởng cao mới có thể mở rộng quy mô nền kinh tế
Thời sự 06/01/2023 11:38 Theo dõi Congthuong.vn trên
Sáng 6/1, thảo luận tại tổ đại biểu TP. Hồ Chí Minh về dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận, đi liền với hội nhập sâu rộng, cần phải có thể chế tích cực, đồng bộ. Từ đột phá trong thể chế sẽ tạo được đột phá trong phát triển. “Thể chế, thể chế và thể chế” - Chủ tịch nước nhấn mạnh.
![]() |
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp |
Nhắc lại quá trình quá trình gian nan, kéo dài, nhiều ý kiến khác nhau gay gắt trong suốt quá trình xây dựng cho đến khi thống nhất, ban hành được Luật Quy hoạch, Chủ tịch nước khẳng định, sự ưu việt của phương pháp quy hoạch tích hợp.
Nhìn về tương lai, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lưu ý: Với thời gian quy hoạch rất dài, tầm nhìn gần 30 năm trong một giai đoạn thế giới đầy biến động, công nghệ đổi mới sáng tạo phát triển như vũ bão thì tính dự báo trong quy hoạch là hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định hiệu quả của quy hoạch.
Bên cạnh đó, để quy hoạch không bị lạc hậu, cần có sự đánh giá tình hình, cập nhật thường xuyên; chú trọng bảo vệ các cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương trong bối cảnh biến đổi khí hậu…
Trong các yếu tố quyết định thành công của việc thực hiện quy hoạch, Chủ tịch nước đặc biệt quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Nhìn nhận chung về dự thảo quy hoạch, Chủ tịch nước ví von: “Dù còn mặt này mặt khác, nhưng coi như xương sống, xương sườn đã có, bây giờ Chính phủ cần ban hành nghị định để hướng dẫn cụ thể trong quá trình thực hiện”.
Liên quan đến một số mục tiêu cụ thể được đề ra trong quy hoạch, theo Chủ tịch nước, cần phải chọn phương án tăng trưởng cao (Quy hoạch đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng) với lý do chỉ có tăng trưởng nhanh chóng mới có thể mở rộng quy mô nền kinh tế, đạt mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước có thu nhập cao; củng cố thế và lực của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.
Quan tâm đến các hành lang kinh tế được thiết kế trong quy hoạch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhận định, Việt Nam đang ở trong khu vực ASEAN phát triển rất năng động. Bên cạnh các hành lang kinh tế đã nêu trong Quy hoạch, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đề nghị quan tâm, bổ sung đến kết nối kinh tế với các nước Thái Lan - Lào - Myanmar…
Đại biểu Nguyễn Minh Đức - đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh cho rằng, đây là quy hoạch quan trọng mang tầm quốc gia, nên cần thảo luận kỹ, ghi nhận đóng góp ý kiến của cử tri và chuyên gia trong mọi lĩnh vực, để có quy hoạch chín chắn, đầy đủ và thấu đáo hơn.
Ông Đức cho rằng cần xác định nền tảng Việt Nam phát triển kinh tế mũi nhọn là gì? Nếu xác định phát triển Việt Nam là đất nước nông nghiệp thì sản xuất cây trồng, trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi, đóng góp cho GDP là bao nhiêu để gắn với phát triển vùng miền, để từ đó đầu tư cơ sở hạ tầng, con người và thiết bị máy móc.
Hay với lợi thế của đất nước ta có tiềm năng về biển, tỉnh nào cũng có biển và phát triển du lịch, theo đó, cần phải đánh giá kỹ về ngành kinh tế dịch vụ đóng góp GDP thế nào? Việc quy hoạch và xây dựng vùng liên kết ra sao, để xác định cho đầu tư về hạ tầng, con người…
Đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết - đoàn TP. Hồ Chí Minh nêu, cần có nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển đất nước. Song yêu cầu đặt ra là cần có cơ chế để có hệ thống giáo dục nghề nghiệp hiện đại trên cơ sở có cơ chế chính sách tư nhân tham gia vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển công nghiệp, đặc biệt là thành phố có công nghiệp.
Khảo sát các cơ sở giáo dục nghề nghiệp do nhà nước quản lý cho thấy không hiện đại, nếu như vậy thì không đáp ứng được yêu cầu. Nhà nước cũng không đủ tiền để hiện đại hóa các trung tâm này.
"Các thiết bị cũ lắm rồi, trong khi một số trường cao đẳng nghề của tư nhân họ có đầu tư, đảm bảo 100% các cháu ra trường được tuyển dụng liền, máy móc hiện đại. Cần có quan điểm rõ hơn để có đội ngũ công nhân lao động lành nghề” - bà Tuyết nêu quan điểm.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Nhiều hoạt động nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng

Thủ tướng sẽ chủ trì Hội nghị về Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ với 800 khách mời tham dự

Tổng Bí thư chủ trì cuộc họp của Ban Bí thư đánh giá công tác tổ chức Tết Quý Mão 2023

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Giữ vững thị trường và mặt hàng truyền thống, mở rộng thị trường và mặt hàng mới

Báo chí phải nhanh hơn, nhạy hơn, chính xác và chuyên nghiệp hơn
Tin cùng chuyên mục

55 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968: Bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 1/2023

Làm bằng được 544 km cao tốc, quyết tâm thay đổi hệ thống giao thông ĐBSCL trong nhiệm kỳ này

Chính phủ ban hành quy định giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho đối tượng bị ảnh hưởng Covid-19

Ra mắt sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Chủ tịch Quốc hội dự Lễ phát động thi đua và Tết trồng cây tại Tuyên Quang

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Triển khai các dự án cao tốc cần đi theo hướng tuyến thẳng, ngắn nhất có thể

Thủ tướng dự Lễ phát lệnh ra quân sản xuất đầu năm tại cảng Tân Cảng

Phấn đấu cơ bản thông toàn tuyến vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 6/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ dự án sân bay quốc tế Long Thành

Thủ tướng kiểm điểm tiến độ 10 tuyến cao tốc: Không 'ăn xổi ở thì', chia nhỏ các dự án

Thủ tướng kiểm tra thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Nghệ An

Thủ tướng kiểm tra, đôn đốc các dự án cao tốc Bắc-Nam

Thủ tướng: Bước vào năm mới với năng lượng mới, khí thế mới

Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, phê chuẩn một số cán bộ

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Nghiên cứu khoa học pháp lý phải thực chất, có cơ sở thực tiễn
![[Infographic] 8 nhân vật chủ chốt trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris 1973](https://congthuong-cdn.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2023/012023/27/15/hiep-dinh20230127152300.jpg?rt=20230127152300?230127050254)
[Infographic] 8 nhân vật chủ chốt trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris 1973

Thủ tướng kiểm tra dự án xây dựng đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội

Hiệp định Paris 1973: Ký ức đong đầy sau nửa thế kỷ
