Longform
02/09/2023 06:01
Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh: Báo chí cần tránh lệ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội

02/09/2023 06:01

Nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân dân chia sẻ với PV.
Lê Quốc Minh - Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

PV: Thưa ông, mùa thu năm 1945 cũng là mùa lịch sử mở ra những trang sử mới cho báo chí cách mạng Việt Nam với sự ra đời của nhiều tờ báo. Trong đó Công Thương cũng tự hào là một trong những tờ báo của Bộ Kinh tế đa ngành với 78 năm tuổi, ra đời sau một tháng Cách mạng Quốc khánh mùng 2/9/1945. Với tư cách là Chủ tịch Hội Nhà báo, ông đánh giá thế nào về vị thế phát triển của các cơ quan báo chí, cũng như những người làm báo hiện nay?

Nhà báo Lê Quốc Minh: Khá bất ngờ khi chúng tôi đọc được những thông tin về Báo Công Thương. Một tờ báo ngành mà ra đời rất sớm. Nó cho thấy lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ khi đó đã rất quan tâm đến vấn đề truyền thông. Thực sự những nội dung liên quan đến lĩnh vực công thương, thương mại,… là những vấn đề được công chúng quan tâm, lãnh đạo quan tâm dù là ở những lúc sơ khai hay những lúc xã hội phát triển.

Trong quá trình phát triển với lịch sử gần 100 năm nền báo chí cách mạng Việt Nam, lực lượng báo chí càng ngày lớn mạnh, hùng hậu hơn, cách thức tác nghiệp ngày càng hiện đại. Thời điểm hiện tại, báo chí Việt Nam đã từng bước theo kịp sự phát triển của báo chí thế giới. Báo chí thế giới có gì thì báo chí Việt Nam cũng có thứ đó. Sự phát triển mạnh mẽ theo xu hướng đa nền tảng, đa phương tiện của báo chí thế giới thời gian vừa qua cũng là xu hướng các cơ quan báo chí Việt Nam nắm bắt phát triển.

Rất nhiều tờ báo của Việt Nam trước đây chỉ là tờ báo in nhưng trong quá trình phát triển họ không chỉ còn phát triển nền tảng web, mobile, mà thậm chí phát triển nền tảng nội dung audio, video, rất thành thục càng giúp cho sự cạnh tranh giữa các cơ quan báo chí mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Người hưởng lợi là công chúng, độc giả, khán thính giả.

Lê Quốc Minh - Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

PV: Hiện nay nhiều cơ quan báo chí sử dụng nền tảng mạng xã hội là một kênh thông tin quan trọng để truyền tải nội dung thông tin đến bạn đọc. Ông đánh giá như thế nào về điều này?

Nhà báo Lê Quốc Minh: Thực ra việc sử dụng mạng xã hội không chỉ Facebook, Youtube, Tiktok mà cả nhiều nền tảng mạng xã hội khác là xu hướng bắt buộc của các cơ quan báo chí hiện đại. Việc các cơ quan báo chí nói chung, trong đó có Báo Công Thương đã tận dụng được nền tảng này để lan tỏa thông tin của mình đến với đông đảo công chúng, độc giả là vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin lưu ý rằng hãy chỉ nên coi nền tảng mạng xã hội là một trong rất nhiều công cụ để chúng ta phát hành nội dung của mình đến với đông đảo công chúng, tránh tình trạng lệ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội.

Bởi vì, mạng xã hội bên cạnh việc giúp cho thông tin được lan tỏa thì nếu lệ thuộc vào nó và khiến cho độc giả, khán thính giả của chúng ta cũng lệ thuộc vào nền tảng mạng xã hội để tìm đến thông tin, mà thay vì truy cập trực tiếp là điều rất nguy hại.

Như nhiều phân tích đưa ra, nếu dựa quá mức vào nền tảng xã hội thì chúng ta chỉ có thể có lượng truy cập chứ chúng ta không thể có độc giả. Chúng ta rất cần những độc giả đến với chúng ta một cách trực tiếp và thậm chí là họ phải trong xu thế mới. Họ phải sẵn sàng cung cấp dữ liệu độc giả thì chúng ta mới có thể hiểu được những nhu cầu của họ, thói quen của họ để có thể phục vụ họ chính xác, phù hợp hơn. Và điều quan trọng nữa là chúng ta có sự tương tác thường xuyên với độc giả và để biến các độc giả này trở thành độc giả trung thành. Còn nếu bị lệ thuộc vào mạng xã hội thì những độc giả này chỉ là những độc giả lướt qua và nó sẽ không góp phần vào sự lớn mạnh, bền vững của các tờ báo.

Lê Quốc Minh - Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

Lê Quốc Minh - Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

PV: Năm 2023 và 2024 được xem là những năm sẽ có nhiều khó khăn đối với các cơ quan báo chí. Xin ông chia sẻ những giải pháp đối với các cơ quan báo chí trước tình hình hiện nay?

Nhà báo Lê Quốc Minh: Sự đi xuống của báo in trong vài thập kỷ vừa qua là xu hướng đã được báo trước. Những năm gần đây không chỉ báo in, kể cả phát thanh truyền hình, điện tử cũng vấp phải tình trạng đi ngang hoặc thậm chí là có những nơi đi xuống.

Lý do là nguồn lực quảng cáo dành cho digital nói chung tăng lên, nhưng dành cho báo chí thì đi ngang hoặc thậm chí giảm sút. Một tỷ lệ khá lớn kinh phí quảng cáo digital đã rơi vào túi như ông lớn như Google, Facebook,… và một số nền tảng lớn khác. Thế cho nên những khó khăn này của báo chí có thể nhìn trước được.

Đặc biệt khi xảy ra đại dịch covid những khó khăn này còn tăng lên gấp bội. Không chỉ báo chí Việt Nam mà kể cả báo chí thế giới cũng đang gặp rất nhiều thách thức.

Theo những nghiên cứu, trong năm 2023 và những năm tiếp theo những cơ quan báo chí còn quá phụ thuộc vào quảng cáo thì chắc chắn sẽ gặp khó khăn rất nhiều. Bởi vì nguồn thu quảng cáo sẽ không thể tăng lên nếu không muốn nói sẽ bị giảm sút. Thêm nữa, quảng cáo trên digital theo hình thức CPM, tức là phải dựa vào tỷ lệ người xem rất lớn để bán quảng cáo tự động, nhưng mô hình này cũng đang gặp nhiều thách thức và thậm chí người ta nói rằng không có phương pháp nào để khắc phục. Cho nên báo chí cũng khó lòng có thể tiếp tục dựa vào mô hình quảng cáo tự động trên digital.

Quảng cáo báo in thì đã đi xuống, quảng cáo digital cũng gặp khó khăn thì báo chí còn biết dựa vào đâu? Các nghiên cứu cho thấy, cơ quan báo chí cần phải đa dạng nguồn thu. Suốt một thời gian dài nguồn thu từ quảng cáo chiếm tới 85 đến 90% nguồn thu của các cơ quan báo chí, nhưng kể từ khoảng năm 2016 thì lần đầu tiên trên thế giới nguồn thu từ độc giả đã vượt qua nguồn thu từ quảng cáo. Có nghĩa là các cơ quan báo chí trên thế giới đã bắt đầu chuyển mình để tạo ra những nguồn thu bền vững hơn từ độc giả.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều cách tạo nguồn thu mới. Ví dụ như nhiều cơ quan báo chí trên thế giới đã chuyển sang thu từ tổ chức sự kiện, hay họ làm thương mại điện tử, kinh doanh dữ liệu, thậm chí kinh doanh cả công nghệ. Đơn cử như Washington Post, họ có một hệ thống quản trị nội dung do họ tự tạo ra, nó tốt đến mức độ là sau khi sử dụng hiệu quả trong tòa soạn thì họ đã bán cho 400 cơ quan báo chí khác trên toàn thế giới dùng.

Tuy nhiên, tại Việt Nam tỷ lệ các cơ quan báo chí có thể tạo nguồn thu từ các hoạt động khác quảng cáo là khá thấp, đặc biệt là nguồn thu từ độc giả đối với báo chí Việt Nam là rất thấp. Đấy là điều mà chúng tôi đã khuyến cáo, nếu không có sự thay đổi thì sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Cho nên chúng tôi nghĩ rằng, để vượt qua những khó khăn hiện nay thì các cơ quan báo chí cần phải chủ động đa dạng hóa nguồn thu và điều quan trọng là cần phải thử nghiệm, chấp nhận rủi ro để chuyển đổi.

Lê Quốc Minh - Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

PV: Xin ông cho biết, đâu là cơ hội và thách thức đặt ra đối với các cơ quan báo chí bộ, ngành để thực hiện số mệnh của mình?

Nhà báo Lê Quốc Minh: Trong nghiên cứu về sự phát triển của báo chí hiện đại, hiện nay có hai keyword rất quan trọng là “big or niche”. Một là phải rất lớn, hai là phải đi theo thị trường ngách.

Sẽ rất nguy hiểm nếu các cơ quan báo chí, bộ, ngành không phát huy thế mạnh thị trường ngách của mình mà lại đuổi theo quy mô lớn như với các cơ quan báo chí cấp độ quốc gia. Thay vì ôm đồm quá nhiều thông tin về nhiều lĩnh vực thì các cơ quan báo chí bộ, ngành nên tập trung phát huy thế mạnh riêng có, mà các cơ quan báo chí khác không thể có được.

Đơn cử như là Báo Công Thương với nguồn thông tin đến từ Bộ Công Thương, từ các vụ, cục, sở liên quan chắc chắn là thế mạnh khác với những cơ quan báo chí khác. Cho nên đi sâu vào thế mạnh riêng, vào thị trường ngách của mình thì chính là cách thức để cho các cơ quan báo chí, bộ, ngành có thể phát triển bền vững và thậm chí là phát triển mạnh.

Điển hình, trên thế giới có những tờ báo rất chuyên biệt về tài chính thì sẽ giữ được những thế mạnh riêng có và thậm chí là tạo nguồn thu rất tốt. Với những cơ quan báo chí, bộ, ngành theo quan điểm của chúng tôi cũng như theo xu hướng nghiên cứu của thế giới phải rất kiên định bám chắc những thế mạnh riêng có của mình.

Lê Quốc Minh - Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

PV: Ông đánh giá như thế nào về Báo Công Thương trong dòng chảy báo chí cách mạng hiện nay?

Nhà báo Lê Quốc Minh: Tuy là tờ báo ngành nhưng thời gian qua chúng tôi theo dõi sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên Báo Công Thương; sự năng nổ của lãnh đạo Báo qua nhiều thời kỳ; Và sự ủng hộ của lãnh đạo Bộ, các sở, ban, ngành liên quan giúp cho nội dung của Báo Công Thương được linh hoạt, nhiều chiều, đa dạng và hết sức sôi động.

Dù là những ấn phẩm mang truyền thống hay là những sản phẩm trên các nền tảng digital, chúng tôi thấy những sự đổi mới, những sức sống mới trong nội dung của Báo Công Thương.

Chúng tôi cũng rất ấn tượng với sự lớn mạnh của Báo Công Thương Online, chỉ trong thời gian tương đối ngắn, nhưng với sự nỗ lực đổi mới thì số lượng người truy cập, theo dõi trên nền tảng online của Báo Công Thương đã tăng lên rất nhiều, giúp cho tờ báo đã tăng được thứ hạng rất quan trọng trên bảng xếp hạng của Internet.

Bên cạnh việc bám sát những vấn đề của ngành Công Thương và tạo được sự khác biệt so với các tờ báo khác từ những thế mạnh riêng. Báo Công Thương cũng đã tham gia vào nhiều các hoạt động thông tin tuyên truyền khác theo định hướng của Đảng, Nhà nước để giúp đưa những nội dung chính thống lan tỏa được đến với nhiều đối tượng.

Lê Quốc Minh - Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

PV: Hiện nay tỷ lệ lớn các giải báo chí được trao cho các cơ quan báo chí lớn, ngược lại các báo bộ, ngành ít có cơ hội. Vậy theo ông cơ quan báo chí bộ, ngành làm thế nào để tham dự và dành giải báo chí lớn đó?

Nhà báo Lê Quốc Minh: Người ta vẫn cho rằng, các giải báo chí quốc gia là cuộc chơi của các báo lớn, báo Trung ương và trong khoảng 5 năm trở về trước thì điều này cũng khá là đúng. Nhưng chúng tôi theo dõi trong 05 năm trở lại đây thì điều này đã có rất nhiều thay đổi. Chúng tôi rất là vui mừng khi thấy khoảng cách giữa báo địa phương, báo Trung ương, báo ngành về mặt chất lượng đã thu hẹp đáng kể.

Trong rất nhiều thể loại báo chí trước đây vốn là cái sân chơi độc chiếm của các cơ quan báo chí lớn, thì bây giờ các cơ quan báo chí của địa phương, bộ, ngành đã đạt được những giải cao, thậm chí cả giải A.

Điều đó cho thấy rằng, khái niệm về báo lớn hay nhỏ, bây giờ không như xưa nữa, không phải là một cơ quan báo chí về quy mô lớn, hàng trăm hoặc hàng ngàn phóng viên, biên tập viên có nghĩa là mạnh hơn những cơ quan báo chí chỉ có vài trăm hoặc thậm chí là vài chục cán bộ, nhân viên.

Nếu có một chiến lược rõ ràng để xây dựng những nội dung thật sự là hấp dẫn, thật sự mang tính phát hiện độc đáo thì cơ hội đoạt giải dành cho tất cả mọi cơ quan chứ không chỉ là những cơ quan báo chí lớn.

Đương nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tế các cơ quan báo chí lớn họ có nguồn lực để đầu tư bài bản với số lượng lớn và càng nhiều nội dung chất lượng cao thì khả năng lựa chọn những bài tác phẩm xuất sắc để đi thi càng càng cao hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là sự cạnh tranh, lợi thế nó thuộc về các cơ quan báo chí lớn. Nếu các cơ quan báo chí của địa phương, của ngành có những chiến lược bài bản.

Khi chúng ta làm báo chúng ta không bao giờ nghĩ đến chuyện để đoạt giải, nhưng muốn đạt giải thì phải có chiến lược. Ví dụ chúng ta có rất nhiều giải báo chí cấp quốc gia mỗi năm, từ giải danh giá nhất của giải báo chí quốc gia cho đến giải Búa liềm vàng; Giải phòng, chống tham nhũng; Giải thông tin đối ngoại; Gần đây là giải Diên Hồng,… muốn đoạt giải ở một thể loại nào, một loại giải nào thì cần phải chiến lược thay vì cứ sản xuất hàng ngày, hàng tháng, hàng năm rồi đến khi cần giải thì mới bắt đầu rà soát nhặt tác phẩm này, tác phẩm kia mà chưa chắc đã là những cái tác phẩm xuất sắc nhất.

Bên cạnh những giải cấp quốc gia còn rất nhiều các giải của bộ, ngành cũng có ý nghĩa rất là quan trọng. Nếu có chiến lược một cách rõ ràng, có định hướng một cách bài bản, có sự tập trung đầu tư để có những cái tác phẩm khác biệt nhắm đến những giải thưởng nhất định, thì cơ hội đoạt giả nó sẽ tăng lên rất nhiều.

Lê Quốc Minh - Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

PV: Hiện nay đâu đó, do cơ chế thị trường có nơi làm hình ảnh của đội ngũ những người làm báo bị giảm sút. Xin ông đưa ra những giải pháp để nâng cao vị thế của những người làm báo, đúng như những gì Bác Hồ đã mong muốn?

Nhà báo Lê Quốc Minh: Có thể nói, báo chí là một loại hình rất đặc thù và uy tín của tờ báo, cũng như uy tín của từng nhà báo mới tổng hòa để tạo nên niềm tin của độc giả, của khán thính giả.

Tuy nhiên, do sự phát triển của xã hội, do sự tranh đua với Internet, với mạng xã hội, không ít các cơ quan báo chí đã vội vã đăng tải những thông tin không chính xác. Do những khó khăn trong hoạt động tác nghiệp, một bộ phận nhà báo đã có những hành vi sai trái, thậm chí là vi phạm pháp luật và làm mất niềm tin của độc giả. Một số tờ báo hoạt động sai lệch có hệ thống đã bị rút giấy phép phải đóng cửa, hoặc tạm ngừng hoạt động cũng gây nên tâm lý không tốt đối với nền báo chí nước nhà. Nhưng không thể lấy khó khăn về tài chính, về cơ chế để biện minh cho những cái sai trái của các cơ quan báo chí hay các cá nhân, các nhà báo.

Đạo đức nghề nghiệp ở tất cả các ngành nghề đều quan trọng, nhưng riêng trong lĩnh vực báo chí thì còn quan trọng hơn rất nhiều. Nếu không ý thức được vấn đề này, không tâm niệm được những nguyên tắc bất di bất dịch của đạo đức nghề nghiệp thì không thể xứng đáng cầm ngòi bút để đưa những thông tin đến với đông đảo công chúng.

Chúng tôi tin rằng khi kiên quyết giữ vững đạo đức nghề nghiệp, phát huy việc xây dựng môi trường văn hóa, phụng sự bạn đọc thì sẽ giảm được những sai sót của cá nhân, tập thể để giành lại những niềm tin của độc giả, khán thính giả, và thực hiện được đúng sứ mệnh của báo chí cách mạng Việt Nam, tuyên truyền chính sách của Đảng, Nhà nước, phản ánh nguyện vọng của nhân dân và thực sự là những cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, nhân dân.

Lê Quốc Minh - Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

PV: Xin ông chia sẻ một vài sáng kiến của Hội Nhà báo đã và đang thực hiện để thúc đẩy sự phát triển của báo chí Việt Nam hiện nay?

Nhà báo Lê Quốc Minh: Hội Nhà báo Việt Nam nhiệm vụ quan trọng nhất là bảo vệ quyền lợi chính đáng của các hội viên. Bên cạnh đó còn có nhiệm vụ thúc đẩy các vấn đề về đạo đức nghề nghiệp, lĩnh vực đào tạo.

Trong thời gian nhiều năm qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Hội Nhà báo Việt Nam được triển khai rất đều đặn và bài bản. Cứ cuối năm chúng tôi có khảo sát để tìm hiểu nhu cầu của các cơ quan báo chí trong cả nước và từ đó xây dựng những chương trình đào tạo, vừa là nắm bắt được xu thế chung nhưng vừa đáp ứng được cái nhu cầu đặc thù của các cơ quan báo chí.

Chúng tôi cũng đã tổ chức những khóa đào tạo mang tính tập trung ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành lớn, đồng thời có những khóa đào tạo tại các cơ quan báo chí.

Ở các địa phương, kể cả những tòa soạn nhỏ, chúng tôi cũng hợp tác với các cơ sở đào tạo trong nước cũng như nước ngoài, hợp tác với nhiều đối tác trong nước và nước ngoài để tổ chức những khóa đào tạo về rất nhiều lĩnh vực, từ làm thông tin kinh tế, tài chính rồi bình đẳng giới, cách thức đưa tin trong thời gian xảy ra thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, hướng dẫn cho các phóng viên những kỹ năng làm báo hiện đại. Trung bình mỗi năm Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức khoảng từ 100 đến 120 khóa đào tạo với quy mô toàn quốc.

Trong những năm gần đây sự hợp tác giữa Hội Nhà báo Việt Nam với các tổ chức đào tạo nước ngoài ngày càng được tăng cường. Bên cạnh những khóa đào tạo ngắn hạn thì hiện nay chúng tôi đang triển khai một chương trình đào tạo cho 100 cơ quan báo chí trong toàn quốc kéo dài 5 tháng. Thậm chí sau những buổi đào tạo mang tính khái quát thì có những chương trình đào tạo một - một, ngồi trực tiếp với từng tờ báo. Các chuyên gia sẽ tìm hiểu những thế mạnh, những khó khăn của từng tờ báo thông qua các chỉ số về digital và từ đó sẽ tìm ra những cái giải pháp tháo gỡ.

Chúng tôi hy vọng rằng những cách thức làm kể cả ngắn hạn, trung hạn, dài hạn như vậy sẽ cung cấp được cho các cơ quan báo chí, các nhà báo, kể cả các phóng viên, biên tập viên cũng như các lãnh đạo tòa soạn những kiến thức mới nhất từ vấn đề mang tính chiến lược cho đến những vấn đề mang tính cụ thể trong việc vận hành và sản xuất nội dung hàng ngày.

Đương nhiên, trong thời gian tới sẽ còn rất nhiều chương trình, kế hoạch khác nữa. Ví dụ, chúng tôi cũng tăng cường giao lưu, hợp tác với các Hội nhà báo của các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới để có thể tổ chức những chuyến thăm và học tập cho các nhà báo, đến những quốc gia để báo chí phát triển. Chúng tôi cũng tìm cách để xin một số học bổng có thể là học ngoại ngữ, có thể là nghiệp vụ với một số các trường đại học danh tiếng trên thế giới dành cho các cơ quan báo chí Việt Nam.

Nhưng nói chung việc đào tạo tại chỗ, đào tạo trực tiếp tại tòa soạn vẫn là ưu tiên lớn và quan trọng nhất của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời gian tới.

Lê Quốc Minh - Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

Xin trân trọng cảm ơn ông !

Văn Minh - Quang Vững - J.K (thực hiện)

Nhóm phóng viên

Có thể bạn quan tâm

Tiktoker xe lăn tái xuất, xin lỗi chủ quán phở và nộp phạt 5 triệu đồng

Tiktoker xe lăn tái xuất, xin lỗi chủ quán phở và nộp phạt 5 triệu đồng

Nam Tiktoker VML thừa nhận chủ quán không có những lời nói mang tính xúc phạm người khuyết tật như anh chia sẻ trên mạng xã hội.
TikTok trước làn sóng “bị cấm”

TikTok trước làn sóng “bị cấm”

TikTok được phát triển bởi gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, ByteDance, ra mắt lần đầu tiên vào tháng 9/2016 với tên gọi là “Douyin”.
Bổ nhiệm Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bổ nhiệm Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐTV đồng thời là Tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Xem thêm

Longform | Bài 3: Để doanh nghiệp dân tộc có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng

Longform | Bài 3: Để doanh nghiệp dân tộc có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng

Làm sao để phát triển doanh nghiệp dân tộc, có quy mô lớn, đóng vai trò dẫn dắt một số ngành trọng yếu và có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu?
Longform |Bài 2: Doanh nghiệp “chung vai” chia sẻ khó khăn cùng đất nước

Longform |Bài 2: Doanh nghiệp “chung vai” chia sẻ khó khăn cùng đất nước

Không chỉ lớn mạnh về lượng và chất, những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã khẳng định vai trò trong việc “chung vai” chia sẻ khó khăn cùng đất nước.
Longform | Bài 1:  Tư tưởng Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của doanh nghiệp, doanh nhân

Longform | Bài 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của doanh nghiệp, doanh nhân

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân. Vì thế, ngày 13/10/1945, Người đã viết thư gửi giới Công Thương Việt Nam.
Longform | Bài cuối: Phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu của Đảng viên

Longform | Bài cuối: Phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu của Đảng viên

Đẩy mạnh phát triển đảng viên mới chính là tăng cường sức mạnh tổ chức đảng cơ sở lãnh đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội địa phương
Được mời đóng "Đào, phở và piano", Tuấn Hưng quyết "chơi tất tay" để cống hiến cho lịch sử

Được mời đóng "Đào, phở và piano", Tuấn Hưng quyết "chơi tất tay" để cống hiến cho lịch sử

Vào một buổi chiều xuân Hà Nội, Báo Công Thương đã có cuộc trò chuyện với Tuấn Hưng về vai diễn của anh trong bộ phim "Đào, phở và piano”.
Longform | Bài 2: Phát huy vai trò tiên phong, nêu gương của người đứng đầu

Longform | Bài 2: Phát huy vai trò tiên phong, nêu gương của người đứng đầu

Longform | Bài 2: Phát huy vai trò tiên phong, nêu gương của người đứng đầu
Longform | Tháo gỡ vướng mắc để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo bứt phá

Longform | Tháo gỡ vướng mắc để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo bứt phá

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ từng bước tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, tạo đòn bẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo...
Longform | Thấy gì từ con số xuất siêu kỷ lục của năm 2023?

Longform | Thấy gì từ con số xuất siêu kỷ lục của năm 2023?

Năm 2023, cán cân thương mại cả nước đã tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư ước đạt gần 30 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần năm 2022.
Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Với vai trò là bộ kinh tế đa ngành, thời gian qua, bên cạnh công tác chuyên môn, Bộ Công Thương đã nỗ lực xây dựng và triển khai các chương trình, đề án phát tr
Longform | FTA Index - Kỳ vọng cải thiện mạnh mẽ công tác hỗ trợ tận dụng FTA

Longform | FTA Index - Kỳ vọng cải thiện mạnh mẽ công tác hỗ trợ tận dụng FTA

FTA Index được kỳ vọng giúp tạo động lực mạnh mẽ đối với các cơ quan, địa phương và doanh nghiệp trong tận dụng FTA và khai thác hiệu quả.
Longform | FTA, khẳng định vị thế của Việt Nam trên “sân chơi” kinh tế toàn cầu

Longform | FTA, khẳng định vị thế của Việt Nam trên “sân chơi” kinh tế toàn cầu

Tiến trình tham gia, ký kết các FTA đã chứng tỏ vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy thương mại tự do và hội nhập kinh tế, thương mại trên thế giới.
Longform | Ara-Tay Coffee và “hạt cà phê tử tế” của phụ nữ dân tộc Thái

Longform | Ara-Tay Coffee và “hạt cà phê tử tế” của phụ nữ dân tộc Thái

Ara-Tay Coffee đã trở thành một thương hiệu cà phê đặc biệt của phụ nữ Thái tại Sơn La. Câu khẩu hiệu của bà con là: “Tử tế đến từng hạt".
Longform | Nâng thu nhập, tạo sinh kế cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Longform | Nâng thu nhập, tạo sinh kế cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sự vào cuộc của địa phương, sự đồng hành của doanh nghiệp, sự nỗ lực của người dân vùng đồng bào dân tộc đã giúp bà con nâng thu nhập, làm giàu từ cây quế.
Longform | Chương trình OCOP tại Bắc Ninh: Chắp cánh đưa sản phẩm từ “làng” ra “phố”

Longform | Chương trình OCOP tại Bắc Ninh: Chắp cánh đưa sản phẩm từ “làng” ra “phố”

Chương trình OCOP tỉnh Bắc Ninh đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương về sản phẩm đặc sản, làng nghề gắn với điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu.
Longform | Thảo thơm sản phẩm OCOP Cao Bằng

Longform | Thảo thơm sản phẩm OCOP Cao Bằng

Hạt dẻ Trùng Khánh, lục trà và hồng trà Kolia, lạp sườn, thịt xông khói, miến dong… là những sản phẩm OCOP độc đáo, chất lượng và giá trị của Cao Bằng.
Longform | Đồng bào Chăm Ninh Thuận: Làm giàu từ cây măng tây xanh giữa vùng cát trắng

Longform | Đồng bào Chăm Ninh Thuận: Làm giàu từ cây măng tây xanh giữa vùng cát trắng

Nhiều năm nay, đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận đã khắc phục sự khắc nghiệt của thời tiết “gió như phang, nắng như rang” bằng cây măng tây mang lại giá trị kinh tế
Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Chiếm 7% dân số cả nước, đồng bào công giáo Việt đang đồng hành cùng các tôn giáo khác phát triển kinh tế đất nước – xã hội.
Viết tiếp câu chuyện đẹp cho cây chè Shan tuyết Hà Giang

Viết tiếp câu chuyện đẹp cho cây chè Shan tuyết Hà Giang

Đỉnh núi Phìn Hồ cao hơn 1.300m quanh năm mây mù bao phủ với khí hậu trong lành, mát mẻ, nơi có cây chè Shan tuyết cổ thụ cho thức uống hảo hạng 5 sao OCOP.
Longform | Xây dựng lực lượng Quản lý thị trường từng bước Chính quy - Chuyên nghiệp - Hiện đại

Longform | Xây dựng lực lượng Quản lý thị trường từng bước Chính quy - Chuyên nghiệp - Hiện đại

Trải qua 5 năm hoạt động, mô hình tổ chức lực lượng Quản lý thị trường theo ngành dọc đã chứng tỏ được tính ưu việt, khắc phục được điểm yếu từ trước tới nay.
Longform | Tiêu thụ sản phẩm OCOP Đà Nẵng trên môi trường số: Còn nhiều khó khăn

Longform | Tiêu thụ sản phẩm OCOP Đà Nẵng trên môi trường số: Còn nhiều khó khăn

Nhiều sản phẩm OCOP Đà Nẵng đã được đưa lên môi trường kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ các sản phẩm này.
Longform | Gốm sứ Tân Thịnh: Rạng danh sản phẩm OCOP tại làng gốm cổ ven sông

Longform | Gốm sứ Tân Thịnh: Rạng danh sản phẩm OCOP tại làng gốm cổ ven sông

Sản phẩm gốm sứ Tân Thịnh (làng gốm Bát Tràng – Gia Lâm – Hà Nội) vinh dự là một trong số ít sản phẩm được vinh danh sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Longform | Hưng Yên: Khơi dậy tiềm năng sản phẩm OCOP

Longform | Hưng Yên: Khơi dậy tiềm năng sản phẩm OCOP

Từ những tiềm năng riêng biệt, tỉnh Hưng Yên đã phát triển mạnh mẽ các sản phẩm OCOP, mang lại giá trị cao và thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Longform | Phát triển thị trường nội địa: Vai trò “bệ đỡ” song hành với hội nhập kinh tế quốc tế

Longform | Phát triển thị trường nội địa: Vai trò “bệ đỡ” song hành với hội nhập kinh tế quốc tế

Phát triển thị trường nội địa gắn kết chặt chẽ với mở rộng thị trường ngoài nước thể hiện đường lối, quan điểm, chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta...
Longform | Tỉnh Quảng Nam: Hiệu quả từ điểm giới thiệu, bán hàng OCOP

Longform | Tỉnh Quảng Nam: Hiệu quả từ điểm giới thiệu, bán hàng OCOP

Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều hoạt động kết nối chuỗi sản xuất, phân phối và bán hàng OCOP địa phương vào các kênh bán lẻ.
Longform | Ngọt thơm trái hồng vành khuyên xứ Lạng

Longform | Ngọt thơm trái hồng vành khuyên xứ Lạng

Hồng vành khuyên được xác định là một trong những sản phẩm OCOP thế mạnh của Lạng Sơn và đang được thúc đẩy tiêu thụ bằng nhiều hình thức
Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Chọn khởi nghiệp từ sản phẩm chè Suối Giàng của miền núi Yên Bái, Hợp tác xã hệ sinh thái du lịch Suối Giàng đã hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho bà con.
Longform | Bắc Giang: Tăng “sao” cho sản phẩm OCOP

Longform | Bắc Giang: Tăng “sao” cho sản phẩm OCOP

Tỉnh Bắc Giang phấn đấu hết năm 2025, có ít nhất 310 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên (mỗi năm có khoảng 30-35 sản phẩm).
Longform | Đặc sản miền núi được ưa chuộng trên sàn thương mại điện tử

Longform | Đặc sản miền núi được ưa chuộng trên sàn thương mại điện tử

Chỉ cần 1 cú click chuột, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua được nhiều sản phẩm đặc trưng, đặc sản khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Longform | “Khoác áo mới” cho các sản phẩm đặc trưng Lai Châu

Longform | “Khoác áo mới” cho các sản phẩm đặc trưng Lai Châu

Nhiều sản phẩm đặc trưng, truyền thống của Lai Châu như chè, lá tắm, thịt trâu, thịt lợn, chẩm chéo… đã được nâng tầm giá trị khi trở thành sản phẩm OCOP.
Longform | Chứng nhận OCOP: “Giấy thông hành” cho nông sản Yên Bái

Longform | Chứng nhận OCOP: “Giấy thông hành” cho nông sản Yên Bái

Việc được chứng nhận là sản phẩm OCOP đã giúp nâng cao giá trị và mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản Yên Bái.
|< < 1 2 3 4 > >|