Chủ tịch Hà Nội yêu cầu dừng đào vỉa hè, đào đường từ ngày 11/1 - 29/1

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan phải dừng cấp phép thi công (đào vỉa hè, đào đường) từ ngày 11/1 đến 29/1.
Giá nước sạch Hà Nội sẽ tăng từ năm 2023? Các tuyến đường cửa ngõ vào Thủ đô đông nghẹt sau 3 ngày nghỉ Tết

Tại Chỉ thị số 21/CT-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Thủ đô, ông Trần Sỹ Thanh - Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Công an thành phố, các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu dừng đào vỉa hè, đào đường từ 11/1 – 29/1
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu dừng đào vỉa hè, đào đường từ ngày 11/1 – 29/1

Đồng thời, tăng cường kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước vận tải theo quy định, kiên quyết xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm. Tập trung rà soát, chỉ đạo duy tu, sửa chữa, khắc phục nhanh các tuyến đường, tuyến phố, đèn tín hiệu giao thông bị hỏng hoặc không đủ điều kiện sử dụng.

Bên cạnh đó, tăng cường phân luồng, tổ chức giao thông, giảm tai nạn, ùn tắc giao thông; bảo đảm trật tự, an toàn tại các bến xe, bến tàu, nhà ga và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong dịp Tết. Tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp đỗ, dừng phương tiện không đúng quy định, đi không đúng làn đường, phần đường quy định, chở quá tải, quá số người quy định. Xử lý các điểm trông giữ xe trái phép, sai phép, thực hiện sai quy định về giá dịch vụ, vi phạm lòng đường, vỉa hè.

Dừng cấp phép thi công (đào vỉa hè, đào đường) từ ngày 11/1/2023 (20 tháng chạp) đến ngày 29/1/2023 (mùng 8 tháng giêng). Đồng thời kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thi công thực hiện hoàn trả vỉa hè, đường, đảm bảo thuận lợi giao thông và vệ sinh môi trường trong dịp Tết.

Liên quan đến giao thông Hà Nội an toàn, thông suốt kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2023, theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, do thời gian nghỉ Tết Dương lịch ngắn (cũng gần với Tết Nguyên đán Quý Mão 2023) nên nhu cầu đi lại của người dân không quá lớn. Do đó, trước, trong và sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2023, giao thông trên địa bàn thành phố diễn ra thuận lợi, an toàn không xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài nghiêm trọng.

Cụ thể, ngày 30/12/2022 là ngày làm việc cuối trước kỳ nghỉ Tết Dương lịch năm 2023, nhiều người dân, sinh viên đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội về quê nghỉ Tết. Trên các tuyến đường, phố chính thuộc địa bàn các quận nội thành, lượng người và phương tiện giao thông ở mức trung bình; khu vực các bến xe khách và tuyến đường lân cận có tăng cao hơn nhưng không xảy ra ùn tắc kéo dài.

17h00 chiều ngày 30/12/2022, lượng phương tiện đông đúc trên các trục giao thông chính như Giải Phóng, vành đai 3, nút Pháp Vân, đường Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Trãi, Cầu Chương Dương, Minh Khai… các phương tiện di chuyển chậm. Lượng người và phương tiện tại khu vực bến xe Giáp Bát tăng cao, có xảy ra ùn đến 3 hàng xe trong thời gian ngắn tại khu vực qua bến xe. Thanh tra Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các đội Thanh tra giao thông vận tải phối hợp với các lực lượng chức năng để phân luồng, hướng dẫn các phương tiện di chuyển theo hướng khác. Đến 20h00, giao thông tại các khu vực trên đã ổn định, các phương tiện có thể di chuyển bình thường.

Từ 09h00, ngày 31/12/2022, khu vực các bến xe khách và các tuyến đường cửa ngõ ra vào Thủ đô thông thoáng, các phương tiện giao thông có thể di chuyển tốt.

Trong ngày 01/01/2023, giao thông tại các tuyến đường, phố trên địa bàn thành phố ổn định, không xảy ra ùn tắc giao thông. Lượng người và phương tiện tập trung đông tại khu vui chơi, giải trí như: khu vực không gian đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, tuyến phố đi bộ Trần Nhân Tông, Công viên Thủ Lệ, Bách Thảo và các trung tâm thương mại....

Đến 09h00, ngày 02/01/2023, ngày cuối cùng của dịp nghỉ Tết Dương lịch 2023 kéo dài 3 ngày đã kết thúc, người dân trở lại Hà Nội để chuẩn bị cho tuần làm việc mới. Tại khu vực các bến xe khách và các tuyến đường cửa ngõ ra vào Thủ đô thông thoáng, các phương tiện giao thông có thể di chuyển tốt.

Trước đó, để đảm bảo giao thông diễn ra thông suốt, an toàn và thuận lợi, lực lượng Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã huy động 290 cán bộ thanh tra chốt trực tại 74 vị trí. Bố trí lực lượng phối hợp thực hiện nhiệm vụ phân luồng chống ùn tắc giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông kết hợp với kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết sự cố giao thông trên các tuyến đường.

Tăng cường lực lượng phối hợp tổ chức giao thông, phân luồng, hướng dẫn phương tiện lưu thông an toàn, thông suốt; có biện pháp khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn, đặc biệt trên các tuyến giao thông trọng điểm, các tuyến đường cửa ngõ ra, vào Thủ đô; không để phát sinh ùn tắc giao thông kéo dài quá 15 phút.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sở Giao thông vận tải

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hạ tầng số hiện đại -

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Nhờ đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng số, Quảng Ninh đã trở thành một trong những địa phương dẫn đầu trong chuyển đổi số.
Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Mưa lớn kéo dài gây ra rất nhiều điểm sạt lở tại huyện Bắc Trà My, lực lượng chức năng đang tổ chức sơ tán dân và nỗ lực thông tuyến tạm thời.
Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành công điện hoả tốc nhằm ứng phó mưa lũ; cho học sinh nghỉ học ngày 25/11.
Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Những năm qua, công tác quản lý tài nguyên than, khoáng sản luôn được tỉnh Quảng Ninh quan tâm, chú trọng.
Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ước tăng trưởng GRDP của địa phương năm 2024 đạt 7,5-7,8% so với năm 2023, cao hơn tốc độ tăng bình quân của cả nước ước đạt 6,8-7%.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tích cực, chủ động thực hiện nhiều giải pháp cụ thể nhằm tiết kiệm sản lượng điện trong sản xuất, kinh doanh.
Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Thời gian qua, việc triển khai các dự án nhà ở xã hội được tỉnh Quảng Ninh xác định là nhiệm vụ quan trọng.
Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Không chỉ là nhiệm vụ, chuyển đổi xanh còn là cơ hội để tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng hình ảnh một địa phương hiện đại, bền vững.
Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Trong tuần này (từ 18/11 - 22/11), TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước,... đã triển khai quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt.
Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Ngày 21/11, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Sáng ngày 21/11, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc tiến độ các dự án khu đô thị lớn, nhà ở xã hội, thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Ngày 21/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức hội nghị tuyên, truyền nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau khi sắp xếp, thị xã Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) sẽ có 30 đơn vị hành chính, gồm 16 phường và 14 xã, chính thức hoạt động từ 00 giờ 00 phút, ngày 1/1/2025.
Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác ở cầu treo Bình Thành, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thừa Thiên Huế yêu cầu Thủy điện Bình Điền giảm lưu lượng để hỗ trợ cứu hộ.
Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Chiều ngày 20/11, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá (xã Văn Môn, huyện Yên Phong).
Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Lễ Công bố quyết định xếp hạng và đón nhận Bằng Di tích lịch sử cấp thành phố Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam - Đà Nẵng.
Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Những giải pháp quyết liệt trong thúc đẩy thu ngân sách nội địa 2 tháng cuối năm đang được tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung thực hiện.
Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Phát triển kinh tế tập thể ở tỉnh Quảng Ninh đã chuyển biến tích cực về số lượng và chất lượng, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Cục Quản lý thị trường Hà Giang đã đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, qua đó bình ổn thị trường hàng hóa trên địa bàn.
Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Hiện các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 493 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 376 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 6,74 tỷ USD.
Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Ngày 18/11, Nam Định đã tiến hành đánh giá, phân hạng và công nhận 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024.
Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Sáng ngày 18/11, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11/2024.
Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng các phương án quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch thế mạnh, phù hợp với thị hiếu của đa dạng dòng khách.
Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh rất quan tâm đến phát triển kinh tế số, xã hội số nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng.
Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Những con diều “khổng lồ” mang hình ảnh đặc trưng của các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long tung bay trong gió khiến người dân TT. Sông Đốc - Cà Mau hào hứng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động