Chủ động ứng phó rào cản thương mại

Cùng với sự phát triển của thương mại toàn cầu, biện pháp phòng vệ thương mại thường xuyên được các quốc gia trên thế giới sử dụng, nhất là các nền kinh tế xuất khẩu lớn càng dễ trở thành đối tượng của biện pháp phòng vệ thương mại.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ Bộ Công Thương, nếu doanh nghiệp nắm bắt kịp thời và chủ động ứng phó sẽ không còn là rào cản lớn đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Đối mặt với rủi ro

Chú thích ảnh
Chế biến cá tra phi lê xuất khẩu tại nhà máy của Công ty CP đầu tư phát triển đa quốc gia. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN

Là ngành hàng nằm trong nhóm xuất khẩu chủ lực, thời gian qua ngành thủy sản Việt Nam đã trải qua 18 kỳ rà soát thuế chống bán phá giá với cá tra, basa và 16 kỳ rà soát chống bán phá giá đối với tôm nước ấm.

Trong các lần rà soát, có những kỳ, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra và tôm của Việt Nam được hưởng mức thuế suất thấp từ 0 - 1% nhưng ngược lại, không ít doanh nghiệp đã phải chịu thuế suất cao. Tới đây, nguy cơ này còn lớn hơn khi xuất khẩu không ngừng tăng trưởng nhờ vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia.

Thống kê cho thấy, mặc dù dịch COVID-19 đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế nhưng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2021 vẫn đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2020. Tuy nhiên, đây lại là một trong những ngành phải đối diện với các vụ việc phòng vệ thương mại do nước ngoài điều tra sớm nhất.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giai đoạn đầu ngành thủy sản còn bỡ ngỡ do các vụ kiện và gặp nhiều bất lợi trong các lần thực hiện hiện rà soát của thị trường nhập khẩu. Thế nhưng, "ngã ở đâu đứng dậy ở đó", cộng đồng doanh nghiệp ngành thủy sản qua đây đã sớm rút ra nhiều bài học kinh nghiệm để chủ động ứng phó.

Cũng trong tiến trình hội nhập của nền kinh tế, cơ hội để ngành gạch men ốp lát phát triển, tăng trưởng xuất khẩu là rất lớn. Dù vậy, đây cũng là lĩnh vực sẽ phải đối diện nhiều hơn nguy cơ điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại từ các thị trường.

Ông Đinh Quang Huy - Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam cho biết, việc xuất khẩu ra thế giới là bước tiến lớn của ngành gạch men ốp lát Việt Nam. Tuy nhiên, mặt hàng này đã và đang đối diện với thách thức lớn trước các biện pháp phòng vệ thương mại từ thị trường xuất khẩu như Philippines, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc)...

“Mặc dù việc bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại là điều mà ngành đã xác định trước nhưng đây là vấn đề mới, kinh nghiệm ứng phó còn ít khiến nhiều vụ việc doanh nghiệp và ngành sản xuất gặp không ít khó khăn, lúng túng”, ông Đinh Quang Huy trải lòng.

Đáng lưu ý, Bộ Công Thương vừa công bố danh sách 11 nhóm sản phẩm xuất khẩu có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; trong đó, cả 11 sản phẩm này đều xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.

Cụ thể, danh sách cập nhật đến tháng 11/2021 mà Bộ Công Thương đưa ra gồm 4 sản phẩm gỗ có nguy cơ bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp hoặc biện pháp phòng vệ thương mại.

Thêm vào đó, các mặt hàng khác là đá nhân tạo, gạch men, xe đạp điện, vỏ bình ga, ghim đóng thùng, pin năng lượng mặt trời và thép carbon chống ăn mòn.

Chủ động ứng phó

Chú thích ảnh
Dù ngành tôm của Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều phát triển vượt bậc, nhưng trên thực tế thương hiệu tôm Việt Nam chưa được công nhận rộng rãi trên thị trường thế giới về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, trách nhiệm môi trường và xã hội. Ảnh minh họa: Huỳnh Anh/TTXVN

Chia sẻ thêm về vấn đề này, bà Phạm Châu Giang-Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho hay: Tính đến hết tháng 12/2021, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là đối tượng của 209 vụ việc điều tra. Riêng trong năm 2021 có 8 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng, bên cạnh nhiều vụ việc cũ đang tiếp tục điều tra và các vụ việc rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ.

Theo bà Phạm Châu Giang, qua kinh nghiệm ứng phó các vụ kiện của nước ngoài với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, việc cảnh báo sớm cho doanh nghiệp về các nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại đóng vai trò quan trọng đối với thành công trong các vụ kiện. Bởi, thông thường khi các nước ra thông báo điều tra chỉ trong thời gian rất ngắn nhưng yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin lại rất lớn.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc xử lý, ứng phó với các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 316/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại.

Hiện nay, định kỳ hàng quý, Cục Phòng vệ thương mại đều cập nhật và thông báo công khai danh sách cảnh báo để các cơ quan chức năng, các hiệp hội, doanh nghiệp và các bên liên quan khác định hướng cụ thể, chuẩn bị trước cho khả năng bị nước ngoài tiến hành điều tra phòng vệ thương mại.

Tuy nhiên, để chủ động ứng phó, bà Phạm Châu Giang khuyến cáo doanh nghiệp cần trang bị kiến thức cơ bản về pháp luật, quy định phòng vệ thương mại trong các FTA giữa Việt Nam và các đối tác; dự trù thuê luật sư khi cần thiết; xây dựng hệ thống quản trị tiên tiến, hiện đại, lưu trữ hồ sơ, sổ sách đầy đủ và rõ ràng.

Trường hợp bị khởi xướng điều tra, cần xem xét tham gia vụ việc một cách tích cực bằng cách trả lời bản câu hỏi đúng thời hạn, hợp tác với cơ quan điều tra nước ngoài, tránh việc bị cơ quan điều tra nước ngoài sử dụng các dữ liệu sẵn có khi đánh giá, phân tích trong kết luận vụ việc.

Tới đây, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp các đơn vị triển khai, thực hiện hiệu quả Đề án về nâng cao năng lực phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới và Đề án về nâng cao năng lực phối hợp trong phòng vệ thương mại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hạn chế rủi ro.

baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Báo Công Thương sẽ mang đến cho bạn đọc cái nhìn về một chiến lược đầu tư hấp dẫn, được nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi giao dịch Hợp đồng quyền chọn.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 72): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 7)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 72): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 7)

Báo Công Thương sẽ giới thiệu đến bạn đọc một chiến lược giúp nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận trong trường hợp giá thị trường của tài sản cơ sở sẽ ít biến động.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 71): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 6)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 71): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 6)

Báo Công Thương sẽ tiếp tục giúp bạn đọc hiểu rõ thêm về chiến lược giao dịch số 6 là “Chiến lược Long Straddle”.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 70): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 5)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 70): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 5)

Trong số Hỏi đáp trước, bạn đọc đã được tìm hiểu về chiến lược Long Call-một chiến lược hiệu quả khi giá tài sản cơ sở tăng trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 69): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 69): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 4)

Chiến lược mua quyền chọn mua (Long Call) được thực hiện bằng việc mua quyền chọn mua một loại tài sản cơ sở ở mức giá thực hiện nhất định.

Tin cùng chuyên mục

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 68): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 68): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 3)

Trong số Hỏi đáp về giao dịch hàng hóa trước, bạn đọc đã được tìm hiểu về chiến lược dàn trải giá lên (Bull Spreads) trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 67): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 67): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 2)

Báo Công Thương sẽ tiếp tục giới thiệu tới bạn đọc một chiến lược đầy hấp dẫn được rất nhiều nhà đầu tư thường lựa chọn khi giao dịch hợp đồng này.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 66): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 66): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn

Trong giao dịch hàng hóa, hợp đồng quyền chọn là một trong những hợp đồng được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất bởi lợi thế bảo hiểm giá.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 65): Các khái niệm cơ bản trong giao dịch hợp đồng quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 65): Các khái niệm cơ bản trong giao dịch hợp đồng quyền chọn

Trên thị trường giao dịch hàng hóa thế giới, hợp đồng quyền chọn là công cụ hiệu quả để bảo hiểm rủi ro cho các bên tham gia thị trường.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Trong những số vừa qua, Báo Công Thương đã đề cập đến toàn bộ các hình thức xử lý vi phạm thành viên hiện đang được áp dụng tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Trong số trước, Báo Công Thương đã đề cập đến một số hình thức xử lý vi phạm thành viên tại MXV như nhắc nhở bằng văn bản, cảnh cáo.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Báo Công Thương đã đề cập đến các nguyên tắc xử lý vi phạm thành viên tại MXV, một số hình thức xử lý vi phạm thành viên đang áp dụng tại MXV.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Với sự phát triển của thị trường hàng hóa, chuyên mục Hỏi đáp về giao dịch hàng hóa đang ngày càng nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Báo Công Thương sẽ tiếp tục làm rõ các vấn đề xoay quanh hoạt động mua bán hàng hóa thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Trong số trước, Báo Công Thương đã giải đáp thắc mắc của bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Báo Công Thương thường xuyên nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Trong giao dịch hàng hóa, đòn bẩy giúp các nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận tối đa với số vốn ban đầu rất nhỏ.
Nhiều "kịch bản" điều hành giá xăng, dầu

Nhiều "kịch bản" điều hành giá xăng, dầu

Năm 2024, Bộ Công Thương đề ra nhiều giải pháp mới để điều hành giá cũng như bảo đảm nguồn cung xăng, dầu trước những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên chia sẻ về những kết quả năm 2023 và nhiệm vụ cụ thể trong năm 2024 của ngành.
Kỳ vọng xuất khẩu bứt phá

Kỳ vọng xuất khẩu bứt phá

Mặc dù, dự báo kinh tế năm 2024 vẫn đối diện với nhiều khó khăn, song mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu được đưa ra tăng khoảng 6% so với năm 2023...
Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành công nghiệp

Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành công nghiệp

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn chưa từng có đối với kinh tế toàn cầu và Việt Nam. Song lĩnh vực công nghiệp vẫn là một trụ cột của nền kinh tế...
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 56): Hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 56): Hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa

Hoạt động giao dịch ký quỹ tạo ra những cơ hội tốt, nâng cao hiệu quả đầu tư cho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 55): Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 55): Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa

Trong số hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa hôm nay, Báo Công Thương sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc xoay quanh vấn đề quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 54): Đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 54): Đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa

Trong thị trường giao dịch hàng hóa,ngày đáo hạn hợp đồng là thời điểm rất quan trọng để nhà đầu tư kịp thời thực hiện đóng các vị thế,chốt lời/cắt lỗ hiệu quả.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 53): Hợp đồng hàng hóa tiêu chuẩn, mini và micro

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 53): Hợp đồng hàng hóa tiêu chuẩn, mini và micro

Báo Công Thương đã tiếp tục nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc liên quan đến hoạt động giao dịch hàng hóa tại MXV.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động