Thứ ba 22/04/2025 17:32

Chủ đầu tư chây ỳ nợ của nhà thầu xây dựng sẽ bị “bêu tên”

Đó là đề xuất của ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) trước tình trạng nợ đọng xây dựng kéo dài.

Trước thềm Hội thảo “Nợ đọng xây dựng - Kiến nghị giải pháp” do Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức vào ngày 18/8 tới đây, ông Nguyễn Quốc Hiệp cho biết: Nợ đọng không thanh toán đang khá phổ biến ở tất cả các doanh nghiệp, các tổng công ty, tập đoàn xây dựng với số dư từ vài trăm đến vài nghìn tỷ đồng.

Nhiều dự án đã đưa vào khai thác sử dụng vài ba năm vẫn chưa quyết toán được. Trong khi đó, nhà thầu xây dựng phải vay tín dụng ngân hàng, chịu lãi suất cao dẫn đến tình trạng nợ đọng kéo dài hết công trình này đến công trình khác. Nhiều nhà thầu xây dựng đang bị nợ gấp mấy lần vốn chủ sở hữu, có những doanh nghiệp bị nợ đến vài nghìn tỷ đồng. Tình trạng nợ đọnglớn diễn ra cả ở các gói thầu vốn đầu tư công lẫn công trình vốn ngoài ngân sách.

Nhiều đơn vị bị nợ đọng xây dựng lên đến hàng nghìn tỷ đồng trong nhiều năm. Ảnh minh họa

Đơn cử, đại diện nhà thầu xây dựng Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn cho biết, hiện doanh nghiệp này có 1.280 hợp đồng có giá trị công nợ phải thu. Tổng số nợ phải thu tính đến 31/3 là 1.539 tỷ đồng. Trong đó, nợ ở các công trình mà chủ đầu tư là đơn vị quản lý vốn Nhà nước là hơn 1.000 tỷ đồng, còn lại là tư nhân. Một số khoản nợ kéo dài trên 5 năm có giá trị gần 150 tỷ đồng.

Ông Hiệp cho biết một thực tế là nhiều nhà thầu xây dựng phải vay tiền về thi công. Nợ gấp đôi vốn hiện có, lãi suất đi vay thì 9-10% thì đang lãi thành lỗ. Nhà thầu đi vay ngân hàng, không trả được nợ bị siết nợ và lãi vay dẫn đến lãi chồng lãi.

Từ thực tế này, ông Nguyễn Quốc Hiệp đề xuất, các địa phương phải kiên quyết công bố danh sách chủ đầu tư không nghiêm túc, chây ỳ và nợ đọng sẽ không cho đầu tư tiếp.

Với các dự án bên ngoài ngân sách, VACC đề nghị Bộ Xây dựng thống nhất với các chủ đầu tư về cơ chế của phần 20% nghiệm thu công trình cần có cơ chế bảo lãnh thanh toán. Về cơ chế thanh toán và cơ chế hợp đồng, hiện nay cơ chế thực hiện tạm ứng 15-20% là quá thấp. Ông Hiệp đề nghị cần tiến dần theo thông lệ cơ chế thanh toán quốc tế.

Với các dự án đầu tư công, ông Hiệp kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát thống kê nợ đọng từ 3- 5 năm để báo cáo Thủ tướng xử lý.

Nguyễn Duyên

Tin cùng chuyên mục

Gamuda Land Việt Nam nỗ lực thúc đẩy cam kết ESG tại Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh: Giá chung cư chạm ngưỡng 60 triệu đồng/m2

Dòng chảy thị trường bất động sản đối mặt rào cản pháp lý

Mua nhà theo giá của bạn: Trải nghiệm Noble App của Sunshine Group

Thị trường khách sạn, căn hộ dịch vụ bứt tốc nhờ du lịch

Có nên 'ôm' đất khi lãi suất đang hạ nhiệt?

BIM Land giới thiệu bộ sưu tập biệt thự giới hạn tại Thanh Xuan Valley

Nhiều dự án bất động sản ‘ngủ đông’ rục rịch hồi sinh

Giá đất có tăng sau sáp nhập phường ở Hà Nội?

Bất động sản thương mại dịch vụ thấp tầng được công nhận sổ đỏ

Bất động sản Hạ Long trở lại đường đua với lực đẩy mới

Đầu tư đất nền thế nào để tránh rủi ro?

Giá đất 'thủ phủ công nghiệp’ Bắc Ninh, Bắc Giang biến động ra sao?

Bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục ‘ngủ đông’?

Pearl Residence tại Cửa Lò được nhà đầu tư săn đón

Vì sao bất động sản Đông Bắc Hà Nội giàu tiềm năng tăng trưởng?

Bất động sản thấp tầng vùng ven Hà Nội tăng vọt 74%

Loạt biệt thự bỏ hoang ở ngoại thành Hà Nội

Dự án nghìn tỷ 'án binh bất động' trên đất vàng

Bất động sản Thanh Hóa: Cơ hội và thách thức đến từ hạ tầng