Chống bán phá giá ống thép xuất khẩu: Không nên thổi phồng

Thông tin về việc Việt Nam đang đối diện với nguy cơ có thể bị kiện chống bán phá giá mặt hàng ống thép xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ được nhắc đến nhiều hơn trong vài tháng gần đây. Liệu sự việc này có đang bị thổi phồng quá mức?
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa: Internet

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa: Internet

CôngThương - Cảnh báo xa bị biến thành nguy cơ gần

Vụ việc khởi nguồn từ một bài phát biểu tại cuộc họp của Ủy ban Tài chính thượng viện Hoa Kỳ ở Washington hồi giữa tháng 5-2011.

Tại đó, ông Robert L.Mahoney, lãnh đạo Công ty Thép Northwest (Hoa Kỳ) yêu cầu Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ phải áp dụng biện pháp thu thuế thích đáng với các ống thép nhập khẩu để đối phó với tình hình suy giảm thương mại. Ông Mahoney cũng đề cập: “Có tin đồn về việc ống thép Trung Quốc được nối và ghép tại Việt Nam, sau đó gắn nhãn sản phẩm Việt Nam. Hiện tượng này (nếu có) vẫn vi phạm quy định hải quan vì việc nối và ghép ống thép không làm thay đổi xuất xứ của hàng hóa”.

Qua các kênh thông tin khác nhau, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) và Trung tâm Phòng vệ thương mại (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) đã chuyển cảnh báo từ xa đến Hiệp hội Thép Việt Nam, tương tự như rất nhiều thông tin cảnh báo về nguy cơ hàng hóa Việt Nam có thể bị kiện ở nhiều quốc gia như đồ gỗ, mắc áo nhựa, vòng khuyên, đèn huỳnh quang vào Mỹ hay giày da vào Brazil mới đây.

Mọi việc mới dừng lại ở đó. Nhưng thay vì chủ động đón nhận và xử lý thông tin như một cảnh báo sớm, lãnh đạo Hiệp hội Thép lại biến vụ việc thành nguy cơ hiện hữu. Tại các cuộc họp giao ban về sản xuất hàng tháng của Bộ Công Thương hay cuộc họp của đại diện các ngành hàng với Bộ Tài chính về việc rà soát các hiệp định FTA mới đây, lãnh đạo hiệp hội đều thông báo với các nơi về nguy cơ này.

Điều đó đã dẫn đến hiện tượng có rất nhiều công ty luật trong và ngoài nước liên tục gửi các đề nghị tư vấn, nâng tầm mức nguy cơ vụ việc đến các doanh nghiệp xuất khẩu thép ống ở Việt Nam. Thậm chí có công ty còn tự tập hợp số liệu, cho rằng từ hai nguồn Bộ Thương mại Hoa Kỳ và Trung tâm Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) cho thấy số lượng nhập khẩu thép ống từ Việt Nam vào Hoa Kỳ tăng đột biến vài chục phần trăm trong những tháng đầu năm nay (quy định của Hoa Kỳ là nếu hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ quốc gia nào chiếm 3% tổng thị phần nhập khẩu và tăng đột biến về kim ngạch có thể bị đối diện với nguy cơ áp thuế chống bán phá giá).

Cách ứng xử của Hiệp hội Thép trong chuyện này được một số chuyên gia về phòng vệ thương mại quốc tế ở Việt Nam xem như là không nên. Đây có thể xem như bài học trong việc xử lý các thông tin liên quan đến phòng vệ thương mại quốc tế. Việc chủ động là cần thiết nhưng sự chủ động đó không phải chỉ là việc loan báo mà phải có những hành động thích hợp, đúng mức với tình hình.

Thực ra, cách đây hai năm, khi Việt Nam bắt đầu xuất khẩu thép ống vào Mỹ, nguy cơ này đã được nhắc đến nhưng để trở thành một vụ kiện chính thức cũng không đơn giản.

Tránh những lo ngại quá mức

Vậy cách ứng xử thích hợp nhất đối với cảnh báo từ xa về nguy cơ kiện thép nên như thế nào? Thông lệ cho thấy các hiệp hội nên vào cuộc cùng các doanh nghiệp thành viên có những sự chuẩn bị chắc chắn về hồ sơ pháp lý, sổ sách giấy tờ, từ nguồn gốc nguyên liệu đến hàng hóa xuất khẩu, để đảm bảo rằng quy trình sản xuất hàng hóa minh bạch, không có sự gian lận thương mại mà nơi cảnh báo nhắc đến. Điều này là cần thiết trong mọi tình huống, không chỉ xuất phát từ cảnh báo chống phá giá từ Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này mới chỉ có Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) yêu cầu các doanh nghiệp ống thép báo cáo tình hình. Phía Hiệp hội Thép chưa có động thái gì cho thấy sự chủ động này, không rà soát, bóc tách các số liệu hoặc đồng hành cùng các doanh nghiệp xử lý vụ việc. Thậm chí, Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội, còn nói với TBKTSG: “Chúng tôi không quan tâm quá kỹ vì các doanh nghiệp nói họ chủ động ứng phó được”.

Đặt tình huống khác, nếu chuyện này xảy ra có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, doanh thu và lợi nhuận của các công ty ống thép ở Việt Nam không? Câu trả lời từ ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép, với TBKTSG là không, hoặc nếu có thì cũng không đáng kể.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Việt Nam hiện có bốn doanh nghiệp xuất khẩu ống thép vào Hoa Kỳ gồm: Công ty SeAH (100% vốn Hàn Quốc), Sun Stell (100% vốn Đài Loan) và hai doanh nghiệp 100% vốn trong nước là Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát và Công ty cổ phần Ống thép Việt Đức, trong đó lượng xuất khẩu của hai doanh nghiệp trong nước chưa đến 10.000 tấn/năm.

Năm 2010, tổng khối lượng bán ra của các doanh nghiệp thép ống trong nước là 568.000 tấn, chỉ có khoảng 11% dành cho xuất khẩu, trong đó thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm vài phần trăm trong tổng kim ngạch sắt thép xuất khẩu nói chung.

Thống kê của Bộ Công Thương chín tháng đầu năm nay, xuất khẩu sắt thép tăng đột biến với tổng  giá trị 1,26 tỉ đô la Mỹ, riêng thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm 0,2%, và giảm 3% so với cùng kỳ (chưa tách riêng phần xuất khẩu thép ống). Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, doanh thu xuất khẩu ống thép chín tháng đầu năm ước đạt 61,3 triệu đô la Mỹ, chỉ bằng 4,8% tổng giá trị xuất khẩu sắt thép của Việt Nam.

Như vậy, nguy cơ thép ống xuất khẩu vào Hoa Kỳ đối diện với vụ kiện chống bán phá giá có phải đang bị đẩy lên quá mức?

TBKTSG

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chống bán phá giá

Tin mới nhất

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Chiều 23/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Chiều 23/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Luật Hóa chất (sửa đổi), theo đại biểu cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất.
Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

Thanh tra Bộ Giao thông vận tải Mỹ đã chỉ trích sự giám sát của Cục Hàng không Liên bang Mỹ do cơ quan này không có hệ thống hiệu quả để giám sát Boeing.
TKV: Tổng tài sản tăng 67 lần sau 30 năm hoạt động

TKV: Tổng tài sản tăng 67 lần sau 30 năm hoạt động

Tổng tài sản của TKV đã tăng trưởng liên tục từ 1,7 nghìn tỷ đồng vào năm 1994 lên 114 nghìn tỷ đồng vào năm 2023, tương đương tăng 67 lần.
TKV: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024

TKV: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024

Tại cuộc họp giao ban giữa Lãnh đạo TKV và các đơn vị tại Quảng Ninh, TKV đã phát động thi đua 90 ngày đêm sản xuất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch quý IV/2024.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Bộ Công Thương cho rằng cần có các chính sách giảm lệ phí trước bạ đối với xe Hybrid nhằm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng dòng xe này.
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Từ ngày 17 - 20/9, đoàn công tác của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã làm việc với các cơ quan chức năng của Lào về dự án muối mỏ Kali.
Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Công ty Nhôm Lâm Đồng tính toán, với quỹ đất còn lại có thể khai thác được chỉ đáp ứng sản xuất alumin đến ngày 25/9/2024, sau đó có nguy cơ dừng hoạt động.
Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành thép giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tại dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Bộ Công Thương đặt mục tiêu có thể sản xuất các linh kiện quan trọng như hộp số, động cơ.
Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng báo cáo về tình hình quản lý, quy hoạch, thành lập, đầu tư cơ sở hạ tầng, hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Hồ sơ dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) cơ bản đã đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).
Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Thời hạn giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước kéo dài trong 3 tháng, được bắt đầu từ ngày 1/9-30/11.
Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Dù có kim ngạch xuất khẩu lớn, xuất siêu cao nhưng do chủ yếu tham gia ở khâu sản xuất hữu hình nên giá trị gia tăng của ngành công nghiệp điện tử không cao.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

Chiều 22/8/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam (19/8/1969-19/8/2024).
TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Với những thành tựu nổi bật, Tập đoàn Công nghiệp – Than Khoáng sản Việt Nam đã khẳng định là một trong 3 trụ cột của đất nước trong đảm bảo an ninh năng lượng.
Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Việc tính đúng, tính đủ để có giá bán điện hợp lý là yêu cầu tất yếu, khách quan phục vụ cho sự phát triển bền vững của ngành điện và của nền kinh tế nói chung.
Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Bài toán đặt ra trong thu hút đầu tư vào ngành điện là gì, nhất là những nội dung về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, cơ cấu giá và cách tính giá thành.
Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Chiều 19/8, Đoàn Công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc.
Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

Ngày 14/8, tại Hà Nội, Bộ TN&MT đã họp Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia đối với các mỏ khoáng sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận và Bắc Giang.
5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường cho biết, có 5 vấn đề vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít tại tỉnh Bình Phước, Đắk Nông.
Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

7 tháng năm 2024, sản xuất thép thô và thép thành phẩm tăng nhưng ngành thép vẫn lo trước áp lực của thép nhập khẩu.
Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy đóng tàu Dung Quất giai đoạn 2019 – 2023 đã có sự tăng trưởng so với giai đoạn 2016 – 2018.
Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á

Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á

Mỗi quốc gia trong khu vực châu Á có những lợi thế cạnh tranh riêng biệt, nhưng Việt Nam có những đặc điểm nổi bật để hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của khu vực.
Bắc Giang: Vốn đầu tư Khu công nghiệp Yên Lư giai đoạn 1 là 1.543 tỷ đồng

Bắc Giang: Vốn đầu tư Khu công nghiệp Yên Lư giai đoạn 1 là 1.543 tỷ đồng

Khu công nghiệp Yên Lư (phần mở rộng) giai đoạn 1 được xây dựng tại xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang với vốn đầu tư hơn 1.543 tỷ đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động