Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020:

Chọn tính mạng, sức khoẻ của nhân dân thay vì lợi ích kinh tế!

Song hành việc thảo luận nhiều nội dung quan trọng liên quan đến các đối sách ứng phó với đại dịch Covid-19; song nội dung được Thủ tướng nhấn mạnh nhất tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 là chỉ đạo nhất quán: “Sức khoẻ, tính mạng của người dân là trên hết”.
Bộ Công Thương đề xuất giảm giá điện 10% trong 3 tháng

Đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của người dân là nhiệm vụ hàng đầu

Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ đã chủ động, kịp thời, quyết liệt, có đối sách đúng thể hiện qua sự vào cuộc của hệ thống chính trị và sự ủng hộ của nhân dân, đồng thời nhấn mạnh tinh thần quyết liệt hơn nữa, làm sao trong 15-20 ngày tới, có thể trong vòng một tháng, không để dịch bùng nổ ở Việt Nam.

chon tinh mang suc khoe cua nhan dan thay vi loi ich vkinh te
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chúng ta sẵn sàng hy sinh quyền lợi kinh tế trong ngắn hạn để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của nhân dân

“Muốn như vậy, cả hệ thống chính trị phải đoàn kết, muôn người như một, quyết tâm cao” – Thủ tướng nói và nhấn mạnh, bên cạnh các giải pháp phòng chống dịch bệnh, đảm bảo ổn định và phát triển kinh tế, thì việc đảm bảo an sinh xã hội, bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho những người bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 như lao động bị mất việc, người nghèo… phải được đặt lên hàng đầu. Trong đó có lĩnh vực giáo dục cần được các Bộ, ngành, địa phương đặc biệt quan tâm. Thủ tướng chỉ đạo ngành Giáo dục đẩy mạnh hình thức học trực tuyến và sớm công nhận loại hình đào tạo này. Sớm xây dựng và thông qua phương án dạy và học phù hợp với thực tế dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

“Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm có phương án báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này” – Thủ tướng gợi ý, trong đó phải nghiên cứu, đề xuất phương án thi tốt nghiệp phổ thông quốc gia và tuyển sinh cao đẳng, đại học phù hợp.

Trong khi đó, về vấn đề an sinh xã hội, Thủ tướng chỉ rõ nguyên tắc: “Chỉ hỗ trợ đối với những đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất việc, không đảm bảo mức sống tối thiểu do Covid-19 gây ra, không hỗ trợ dàn trải mọi đối tượng” và yêu cầu, quá trình triển khai phải đảm bảo công khai, minh bạch và xác định rõ trách nhiệm cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, cân đối nguồn lực hợp lý giữa Trung ương và địa phương và các nguồn lực xã hội khác.

Chính phủ thống nhất cao dự thảo Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid -19. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan rà soát kỹ, tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết để trình Thủ tướng ký ban hành theo thẩm quyển.

Về nội dung hỗ trợ, Thủ tướng đề nghị tính toán việc hỗ trợ 6 nhóm đối tượng trong 3 tháng với các mức nêu trong dự thảo Nghị quyết chặt chẽ hơn nhưng phải đúng nguyên tắc hỗ trợ nêu trên.

Nhất quán quan điểm ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và Quý I/2020, Thủ tướng biểu dương một số địa phương đã có thành tích tốt trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội (Hà Nội, Hải Phòng,…), tuy nhiên cũng có nhiều địa phương đạt tăng trưởng rất thấp, như thành phố Hồ Chí Minh (theo báo cáo trong quý I chỉ đạt mức tăng trưởng 1%.

Với mục tiêu nhất quán là không để nền kinh tế bị “gãy, đổ”, phải đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế và đạt tốc độ tăng trưởng cần thiết, Thủ tướng chỉ đạo tiếp các Bộ, ngành, địa phương cần quyết liệt, kiên trì thực hiện các giải pháp Chính phủ đã đề ra.

Cho biết, sau khi Chính phủ ban hành Chỉ thị 11, Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại đã khẩn trương triển khai chính sách tiền tệ, trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh, sẽ không chỉ dừng lại ở gói hỗ trợ 250.000 tỷ đồng mà phải có gói lớn hơn nữa. Về chính sách tài khoá, Người đứng đầu Chính phủ cho biết, đã ban hành và triển khai thực hiện giảm, giãn thuế phí và tăng chi tiêu công với mức tăng của gói này từ 30.000 tỷ đồng ban đầu lên 150.000 tỷ đồng và có thể sẽ tiếp tục nâng lên.

Cũng theo Thủ tướng, cùng với các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người lao động, người nghèo, nhất là người yếu thế, mất việc, thì những chính sách trên sẽ là “chiếc lò xo” giúp nền kinh tế “bật lên” sau dịch và chuẩn bị tinh thần “biến nguy thành cơ” để có tăng trưởng tốt hơn trong thời gian sớm nhất.

"Tinh thần là nhất quán quan điểm ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát” – Thủ tướng nhấn mạnh và chỉ đạo, các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam… thực hiện nhất quán nguyên tắc này. Trong đó chú trọng giữ ổn định giá trị đồng Việt Nam cũng như ổn định thị trường ngoại hối; phải có kịch bản điều hành, không để bị động, đảm bảo thanh khoản, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ. Cùng đó là kiểm soát chặt chẽ lạm phát theo kịch bản đề ra, đặc biệt phải thực hiện giảm giá thịt lợn, không tăng giá các dịch vụ thiết yếu và thực hiện giảm giá một số mặt hàng và dịch vụ.

Liên quan đến nội dung này, tại phiên họp, Thủ tướng hoan nghênh Bộ Công Thương và Tập đoàn EVN đã nhanh chóng đưa ra phương án giảm giá điện sinh hoạt và sản xuất cũng như tiếp tục đề xuất giảm giá một số mặt hàng thiết yếu khác. Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Công Thương tiếp tục cố giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án có quy mô lớn, nhất là 12 dự án kém hiệu quả để sớm đưa vào sản xuất, kinh doanh.

“Không vì kiềm chế lây nhiễm bệnh trong thời gian này mà tiến hành “ngăn sông cấm chợ”, phải đảm bảo hàng hóa lưu thông, hoạt động sản xuất - kinh doanh” – Thủ tướng đặc biệt lưu ý.

Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp tăng cường giảm giá các mặt hàng dịch vụ, như: điện, nước, Internet, cước viễn thông để cùng chia sẻ với Nhà nước, hỗ trợ người dân trong bối cảnh khó khăn từ dịch bệnh.

Đảm bảo diện tích gieo trồng và sản lượng trên cơ sở cân đối hợp lý giữa các vùng miền; xây dựng kịch bản sản xuất nông nghiệp; kiểm soát chặt chẽ trong xuất khẩu lương thực gắn với đảm bảo an ninh lương thực quốc gia… cũng là những lưu ý quan trọng được Thủ tướng nhấn mạnh đối với các Bộ, ngành, địa phương liên quan. Cùng đó, Thủ tướng yêu cầu tăng cường cải cách hành chính, đẩy mạnh xây dựng thể chế, chuẩn bị tốt các dự án luật trình Quốc hội trong kỳ họp tới.

Trong vấn đề tài chính ngân sách, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền ban hành các mức thuế, phí, lệ phí, lãi suất, đồng thời, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, giảm chi thường xuyên, giảm thiểu chi phí hội nghị, công tác phí đi công tác tác nước ngoài…, đặc biệt, phải đảm bảo đủ nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia Nhật Bản muốn đầu tư

Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia Nhật Bản muốn đầu tư

Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế đầu tư Nhật-Việt trên nhiều lĩnh vực.
Ngân hàng Thế giới thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện...
Tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Từ 3-4/4/2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ thăm chính thức Trung Quốc nhằm tiếp tục cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao, duy trì đà phát triển tích cực hai nước.
Chuyên gia thống nhất đề xuất bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng SJC

Chuyên gia thống nhất đề xuất bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng SJC

Các ý kiến bày tỏ đồng tình đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng.
Đại biểu Quốc đề xuất thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản

Đại biểu Quốc đề xuất thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản

Việc thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản, chứng minh năng lực tài chính là hết sức cần thiết để công tác đấu giá được thực hiện một cách hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục

Quyền Chủ tịch nước dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Quyền Chủ tịch nước dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Ngày 28/3, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng tại Hải Dương.
TP. Cần Thơ: Lực lượng Quản lý thị trường xử lý trên 140 vụ vi phạm hành chính

TP. Cần Thơ: Lực lượng Quản lý thị trường xử lý trên 140 vụ vi phạm hành chính

Trong quý I/2024, Cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ kiểm tra 194 vụ, xử lý 141 vụ vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách trên 1,6 tỷ đồng.
Việt Nam hoan nghênh Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết về ngừng bắn tại Dải Gaza

Việt Nam hoan nghênh Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết về ngừng bắn tại Dải Gaza

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rõ quan điểm trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới

Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới

Bộ trưởng Mary Ng cho biết, hai bên nhất trí khai thác tối đa các cơ chế hợp tác đã có; thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư hai nước lên tầm cao mới.
Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Trong 10 năm qua, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Thái Lan đã tăng từ 10,4 tỷ USD năm 2013 lên gần 19 tỷ USD năm 2023.
Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Ngày 27/3, Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Phó thủ tướng Trần Lưu Quang: Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang: Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Phó thủ tướng mong muốn Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam và đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước hạn chế xuất khẩu công nghệ cao.
Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn

Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn

Chiến thắng Điện Biên Phủ thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.
Doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm đối tác tại Việt Nam về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số

Doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm đối tác tại Việt Nam về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số

Doanh nghiệp Trung Quốc mong muốn tìm kiếm các đối tác Việt Nam hợp tác về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số, quản trị đô thị thông minh, trí tuệ nhân tạo.
Thủ tướng: Thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng: Thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm đủ nguồn cung xăng dầu cho thị trường và thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng

Chiều 26/3, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong thi hành pháp luật

Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong thi hành pháp luật

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác thi hành pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhận thêm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhận thêm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang là Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi.
Chuyển đổi từ lưu trữ tài liệu giấy sang số được thực hiện theo lộ trình

Chuyển đổi từ lưu trữ tài liệu giấy sang số được thực hiện theo lộ trình

Chuyển đổi từ lưu trữ tài liệu giấy sang lưu trữ tài liệu số được thực hiện theo lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử...
Thủ tướng Phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

Thủ tướng Phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg.
Thủ tướng đề nghị thanh niên thực hiện "5 xung kích", "6 khát vọng" trong chuyển đổi số

Thủ tướng đề nghị thanh niên thực hiện "5 xung kích", "6 khát vọng" trong chuyển đổi số

Thủ tướng nhấn mạnh, thanh niên phải là lực lượng xung kích, nòng cốt, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành quốc gia số.
Thủ tướng Chính phủ: Phải hoàn thiện thể chế để bảo đảm an ninh mạng

Thủ tướng Chính phủ: Phải hoàn thiện thể chế để bảo đảm an ninh mạng

Sáng 26/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Đề xuất cho phép Hà Nội thực hiện thử nghiệm có kiểm soát mô hình kinh doanh mới

Đề xuất cho phép Hà Nội thực hiện thử nghiệm có kiểm soát mô hình kinh doanh mới

Đề xuất cho phép thực hiện thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới có phạm vi triển khai áp dụng trên địa bàn Hà Nội.
Chủ tịch Quốc hội: Luật nào chưa chuẩn bị kỹ lưỡng có thể để kỳ sau

Chủ tịch Quốc hội: Luật nào chưa chuẩn bị kỹ lưỡng có thể để kỳ sau

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tiếp tục quán triệt nguyên tắc, đối với những vấn đề đã chín, đã rõ, có sự thống nhất cao thì quy định vào luật.
Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy tiến độ đường dây 500 kV mạch 3

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy tiến độ đường dây 500 kV mạch 3

Liên quan đến tiến độ đường dây 500 kV mạch 3, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã nêu 3 nguyên nhân ảnh hưởng dự án và đề nghị thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động