Chợ soi mỗi năm chỉ có một phiên

Làng tôi cũng có chợ. Đó là chợ Chèm, nằm trên mảnh đất kín đáo ngay bên bờ sông Hồng. Đến năm 60, hai cột điện cao thế dẫn điện qua sông Hồng được dựng lên, chợ Chèm bị di dời về nơi khác.
Chợ soi mỗi năm chỉ có một phiên

Gần sáu chục năm đã trôi qua, mỗi bận về làng, tôi vẫn nhớ như in khung cảnh chợ Chèm cũ. Đó là hai dãy nhà gạch xây như hành lang của biệt thự, mái ngói chạy dài một mạch. Khi tôi lớn lên, những cây bàng trồng hai đầu chợ đã thành cổ thụ, bóng trùm lên hai dãy chợ, khiến chợ Chèm luôn trong không khí râm mát. Lá bàng bốn mùa rụng kín trên mái, mùa bàng quả chín, quả xanh rơi lổn nhổn lối đi...

Chợ Chèm bán buôn đủ thứ. Chợ có cả một gánh phở của một người đàn ông trong làng tên là Bảo. Làng tôi vốn từng có một đội cải lương làng, dù chả có đạo diễn nào mà cứ phân vai người nọ, chỉ bảo người kia, dám dựng hàng loạt kịch bản dài hơi cỡ Kiều Nguyệt Nga, Lý Công, Thanh Xà - Bạch Xà, Bao Công xử án Quách Hòe... Có lẽ vì lây cái máu sinh ra từ các tích cải lương đó nên chủ gánh phở được dân làng gọi là Tần Thúc Bảo. Hồi bé, tôi và bọn trẻ xóm ngoài đê rất thèm phở. Nhưng phở là món quà khác hẳn bánh đúc, bánh rán, bánh đa, cháo xe... Chỉ khi nào tôi ốm, mẹ tôi mới sai chị tôi mang ba xu ra mua phở. Vì thế nhiều khi ỳ ùm ở sông về qua hàng phở Tần Thúc Bảo ngửi mùi phở thơm lựng, tôi nổi cơn thèm, bèn giả ốm, bỏ cơm đòi ăn phở... Các ông bố, bà mẹ xóm ngoài đê dạo đó có mẹo dọa trẻ con không dám ăn thứ quà cao cấp, đắt tiền đó liền phao tin là ông Tần Thúc Bảo thường ra sông vớt xác tây đen trôi từ mạn ngược về dóc thịt lấy xương ninh nước phở. Bọn trẻ nghe, lè lưỡi, rụt đầu, kinh sợ được dăm hôm thì cơn thèm phở vẫn trở lại, giày vò dạ dày háu đói của chúng...

Vào tuổi lên mười, mỗi khi gần đến tết, tôi lại thắc mắc, tại sao chợ Chèm khang trang, đàng hoàng thế mà không có phiên soi như phiên chợ cuối cùng mở vào ngày 27 tháng chạp của chợ Vẽ?

Làng Vẽ so với làng Chèm nhìn về hình thức, quy mô thì cũng một chín, một mười. Chỉ có chợ Vẽ không thể bì với chợ Chèm được.

Chợ Vẽ là tập hợp những túp lều mái lợp rạ xơ xác, dựng trên bốn cái cốt tre, bốn phía trống trải. Ngày nắng còn đỡ, vào ngày mưa, mùa đông thì bãi chợ nát nhoét bùn vì chân người đi. Người ngồi bán co ro trong những chiếc áo tơi lá, chân tay run rẩy vì lạnh, môi thâm tím lại, gió bấc hun hút từ sông Hồng tràn qua đê thốc vào. Chợ Vẽ lại không có thùng nước phở luôn sôi ùng ục trên bếp củi đỏ rực, tỏa ra mùi thơm lừng khuấy trộn lòng dạ luôn luôn đói của lũ trẻ... Ấy vậy mà căn chợ đơn sơ, trống hoang ấy lại có phiên chợ Vẽ soi tuyệt vời hấp dẫn, chứa đầy khát khao của người dân hai làng Chèm, Vẽ, nhất là đám trẻ con chúng tôi.

Chợ Vẽ ngày nào cũng nhóm họp, nhưng phiên chính rơi vào ngày 2, ngày 7. Phiên chợ chính bao giờ cũng đông khách mua, người bán. Không kể dân hai làng Chèm, Vẽ, dân trong vùng cũng kéo đến tụ tập bán, mua. Dân từ Bồng Lai, Bá Giang, từ Kẻ Thượng, Kẻ sòi, Đăm, Trôi, Nhổn, Hoàng, Mạc... xuống. Dân từ Cổ Nhuế, Bưởi, Cáo, Sở ra. Dân từ Bạc, Xù, Gạ, Tứ Tổng, Tứ Liên, Yên Phụ... lên. Dân bên Phúc Yên, Tráng Việt... chèo đò qua... Thôi thì đủ sản vật các miền tụ tập về. Giang nứa, gỗ thớt từ Bồng Lai, Bá Giang, cam Canh, bưởi Diễn, xôi các loại, bánh trôi, bánh chay của Xù, Gạ... Riêng làng Chèm, Vẽ góp hai mặt hàng nổi tiếng đã đi vào ngạn ngữ ẩm thực của Kinh thành Thăng Long: “Giò Chèm, nem Vẽ”...

Ấy vậy mà so với phiên chợ chính đông vui, sầm uất, phiên chợ Vẽ soi vẫn có sức hấp dẫn kỳ lạ, bắt đầu từ sự... hiếm. Phiên chợ Vẽ soi cả năm chỉ có một lần. Đó là phiên chợ mua sắm cuối cùng trong năm để bàn dân thiên hạ chuẩn bị bước vào đón Tết Nguyên đán.

Sự hấp dẫn còn vì sự đa dạng, phong phú của các mặt hàng đủ đáp ứng mọi nhu cầu mua, bán của người dân quanh năm chắt bóp, dành dụm để có một cái tết sum họp gia đình, thờ cúng tổ tiên, để có cái tết khỏi thua chị, kém em. Ngoài những vật dụng thường nhật, người đi chợ soi có thể mua lá dong, lạt tre... làm bánh chưng, mua măng, nấm... của miền ngược, đong được gạo nếp, gạo đồ, tám thơm, ré... mang từ làng Vòng, làng Thanh Trì ra, mua được cả lọ lục bình, đỉnh đồng... từ phố mang lên mà phiên thường không có...

Đối với bọn trẻ chúng tôi, Chợ Vẽ soi thật rộn ràng, vui tươi bởi màu sắc, bởi muôn tiếng động vui tươi, náo động. Không chỉ phong phú về hàng hóa mà bên cạnh những túp lều chợ mái rơm quê, giữa những bãi trống trong chợ, những trò chơi từ đâu đâu tràn về. Những anh chàng mặc áo xanh đỏ đi cà kheo, tung hứng, những chú khỉ lông vàng, mặt đỏ nhảy nhót, uốn éo quanh những vòng sắt tròn... Tôi còn nhớ phiên chợ Vẽ soi năm tôi 12 tuổi, người ta còn dắt về một con gấu nâu to lớn, lặc lè đi vài bước lại lăn đùng ra chìa bàn tay đầy lồng xin mía, xin mật, xin tiền... Những bàn quay số có thưởng bằng những đoạn kẹo kéo, kẹo bông, kẹo mạch nha... Chiếc xe đạp của ông kem Nam Hoa phiên chợ soi nào cũng chở thêm một thùng tiết bò nghễu nghện đằng sau xe mà chỉ chưa đầy nửa phiên đã hết sạch. Phiên chợ Vẽ soi, ông bố, bà mẹ nào cũng chiều con hơn ngày thường...

Nhưng có lẽ hấp dẫn nhất với đám trẻ chúng tôi là dãy hàng tranh Đông Hồ sặc sỡ. Năm nào cũng từng nấy tranh vẽ, những thứ mà bọn trẻ chúng tôi đã quen thuộc từ buổi đi chợ soi đầu tiên với mẹ. Vậy mà năm nào hàng tranh ấy cũng hấp dẫn, thu hút chúng tôi. Vào phiên soi, hàng tranh ở đâu mà dồn về chợ Vẽ nhiều thế. Hàng, hàng ngồi kề liền nhau. Hàng nào cũng trải chiếu và bắc những xà nứa ngang để bày và treo tranh. Chả cứ bọn trẻ chúng tôi xô đến hàng tranh mà cả các cụ già, người lớn. Họ ngắm nghía, chọn tranh tứ tiết “tùng, cúc, trúc, mai”, câu đối... Còn lũ trẻ chúng tôi lom khom, đứa ngồi, đứa bò chỉ chỏ, bàn tán những bức tranh quá quen thuộc. Nào là tranh gà mẹ nuôi con, tranh con gà sống cao cổ như sắp bật ra tiếng gáy ngạo nghễ, tranh đàn lợn có xoáy âm dương, thằng bé ôm con vịt, ông tướng dán ngoài cổng để trừ tà ma, Ngô Vương ngự thuyền diệt quân Ngô, Hai bà Trưng ngạo nghễ trên bành voi vung gươm diệt quân Hán...

Đã vào tuổi thất thập, ngồi nhớ lại phiên chợ Vẽ soi đã mãi mãi rời xa hơn sáu mươi năm, tự nhiên lại bần thần thương đàn cháu nội ngoại và đám trẻ cùng lứa của chúng! Phố phường hiện đại, những siêu thị sáng choang, thơm phức... liệu có mang lại cho lũ trẻ ngày nay những tưởng tượng, ước mơ và cả niềm vui thơ ngây mà những phiên chợ soi xưa mang lại cho lứa tuổi chúng tôi không?

Tạp văn của Nguyễn Hiếu, Quỳnh Mai - Hà Nội, 8/12/2016
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Cần Thơ: Chiến lược nào để từ

Cần Thơ: Chiến lược nào để từ ''bét bảng'' thành ''đầu tàu'' kinh tế khu vực?

Tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 3,13%, thấp hơn bình quân chung cả nước và thấp nhất Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm.
Sắp diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sắp diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ diễn ra vào ngày 28/4/2024 tại TP Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Bắc Giang: Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác

Bắc Giang: Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo các cơ quan liên quan quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo đúng quy định pháp luật.
Vĩnh Long: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Vĩnh Long: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Các sản phẩm OCOP của tỉnh Vĩnh Long đã có chất lượng tốt, từng bước tăng tính cạnh tranh, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ.
Quảng Nam: Chọn 86 người có chức vụ, quyền hạn để xác minh tài sản

Quảng Nam: Chọn 86 người có chức vụ, quyền hạn để xác minh tài sản

Qua bốc thăm ngẫu nhiên, Thanh tra tỉnh Quảng Nam đã chọn ra 86 người có chức vụ, quyền hạn để xác minh tài sản.

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Xử lý nghiêm tình trạng khai thác tận diệt thủy sản

Thanh Hóa: Xử lý nghiêm tình trạng khai thác tận diệt thủy sản

Tỉnh Thanh Hóa sẽ xử lý nghiêm tình trạng các tàu cá khai thác thủy sản bằng hình thức giã cào, làm cạn kiệt tài nguyên thủy sản đang tái diễn.
TP. Hồ Chí Minh: Sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP. Hồ Chí Minh: Sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Lễ 30/4 và 1/5

Các bến xe liên tỉnh tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, đã sẵn sàng phương tiện để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của người dân trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Lai Châu: Tập trung các giải pháp đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Lai Châu: Tập trung các giải pháp đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Sáng nay (19/4), Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu khoá XIV tổ chức Hội nghị lần thứ 19 thảo luận và quyết định một số nội dung quan trọng của địa phương
Bà Rịa – Vũng Tàu tạo động lực cho các dự án trọng điểm

Bà Rịa – Vũng Tàu tạo động lực cho các dự án trọng điểm

HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thông qua 4 nghị quyết, trong đó có 1 nghị quyết thuộc lĩnh vực đầu tư công và 3 nghị quyết thuộc lĩnh vực đất đai.
Lào Cai: Triển khai quyết liệt các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông

Lào Cai: Triển khai quyết liệt các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông

Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký văn bản chỉ đạo tăng cường các biện pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
Lâm Đồng: Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh

Lâm Đồng: Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh

HĐND tỉnh Lâm Đồng Khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức cuộc họp và biểu quyết bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh.
Cần Thơ: Doanh thu trong các khu công nghiệp đạt trên 687 triệu USD

Cần Thơ: Doanh thu trong các khu công nghiệp đạt trên 687 triệu USD

Tổng doanh thu của các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ là 687,7 triệu USD, tăng 25% với cùng kỳ năm 2023.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Tốc độ tăng trưởng quý I/2024 không đạt như kế hoạch, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn.
Ai điều hành hoạt động Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam sau khi Hiệu trưởng bị khởi tố?

Ai điều hành hoạt động Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam sau khi Hiệu trưởng bị khởi tố?

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam được phân công điều hành hoạt động Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam sau khi Hiệu trưởng trường này bị khởi tố.
Du lịch Cửa Lò năm 2024: “Cửa Lò – khát vọng tỏa sáng”

Du lịch Cửa Lò năm 2024: “Cửa Lò – khát vọng tỏa sáng”

Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 với chủ đề “Cửa Lò- khát vọng tỏa sáng” được tổ chức nhằm quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người xứ Nghệ.
Lâm Đồng: Tiểu thương tại Khu du lịch Hồ Than Thở Đà Lạt kinh doanh ế ẩm vì sửa chữa kéo dài

Lâm Đồng: Tiểu thương tại Khu du lịch Hồ Than Thở Đà Lạt kinh doanh ế ẩm vì sửa chữa kéo dài

Nhiều hộ kinh doanh trước Khu du lịch hồ Than Thở, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng buồn rầu vì ế ẩm do 2 năm nay Khu du lịch đóng cửa, nâng cấp dẫn đến không có khách.
TP. Vũng Tàu: Hàng nghìn người tham dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

TP. Vũng Tàu: Hàng nghìn người tham dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng 18/4 (tức ngày 10/3 Âm lịch), TP. Vũng Tàu đã trang trọng tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Hùng Vương - Mẫu Cửu Thiên với hàng nghìn người tham dự.
Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Kết quả trên đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
Ninh Bình: Long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế

Ninh Bình: Long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế

Tối 17/4/2024, tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế (924-2024) và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.
Cần chia sẻ trách nhiệm trong cung ứng điện năm 2024 khi thiếu nguồn

Cần chia sẻ trách nhiệm trong cung ứng điện năm 2024 khi thiếu nguồn

Nhiều địa phương đã ban hành Kế hoạch cung ứng điện năm 2024 khi hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn hoặc vận hành ở chế độ khẩn cấp.
Thành phố Vũng Tàu khai mạc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Thành phố Vũng Tàu khai mạc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Tối ngày 17/4, UBND TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức khai mạc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương với nhiều hoạt động văn nghệ, biểu diễn đặc sắc.
Bình Dương: Dưa lưới An Bình “cất cánh” sang thị trường Nhật Bản

Bình Dương: Dưa lưới An Bình “cất cánh” sang thị trường Nhật Bản

Việc phát triển cây dưa lưới theo hướng công nghệ cao đã đem đến cho vùng đất xã An Bình (huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) có nhiều đổi thay.
Hà Giang: Hiệu quả từ quy chế phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng và các huyện biên giới năm 2023

Hà Giang: Hiệu quả từ quy chế phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng và các huyện biên giới năm 2023

Ngày 17/4 tại huyện Xín Mần, Đảng ủy BĐBP Hà Giang và Huyện ủy 7 huyện biên giới tỉnh Hà giang tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp năm 2023.
Quảng Nam: Kỳ vọng du lịch bùng nổ dịp lễ 30/4 và 1/5

Quảng Nam: Kỳ vọng du lịch bùng nổ dịp lễ 30/4 và 1/5

Các doanh nghiệp du lịch tại Quảng Nam kỳ vọng kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5 này là "thời điểm vàng" để đón lượng lớn du khách đến tham quan, lưu trú.
Tuyên Quang: Tín hiệu vui trong công tác đào tạo nghề

Tuyên Quang: Tín hiệu vui trong công tác đào tạo nghề

Năm 2024, tỉnh Tuyên Quang đặt ra mục tiêu giải quyết việc làm cho 22.550 lao động với tỷ lệ qua đào tạo đạt 69,5%, trong đó tỷ lệ có bằng, chứng chỉ là 28%.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động