Chính sách quản lý Fintech chưa theo kịp sự phát triển

Hiện Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép cho hơn 30 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ tài chính (Fintech), tuy nhiên chính sách quản lý đối với lĩnh vực này còn chưa theo kịp, dẫn đến nhiều bất cập.

Thực tế, Fintech đang giúp các hoạt động, giao dịch tài chính, tiền tệ trở nên thuận tiện, nhanh chóng và cũng đồng thời Fintech dẫn đến khả năng người dùng bị lợi dụng để phục vụ cho các hoạt động, giao dịch bất hợp pháp. Nếu các chính sách, quy định điều chỉnh Fintech đặt ra quá nhiều hạn chế, ràng buộc để kiểm soát hoạt động bất hợp pháp, điều đó cũng đồng nghĩa việc cản trở sự thuận tiện của số đông người dùng. Vì vậy, điểm cốt yếu trong xây dựng chính sách cho Fintech là tìm ra sự cân bằng giữa kiểm soát rủi ro trong khi vẫn đảm bảo quyền lợi cho đa số người dùng. Đây là một nhiệm vụ không dễ dàng.

chinh sach quan ly fintech chua theo kip su phat trien

Tại tọa đàm “Chính sách quản lý Fintech” do Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) và chuyên trang ICTnews của Báo Vietnamnet tổ chức, ngày 20/8, các chuyên gia tài chính và pháp lý cho rằng, việc tăng cường quản lý là cần thiết nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, nâng cao tính bảo mật, an toàn cho các giao dịch tài chính, bảo vệ quyền lợi cho người dùng. Mặt khác, việc xây dựng chính sách cũng không nên vì một số trường hợp cá biệt mà áp đặt những hạn chế, ràng buộc gây bất tiện cho số đông người dùng, làm mất đi ý nghĩa tích cực của Fintech đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế số và chủ trương phổ cập thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ.

Một số đề xuất đáng chú ý như sử dụng các cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý để thực hiện xác thực người dùng các dịch vụ Fintech, cũng như cho phép người dùng đăng ký các hạn mức giao dịch “mềm” với đơn vị cung cấp dịch vụ, có thể điều chỉnh tuỳ theo nhu cầu sử dụng cũng như đánh giá an toàn của mỗi người.

chinh sach quan ly fintech chua theo kip su phat trien
Ông Varun Mittal, Phó Chủ tịch Hiệp hội Fintech Singapore

Ông Varun Mittal, Phó Chủ tịch Hiệp hội Fintech Singapore đánh giá, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển lĩnh vực Fintech, bắt kịp các quốc gia phát triển trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, nếu cơ quan quản lý giữ cách tiếp cận quá thận trọng, chỉ mở cửa từng bước, Fintech Việt Nam sẽ rơi vào lại nhóm trung bình và không thể phát huy hết tiềm năng như kỳ vọng.

Việc dự kiến hạn chế đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực Fintech (dự kiến ở mức 30% hoặc 49%) cũng đặc biệt gây quan ngại, do hiện nay sự phát triển của các doanh nghiệp Fintech vẫn phần lớn dựa vào đầu tư nước ngoài. Các startup trong lĩnh vực này đều cần có sự đầu tư về công nghệ, thị trường và nhân sự, trong khi đó các nguồn lực trong nước còn chưa đáp ứng được. Ngoài ra, đầu tư nước ngoài còn cho phép doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các thành quả công nghệ mới, đặc biệt trong các lĩnh vực big data hay AI, vốn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để xây dựng các sản phẩm, giải pháp cho Fintech.

“Nếu muốn tạo điều kiện cho Fintech Việt Nam trở thành doanh nghiệp khu vực, chúng ta phải giúp họ phát triển, mở rộng quy mô, tiếp cận vốn, có cơ chế quản lý linh hoạt, có thể mở rộng, không chỉ phục vụ Việt Nam mà còn trở thành người khổng lồ châu Á” ông Ông Varun Mittal nhấn mạnh.

Luật sư Phùng Anh Tuấn, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cũng cho rằng, các rào cản bảo hộ hiện nay không còn nhiều ý nghĩa do các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều cách vượt qua, thông qua việc thành lập các tổ chức bình phong trong nước, hoặc thông qua người Việt Nam đứng tên hộ, do đó, cần tính đến phương pháp quản lý khác. Ông Tuấn cũng lưu ý, các Hiệp định thương mại thế hệ mới như CPTPP hay EU – VN FTA, Việt Nam đều đưa ra cam kết mở cửa lĩnh vực tài chính – ngân hàng với phạm vi cam kết rất rộng, bao gồm tất cả các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, cung cấp và chuyển giao thông tin tài chính, và xử lý dữ liệu tài chính và phần mềm liên quan bởi các nhà cung cấp các dịch vụ tài chính khác; tư vấn, trung gian, và các dịch vụ tài chính phụ trợ khác. Vì vậy, các cơ quan xây dựng chính sách cần lưu ý để tránh vi phạm cam kết quốc tế của Việt Nam, dẫn đến hệ luỵ không mong muốn như các vụ kiện đầu tư (ISDS) tại nước ngoài thời gian gần đây.

chinh sach quan ly fintech chua theo kip su phat trien
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành

Theo Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Kinh tế Việt Nam, Chính phủ Việt Nam có quyết tâm trong việc thúc đẩy kinh tế số và tạo điều kiện cho Fintech phát triển. Tuy nhiên, trong hoạt động xây dựng pháp luật, các cơ quan hữu quan còn khá chậm và lúng túng. Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cơ quan quản lý thường trước hết nghĩ đến rủi ro trước tiên, do quan ngại về tác động lan toả. Đối với Fintech, cần có một cơ chế quản lý rủi ro linh hoạt để có điều chỉnh nhanh theo sự vận động của công nghệ và thị trường.

Ông Thành cũng nhận xét, Việt Nam đã có những chính sách khá thoáng trong việc mở cửa một số lĩnh vực tài chính, cho phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, do đó cũng không nên quá lo ngại về việc không kiểm soát được lĩnh vực Fintech nếu đã có các cơ chế giám sát khác. Ông Thành nhấn mạnh, đối với các lĩnh vực dịch vụ, không phải ở Việt Nam mà các nước khác cũng như vậy, thường có 2 – 3 khu vực mà các nước khá lăn tăn, thận trọng khi mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài… Đối với Fintech, về cơ bản nếu chúng ta đã có cơ chế Sandbox, thì mặc dù có rủi ro, điều kiện có thể thay đổi nhưng tác động, hậu quả sẽ không quá lớn.

Trước các vấn đề đặt ra tại tọa đàm này, ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó vụ trưởng Vụ Thanh Toán - Ngân hàng Nhà nước cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp Fintech phát triển đó là quy mô dân số với 96,2 triệu dân. Tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng của người dân hiện nay là 45,8 triệu, chiếm 63 % dân số có tài khoản ngân hàng và tiếp cận với ít nhất 1 dịch vụ tài chính. Điều này cũng là nằm trong chiến lược thúc đẩy việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính và phổ cập tài chính mà Chính phủ đã đề ra về thanh toán không dùng tiền mặt phấn đấu đến 2020 phấn đấu có khoảng 70% tỷ lệ người dân được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước đang thưc hiện các giải pháp để thúc đẩy số lượng người dùng được tiếp cận với tài khoản ngân hàng đến con số 70% này.

“Trong 5 năm tới, thị trường sẽ có những sự thanh lọc nhất định, doanh nghiệp mới sẽ được thành lập và nhiều doanh nghiệp Fintech sẽ ra đi. Đây cũng là những quy luật của thị trường. Tuy nhiên nhìn vào các diễn biến hiện nay tôi cho rằng chắc chắn sẽ có các doanh nghiệp kỳ lân (các doanh nghiệp được định danh trên 1 tỷ USD). Hiện tôi thấy các doanh nghiệp thu hút được vốn đầu tư lớn từ các quỹ đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp tiềm năng. Hi vọng trong 5 năm tới các doanh nghiệp đã được đầu tư sẽ có quy mô phát triển lớn hơn. Các cơ quan quản lý như Ngân hàng Nhà nước sẽ có các chính sách, giải pháp giúp hoàn thiện và phát triển hệ sinh thái Fintech để phát triển ổn định và có thể cạnh tranh” ông Sơn nói.

Ban tổ chức mong muốn, những ý kiến đóng góp tại tọa đàm “Chính sách quản lý Fintech” sẽ là tiền đề để cho các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này sẽ có những chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy các Fintech phát triển đem lại nhiều thuận tiện cho người dùng cũng như phát triển một xã hội số, nền kinh tế số của Việt Nam.

Thu Hằng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là điểm nhấn trong ‘bộ tứ chiến lược’

Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là điểm nhấn trong ‘bộ tứ chiến lược’

Doanh nghiệp cần hành lang pháp lý rõ ràng, ưu đãi trọng điểm, cơ chế tài chính minh bạch để phát huy vai trò trong nền kinh tế đổi mới sáng tạo.
Doanh số thị trường ô tô chững lại, xe nhập khẩu chiếm ưu thế

Doanh số thị trường ô tô chững lại, xe nhập khẩu chiếm ưu thế

Tháng 4, doanh số ô tô Việt Nam giảm 7% sau cú bứt phá tháng 3; người tiêu dùng Việt tiếp tục ưu tiên xe nhập khẩu hơn xe lắp ráp trong nước.
Trí tuệ nhân tạo bùng nổ: Nhu cầu vàng ra sao?

Trí tuệ nhân tạo bùng nổ: Nhu cầu vàng ra sao?

Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhất là trí tuệ nhân tạo thì nhu cầu về vàng để sản xuất các trang thiết bị, linh kiện sẽ tăng trưởng ra sao?
Xe điện VinFast tăng tốc chiếm lĩnh thị trường ô tô nội

Xe điện VinFast tăng tốc chiếm lĩnh thị trường ô tô nội

VinFast đã bàn giao 44.691 ô tô điện ra thị trường nội địa, khẳng định vị thế dẫn đầu và đà tăng trưởng mạnh mẽ trong cuộc đua chuyển đổi sang xe xanh.
Điều ít người biết về quảng cáo tái chế nhựa

Điều ít người biết về quảng cáo tái chế nhựa 'tiên tiến'

Dù được quảng bá như giải pháp hiện đại cho bài toán rác thải nhựa, công nghệ "tái chế tiên tiến" vẫn còn nhiều tranh cãi bởi các chuyên gia.

Tin cùng chuyên mục

Microsoft sẵn sàng “nhả cổ phần”, mở đường IPO cho OpenAI

Microsoft sẵn sàng “nhả cổ phần”, mở đường IPO cho OpenAI

Microsoft đang đàm phán với OpenAI để tái cơ cấu mối quan hệ đầu tư, trong đó có khả năng từ bỏ một phần cổ phần để có thể tiếp cận công nghệ AI.
Triệu hồi gần 600 xe Nissan Kicks e-POWER: E & V lỗi pin

Triệu hồi gần 600 xe Nissan Kicks e-POWER: E & V lỗi pin

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết đang tích cực giám sát chương trình triệu hồi gần 600 xe Nissan Kicks e-POWER: E & V lỗi phần mềm điều khiển pin.
Xe điện giúp doanh số tại Trung Quốc tăng mạnh

Xe điện giúp doanh số tại Trung Quốc tăng mạnh

Thị trường ô tô Trung Quốc tăng trưởng 3 tháng liên tiếp nhờ chính sách hỗ trợ đổi xe cũ lấy xe sử dụng năng lượng mới (xe điện và PHEV) của Chính phủ.
Giải thưởng Bảo Sơn lần đầu vinh danh nhà khoa học nước ngoài

Giải thưởng Bảo Sơn lần đầu vinh danh nhà khoa học nước ngoài

Tối 11/5, tại Nhà hát Lớn (Hà Nội) đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Bảo Sơn 2024. Lần đầu tiên, giải được trao cho nhà khoa học là người nước ngoài.
Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2025 có gì hấp dẫn?

Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2025 có gì hấp dẫn?

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Công văn số 1452/BKHCN-VP về việc hướng dẫn tổ chức Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2025.
Hyundai Thành Công triển khai chương trình ưu đãi sản phẩm

Hyundai Thành Công triển khai chương trình ưu đãi sản phẩm

Tháng 5/2025, Liên doanh ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam chính thức triển khai Chương trình ưu đãi hấp dẫn, ưu đãi lên đến 100% lệ phí trước bạ.
Bảo vệ hệ thống điện hiệu quả với ống thép luồn dây IMC Vietconduit

Bảo vệ hệ thống điện hiệu quả với ống thép luồn dây IMC Vietconduit

Ống luồn dây điện ren IMC Vietconduit – sản phẩm đạt chuẩn quốc tế UL 1242 đang là giải pháp được các kỹ sư cơ điện và nhà thầu tin tưởng sử dụng.
An ninh mạng đối mặt làn sóng tấn công tự động

An ninh mạng đối mặt làn sóng tấn công tự động

Tấn công mạng tự động tăng mạnh, buộc các tổ chức phải chuyển hướng sang phòng thủ chủ động và ứng dụng AI để bảo vệ an ninh hệ thống toàn cầu.
Sản lượng ô tô tăng vọt, thị trường vào đà hồi phục?

Sản lượng ô tô tăng vọt, thị trường vào đà hồi phục?

Tháng 4, sản lượng ô tô nội địa và nhập khẩu cùng tăng, tạo nguồn cung dồi dào, sẽ khiến nhiều hãng xe phải tiếp tục đại hạ giá để kích cầu tiêu dùng.
Hướng dẫn xử lý lỗi hệ thống không tiếp nhận chứng từ hải quan

Hướng dẫn xử lý lỗi hệ thống không tiếp nhận chứng từ hải quan

Ngày 6/5, Cục Hải quan đã có văn bản số 3946/CHQ-GSQL về việc hướng dẫn xử lý lỗi hệ thống không tiếp nhận chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan.
Xây dựng mạng Blockchain ‘Make in Việt Nam’ đầu tiên

Xây dựng mạng Blockchain ‘Make in Việt Nam’ đầu tiên

Việt Nam ghi dấu trên bản đồ blockchain thế giới với 1Matrix - nền tảng công nghệ lõi do chính người Việt phát triển, vận hành và sở hữu.
Nhu cầu vàng trong ngành công nghệ ra sao?

Nhu cầu vàng trong ngành công nghệ ra sao?

Theo Hội đồng vàng thế giới (WGC), trong quý I/2025 nhu cầu về vàng trong lĩnh vực công nghệ không thay đổi, ở mức 80 tấn, so với quý I/2024.
Có gì tại triển lãm công nghệ thế giới tại Việt Nam?

Có gì tại triển lãm công nghệ thế giới tại Việt Nam?

Thương hiệu triển lãm công nghệ lớn nhất và được đánh giá cao nhất thế giới chính thức thông báo sẽ tổ chức tại Việt Nam trong thời gian tới.
Chất lượng sản phẩm: Tăng tính minh bạch, đáp ứng hội nhập

Chất lượng sản phẩm: Tăng tính minh bạch, đáp ứng hội nhập

Xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa để tạo môi trường sản xuất kinh doanh minh bạch, đòn bẩy phát triển thương mại.
Xây dựng hệ sinh thái AI mang dấu ấn Việt Nam

Xây dựng hệ sinh thái AI mang dấu ấn Việt Nam

Xây dựng hệ sinh thái AI mang dấu ấn Việt Nam không chỉ là chiến lược công nghệ mà còn là hành trình khẳng định bản lĩnh trí tuệ Việt trên bản đồ thế giới.
Khách hàng, tài xế Xanh SM đánh giá cao công nghệ S2S

Khách hàng, tài xế Xanh SM đánh giá cao công nghệ S2S

Hệ thống giám sát S2S của Xanh SM được tài xế, hành khách đánh giá cao nhờ tăng cường an toàn trong các tình huống khẩn cấp.
Sở hữu trí tuệ: Nền móng nâng tầm thương hiệu Việt

Sở hữu trí tuệ: Nền móng nâng tầm thương hiệu Việt

Sở hữu trí tuệ không chỉ là tấm khiên bảo vệ thành quả sáng tạo mà còn là “chiếc chìa khóa vàng” giúp doanh nghiệp Việt tự tin bước ra sân chơi toàn cầu.
Kinh tế số Việt Nam: Bệ phóng tăng trưởng mới của ngành quảng cáo

Kinh tế số Việt Nam: Bệ phóng tăng trưởng mới của ngành quảng cáo

Nền kinh tế số của Việt Nam dự kiến đạt 45 tỷ USD vào năm 2025, quảng cáo kỹ thuật số được kỳ vọng sẽ đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng.
Nâng tầm trải nghiệm với 6 dòng xe nổi bật từ THACO AUTO

Nâng tầm trải nghiệm với 6 dòng xe nổi bật từ THACO AUTO

THACO AUTO giới thiệu loạt ưu đãi hấp dẫn dành cho 6 dòng xe nổi bật: Kia New Carnival Hybrid, Mazda CX-5, New Peugeot 2008, BMW X3, MINI Clubman và BMW R 18.
Mẫu xe Super Hybrid mới nhất của OMODA & JAECOO

Mẫu xe Super Hybrid mới nhất của OMODA & JAECOO

C7 SHS (hệ thống Super Hybrid) – mẫu xe mới được trang bị công nghệ SHS tiên tiến, sẽ ra mắt vào ngày 23/4 và chính thức bước vào hành trình thử thách ngày 24/4
Mobile VerionPhiên bản di động