Chính sách hỗ trợ: “Liều thuốc” hồi sức cho doanh nghiệp

Đợt bùng phát thứ tư của đại dịch Covid-19 đang tác động một cách tiêu cực đến lĩnh vực du lịch, vượt xa ngưỡng giới hạn chịu đựng của những doanh nghiệp. Vì vậy, những quyết sách hỗ trợ kịp thời sẽ là liều thuốc để hồi sức cho doanh nghiệp và người lao động trong ngành kinh tế xanh.

Tiếp sức kịp thời

Theo thống kê, số lượng hướng dẫn viên du lịch đã được cấp thẻ trên toàn quốc hiện nay là hơn 26.721 người (trong đó 16.965 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, 8.743 hướng dẫn viên du lịch nội địa và 1.013 hướng dẫn viên tại điểm), khoảng 30% doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành đã rút lui khỏi thị trường. Tình hình kinh doanh thu du lịch lữ hành sáu tháng ước tính đạt 4,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,2% tổng mức và giảm 51,8% so với cùng kỳ năm 2020. Hiện trên cả nước có 18% doanh nghiệp đã cho toàn bộ nhân viên nghỉ việc, 48% doanh nghiệp cho 50-80% nhân viên nghỉ việc.

Trước bối cảnh này, việc Chính phủ triển khai gói hỗ trợ tại Nghị quyết 68/NQ-CP hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 được người lao động, doanh nghiệp trong ngành du lịch hết sức phấn khởi, bởi trong giai đoạn hiện tại những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch đang khiến họ đuối sức; đồng thời góp phần giúp ngành du lịch và hàng nghìn doanh nghiệp có thêm động lực cố gắng bám trụ.

Chính sách hỗ trợ: “Liều thuốc” hồi sức cho doanh nghiệp
Những chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp du lịch trong giai đoạn hiện nay là hết sức quan trọng

Trong số 12 nhóm chính sách hỗ trợ, có 7 nhóm chính sach trực tiếp hỗ trợ tiền mặt với lao động bị mất việc, ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng do ảnh hưởng dịch, chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiêp và nhóm yếu thế như như lao động nữ mang thai, các F0, F1, trẻ em bị ảnh hưởng do dịch; nhóm lao động đặc thù như nghệ sĩ trong các đơn vị công lập, hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ.

Theo đó, đối với lĩnh vực du lịch, nội dung Nghị quyết nêu rõ hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hành nghề hướng dẫn du lịch bị ảnh hưởng của đại dịch trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 sẽ được hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người.

Còn lại có 5 nhóm chính sách hướng đến hỗ trợ doanh nghiệp: giảm mức đóng vào Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng Quỹ hưu trí, tử tuất trong vòng 12 tháng; đào tạo giữ việc làm cho lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; hỗ trợ hộ kinh doanh và cho doanh nghiệp vay lãi suất 0% để trả lương ngừng việc, khôi phục sản xuất.

Tại buổi công bố Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ nhằm quy phạm hóa việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 tại Nghị quyết số 68/NQ-CP, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung - nhấn mạnh, 12 nhóm chính sách hỗ trợ lao động và sử dụng lao động được quy định rất rõ ràng, chi tiết trong Quyết định của Thủ tướng, cả về điều kiện, hồ sơ, quy trình thủ tục… "Với thủ tục thông thoáng, chậm nhất từ 7-10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị của người dân, doanh nghiệp, các cơ quan liên quan phải giải quyết để chi trả tiền hỗ trợ sớm nhất cho người thụ hưởng"- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay.

Sửa đổi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

Mới đây, trước tình cảnh khó khăn của doanh nghiệp du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch. Theo đó, nội dung sửa đổi hướng tới việc giảm 80% mức ký quỹ ở tất cả các dịch vụ lữ hành (nội địa, quốc tế) nhằm giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Đánh giá của các chuyên gia, đây không chỉ là biện pháp hỗ trợ giúp giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp mà còn dự kiến sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp dịch vụ lữ hành còn hoạt động cùng các doanh nghiệp đang muốn gia nhập vào thị trường này.

Theo tính toán của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sau 2 năm nữa, hoạt động du lịch quốc tế sẽ khôi phục khi việc tiêm phòng vắc-xin Covid-19 đã được triển khai rộng rãi. Vì vậy, việc giảm mức ký quỹ trong 2 năm là vừa đủ để giúp doanh nghiệp tạo dòng tiền vào, hỗ trợ khó khăn, duy trì, cầm cự và có nguồn tiền làm vốn lưu động.

Tuy nhiên, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, ban soạn thảo cần cân nhắc bổ sung trường hợp doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh dịch vụ lữ hành và trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có thể được rút tiền ký quỹ (nếu trong trường hợp doanh nghiệp không muốn chấm dứt hoạt động kinh doanh và bị thu hồi giấy phép). Điều này, vừa đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Mặt khác, dự thảo cũng nên quy định trình tự, thủ tục để doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh. Cụ thể như: doanh nghiệp gửi thông báo tới cơ quan cấp phép về việc tạm ngừng kinh doanh, cơ quan cấp phép sẽ cấp văn bản xác nhận việc doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh. Đây chính là căn cứ để doanh nghiệp thực hiện việc rút tiền ký quỹ tại các ngân hàng thương mại. Thông tin tạm ngừng kinh doanh sẽ được công khai trên website của cơ quan cấp phép và của doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp vẫn có hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành thì việc hạ mức tiền ký quỹ sẽ hỗ trợ phần nào cho doanh nghiệp về vấn đề tài chính. Tuy nhiên, dự thảo mới chỉ quy định về mức ký quỹ mới nhưng không sửa các quy định có liên quan khiến cho việc triển khai trên thực tế có thể sẽ gặp khó khăn.

Cụ thể như, việc giảm mức tiền ký quỹ theo quy định tại dự thảo thì các doanh nghiệp hiện tại đang ký quỹ theo mức của Nghị định 168/2017/NĐ-CP có được được rút tiền ký quỹ tại ngân hàng không? Theo đại diện VCCI, quy định này phải cho phép áp dụng đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ lữ hành thì mới có hiệu quả hỗ trợ. Do đó, dự thảo cần bổ sung quy định về trình tự, thủ tục, căn cứ để các doanh nghiệp có thể rút tiền ký quỹ tại các ngân hàng, bởi vì Điều 16 Nghị định 168/2017/NĐ-CP đang không quy định giải quyết cho trường hợp đặc biệt này. Hay như, sau khi hết thời hạn có hiệu lực của Nghị định sửa đổi Nghị định 168/2017/NĐ-CP thì doanh nghiệp sẽ phải nộp bổ sung tiền ký quỹ như thế nào?

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

100 gian hàng tại Tuần hàng Việt huyện Thanh Trì: Đưa hàng Việt đến với người dân ngoại thành Hà Nội

100 gian hàng tại Tuần hàng Việt huyện Thanh Trì: Đưa hàng Việt đến với người dân ngoại thành Hà Nội

Chương trình Tuần hàng Việt tại huyện Thanh Trì là hoạt động xúc tiến thương mại kết nối tiêu thụ sản phẩm, kích cầu tiêu dùng, đưa hàng Việt đến với người dân huyện ngoại thành Hà Nội; đồng thời tạo điều kiện quảng bá các sản phẩm OCOP, đặc sản của huyện Thanh Trì đến người tiêu dùng Thủ đô.
Giữ vững chuỗi liên kết cho hàng Việt

Giữ vững chuỗi liên kết cho hàng Việt

Ngày 8/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Giữ vững mối liên kết, đảm bảo chuỗi cung ứng hàng Việt Nam, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
"Bộ Công Thương sẵn sàng hỗ trợ kết nối cung cầu nhằm tiêu thụ hàng hóa cho TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành"

"Bộ Công Thương sẵn sàng hỗ trợ kết nối cung cầu nhằm tiêu thụ hàng hóa cho TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành"

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã khẳng định như vậy tại Lễ khai mạc Hội nghị kết nối cung - cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành năm 2021, diễn ra sáng 2/12, tại TP. Hồ Chí Minh.
Giúp hàng hoá Việt thâm nhập thành công thị trường Hoa Kỳ

Giúp hàng hoá Việt thâm nhập thành công thị trường Hoa Kỳ

Dù đòi hỏi quy chuẩn chất lượng khắt khe, rào cản đến từ sự cạnh tranh và khoảng cách địa lý nhưng thị trường Hoa Kỳ với quy mô dân số lớn, sức tiêu dùng cao và có nhu cầu với các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam vẫn rất hấp dẫn với doanh nghiệp trong nước.
Hoàn thiện hệ thống pháp lý, thiết lập môi trường kinh doanh lành mạnh cho doanh nghiệp khí

Hoàn thiện hệ thống pháp lý, thiết lập môi trường kinh doanh lành mạnh cho doanh nghiệp khí

Đó là nội dung chính được đưa ra tại Hội nghị “Kinh doanh khí: Tiến tới khuôn khổ pháp lý toàn diện thúc đẩy kinh doanh và phát triển thị trường” tổ chức tại Hà Nội sáng 30/11.

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu tiếp tục khởi sắc, cán cân thương mại được cải thiện

Xuất nhập khẩu tiếp tục khởi sắc, cán cân thương mại được cải thiện

Sau 11 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá tiếp tục khởi sắc. Cán cân thương mại nghiêng mạnh về hướng xuất siêu.
Nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia

Nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia

Sau nhiều năm tổ chức, các chuyên gia cho rằng cần điều chỉnh một số quy định, tiêu chí và phương thức hỗ trợ nhằm tăng sức hấp dẫn cho công tác bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia.
Thương mại biên giới: Bước chuyển tích cực

Thương mại biên giới: Bước chuyển tích cực

Hoạt động thương mại biên giới trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá với các nước có chung đường biên giới thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển thương mại nói riêng và kinh tế - xã hội các tỉnh biên giới nói chung, đặc biệt, giúp nâng cao đời sống dân cư vùng biên giới; chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương.
Đủ điện cho phục hồi kinh tế năm 2022

Đủ điện cho phục hồi kinh tế năm 2022

Sự phục hồi của sản xuất công nghiệp trong giai đoạn bình thường mới sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ năng lượng ở mức cao. Do đó, bên cạnh các giải pháp nâng cao năng lực hệ thống, cần đẩy mạnh tiết kiệm điện…
Lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế, doanh nghiệp Hoa Kỳ mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế, doanh nghiệp Hoa Kỳ mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Các doanh nghiệp (DN) Hoa Kỳ đã đánh giá triển vọng tái mở cửa, phục hồi kinh tế của Việt Nam lạc quan hơn. Nhiều dự án mở rộng sản xuất đã được DN Hoa Kỳ cam kết triển khai nhanh nhất.
Doanh nghiệp đảm bảo vừa chống dịch vừa sản xuất an toàn

Doanh nghiệp đảm bảo vừa chống dịch vừa sản xuất an toàn

Hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp (DN) trong các khu chế xuất- khu công nghiệp (KCX- KCN), khu công nghệ cao (KCNC) tại TP. Hồ Chí Minh tất bật trở lại trong thời gian cuối năm này. Các DN vừa phải hoàn tất các đơn hàng còn tồn đọng bị gián đoạn trong thời gian giãn cách vừa phải tăng tốc thực hiện những đơn hàng mới của năm 2022.
Xuất khẩu gạo: Kỳ vọng nào cho cuối năm?

Xuất khẩu gạo: Kỳ vọng nào cho cuối năm?

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tháng 10/2021, xuất khẩu gạo đạt 618.162 tấn, trị giá 321,941 triệu USD, tăng 4,1% lượng và tăng 9,8% về giá trị. Cộng dồn 10 tháng đạt trên 5,183 triệu tấn, trị giá 2,738 tỉ USD, giảm 3,1% về lượng nhưng tăng 3,7% về giá trị.
Đảm bảo lợi ích ngành mía đường trong nước

Đảm bảo lợi ích ngành mía đường trong nước

Sau khi áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp với đường mía Thái Lan, Bộ Công Thương đã phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước như: Bộ Tài chính, Hiệp hội Mía đường Việt Nam, doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước theo dõi sát tình hình nhập khẩu. Đây là thông tin được ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) - chia sẻ khi trao đổi với báo chí.
Tưng bừng các hoạt động “Hà Nội đêm không ngủ - Hanoi Midnightsale”

Tưng bừng các hoạt động “Hà Nội đêm không ngủ - Hanoi Midnightsale”

20h tối 26/11, tại siêu thị Big C Thăng Long, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc chương trình “Hà Nội đêm không ngủ - Hanoi Midnightsale” Online xuống phố - Kết nối cung cầu Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, TP. Hà Nội năm 2021. Sự kiện hưởng ứng ngày Black Friday được diễn ra trong ngày 26/11 đã thu hút khoảng 200 doanh nghiệp, trung tâm thương mại lớn, các siêu thị, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn TP. Hà Nội.
Ứng phó hiệu quả, đảm bảo xuất khẩu bền vững

Ứng phó hiệu quả, đảm bảo xuất khẩu bền vững

Trong bối cảnh nền kinh tế tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), các doanh nghiệp, các ngành sản xuất, xuất khẩu cần coi công cụ, biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) là yếu tố tất yếu trong môi trường kinh doanh, hội nhập.
Gỡ “nút thắt” thúc đẩy năng lượng tái tạo

Gỡ “nút thắt” thúc đẩy năng lượng tái tạo

Để năng lượng tái tạo (NLTT) thực sự phát triển một cách bền vững, đồng thời tạo cơ chế thu hút các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực điện, theo các chuyên gia, trong thời gian tới, Việt Nam cần tập trung nâng cấp hệ thống lưới điện để không bị cắt giảm công suất, đồng thời tăng liên kết vùng mạnh mẽ để xuất khẩu điện khi thừa hàng hóa năng lượng tái tạo trong nước.
Hội nghị Kết nối cung cầu Đà Nẵng 2021: Kết nối khôi phục kinh tế hậu Covid-19

Hội nghị Kết nối cung cầu Đà Nẵng 2021: Kết nối khôi phục kinh tế hậu Covid-19

Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kết nối thành công với các nhà phân phối tại Hội nghị Kết nối cung cầu Đà Nẵng 2021.
Khởi động ngày mua sắm trực tuyến - Online Friday lớn nhất năm

Khởi động ngày mua sắm trực tuyến - Online Friday lớn nhất năm

Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến 2021 là năm thứ 8 liên tiếp chương trình được tổ chức, cũng là một năm chứng kiến thương mại điện tử Việt Nam đã có những bước tăng trưởng phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như tương lai nền kinh tế số Việt Nam.
Xây dựng luật phát triển công nghiệp: Không nhanh sẽ lỡ nhịp

Xây dựng luật phát triển công nghiệp: Không nhanh sẽ lỡ nhịp

Bộ Công Thương đang đề nghị xây dựng Luật Phát triển công nghiệp, tập trung thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên cơ sở tạo cơ chế, môi trường hấp dẫn để đẩy mạnh thu hút đầu tư.
Quyết định tổ chức “Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2021”

Quyết định tổ chức “Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2021”

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 2649/QĐ- BCT về việc tổ chức “Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2021” vào thứ Sáu ngày 3/12/2021 trên phạm vi toàn quốc.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Địa phương giữ vai trò quan trọng

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Địa phương giữ vai trò quan trọng

Mô hình hợp tác phát triển công nghiệp hỗ trợ giữa Trung ương, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp đầu tàu là một trong những chương trình hợp tác điển hình mà Bộ Công Thương đã triển khai. Từ đó, các địa phương có thể tham khảo, thực hiện hướng tới nâng cao năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Hơn 100 gian hàng tham gia tại Tuần hàng Việt huyện Ba Vì 2021

Hơn 100 gian hàng tham gia tại Tuần hàng Việt huyện Ba Vì 2021

Từ ngày 25-29/11/2021, tại Nhà Văn hóa Trung tâm huyện Ba Vì và UBND xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức chương trình Tuần hàng Việt. Hơn 100 gian hàng với đa dạng các mặt hàng tham gia Tuần hàng Việt lần này.
Đưa nông sản Bắc Kạn lên sàn thương mại điện tử

Đưa nông sản Bắc Kạn lên sàn thương mại điện tử

Với mục tiêu mở rộng thị trường ra ngoài tỉnh, đẩy mạnh quảng bá tiêu thụ sản phẩm, tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp triển khai xây dựng sàn thương mại điện tử (TMĐT) tạo điều kiện đưa sản phẩm OCOP của địa phương tiếp cận gần hơn với thị trường trong và ngoài nước.
Tăng tốc các hoạt động xúc tiến thương mại dịp cuối năm

Tăng tốc các hoạt động xúc tiến thương mại dịp cuối năm

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, từ đầu năm 2021 đến nay, nhiều chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương trong và ngoài nước bị gián đoạn, tạm hoãn. Hiện nay, trong giai đoạn bình thường mới ngành Công Thương đang cùng các doanh nghiệp (DN) tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm các khách hàng trong và ngoài nước nhằm đa dạng hóa thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Từ câu chuyện vận chuyển vải thiều đến logistics cho nông sản

Từ câu chuyện vận chuyển vải thiều đến logistics cho nông sản

Những ngày tháng 5/2021, giữa vụ vải thiều chín rộ, từ tâm dịch Bắc Giang, Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) lần đầu tiên kết nối và xuất khẩu hàng trăm tấn vải thiều đi các thị trường “khó tính” như Nhật Bản, Úc, Cộng hòa Czech, Pháp… đánh dấu hành trình phát triển mô hình logistics chuyên biệt cho nông sản của một doanh nghiệp bưu chính quốc gia vì cộng đồng.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động