Chính sách hiệu quả góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ninh

Những năm qua, Quảng Ninh đã dành nhiều sự quan tâm, thông qua các chính sách đã hỗ trợ thiết thực bà con dân tộc thiểu số.
Quảng Ninh: Thắp sáng du lịch đêm, thu hút hàng triệu du khách Livestream bán hàng - ‘cánh tay nối dài’ giúp sản phẩm OCOP Quảng Ninh vươn xa

Nhiều chính sách hiệu quả

Hiện tỉnh Quảng Ninh có hơn 40 dân tộc thiểu số, chiếm 12,31% dân số cả tỉnh. Các dân tộc thiểu số sinh sống thành cộng đồng và đan xen ở 13 địa phương trong tỉnh, chủ yếu ở miền núi, biên giới. Cả hệ thống chính trị đã nỗ lực, quyết tâm đưa vùng đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền.

Từ năm 2019 đến nay, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành 12 nghị quyết về cơ chế, chính sách, định mức đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đã ban hành chương trình hành động và các quyết định phê duyệt đề án, chủ trương đầu tư, triển khai thực hiện các chính sách phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện chương trình tổng thể, triển khai các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực đất đai, giáo dục, y tế, văn hóa, lao động, dạy nghề.

Một trong những Nghị quyết nổi bật, đem lại hiệu quả thiết thực đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số là Nghị quyết số 06-NQ/TU ban hành ngày 17/5/2021 về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Đây là chủ trương lớn, toàn diện để phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi trên các lĩnh vực, triển khai thực hiện công tác dân tộc một cách quyết liệt và sáng tạo. Qua đây, góp phần tạo sức mạnh tổng hợp về nguồn lực trong sự quản lý, điều hành, đặc biệt đã dành nguồn lực lớn nhất để thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tổ Tiết kiệm và vay vốn xã Bằng Cả (TP. Hạ Long) bình xét hộ vay vốn. Ảnh: Hạ An
Tổ tiết kiệm và vay vốn xã Bằng Cả (TP. Hạ Long) bình xét hộ vay vốn. Ảnh: Hạ An

Từ năm 2021 đến nay, Quảng Ninh đã huy động, bố trí kinh phí trên 19.000 tỷ đồng vốn ngân sách Nhà nước để thực hiện Chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo.

Tỉnh đã giao các địa phương tập trung triển khai thực hiện 414 dự án đầu tư hạ tầng thiết yếu do ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư, trong đó có 121 dự án thuộc Chương trình tổng thể dân tộc thiểu số và 293 dự án thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới.

Qua đó, đã góp phần thay đổi, khơi dậy ý chí tự lực, khát vọng đổi mới phát triển của bà con, tạo ra nguồn lực nội sinh làm thay đổi nhanh chóng diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Bà con các dân tộc mạnh dạn tham gia phát triển sản xuất, năng động, cần cù, không ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, không ngại thử nghiệm các mô hình sinh kế mới, mang lại giá trị kinh tế cao tăng thu nhập.

Với sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương từ tỉnh đến cơ sở, các chính sách dân tộc đã được triển khai kịp thời, sáng tạo, hiệu quả. Nhiều dự án giao thông động lực, kết nối vùng động lực kinh tế với vùng khó khăn và các cửa khẩu đã được triển khai thực hiện; hạ tầng giao thông ở xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi cũng được đầu tư, hoàn thiện. Hiện nay, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có 61.410 hộ sử dụng điện lưới quốc gia, duy trì 100% số hộ dân trên địa bàn được sử dụng điện an toàn và nâng cao chất lượng điện.

Đến hết năm 2023, có 99,9% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có 67,17% số hộ được sử dụng nước sạch đáp ứng QCVN 01-1:2018/BYT trong sinh hoạt.

Thu nhập bình quân đầu người tại các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đến hết năm 2023 tại 67 xã, thị trấn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh đạt 73,3 triệu đồng/năm (tăng 29,6 triệu đồng/người so với năm 2020). Các chính sách giáo dục ưu tiên học sinh người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu học tập cho con em đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Hiện nay, có trên 90% số người dân tộc thiểu số ở độ tuổi từ 35 trở xuống đã tốt nghiệp THCS; trên 60% tốt nghiệp THPT, giáo dục thường xuyên…

Đoàn kết, chung sức xây dựng cuộc sống mới

Với phương châm lấy người dân làm trung tâm, mọi người dân Quảng Ninh đều được thụ hưởng thành quả phát triển của tỉnh, tăng trưởng bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau. Bằng sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, Quảng Ninh đã hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trước 1 năm so với kế hoạch, hoàn thành trước 3 năm Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025 và đã chuyển sang thực hiện theo chuẩn nghèo đa chiều mới của tỉnh, cao hơn mức chuẩn nghèo chung của cả nước.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy cho biết, quan điểm của Quảng Ninh không chỉ dừng lại ở việc lo cho đồng bào dân tộc thiểu số có cơm ăn, áo mặc, trẻ con được học hành, mà còn từng bước tạo dựng nên vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nền kinh tế phát triển bền vững, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống; đoàn kết yêu thương, đùm bọc nhau, gắn kết cùng cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng giữ vững quốc phòng - an ninh biên giới, quốc gia, dân tộc.

Mô hình nuôi gà thương phẩm tại huyện Đầm Hà giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương nâng cao đời sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Ảnh: Phạm Hoạch
Mô hình nuôi gà thương phẩm tại huyện Đầm Hà giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương nâng cao đời sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Ảnh: Phạm Hoạch

Theo ông Lục Thành Chung - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh, các chương trình, chính sách dân tộc được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh triển khai hiệu quả, đúng đối tượng, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, bền vững hơn; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được xây dựng đồng bộ; thu nhập bình quân đầu người ở các xã vùng dân tộc thiểu số tăng đáng kể; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và bền vững; giá trị truyền thống văn hóa được bảo tồn, phát huy; chất lượng y tế, giáo dục, chất lượng đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện.

Những kết quả tích cực này không chỉ góp phần rút ngắn khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi, mà còn nhân lên niềm tin của đồng bào các dân tộc thiểu số đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; tạo động lực để đồng bào đoàn kết, phấn đấu xây dựng bản, làng ấm no, hạnh phúc.

Thời gian tới, Quảng Ninh tiếp tục củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, cũng như tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước, khơi dậy và phát huy mạnh mẽ truyền thống văn hóa, cách mạng, tinh thần yêu nước, chủ động, sáng tạo và ý chí tự lực, tự cường, vươn lên của cán bộ, đảng viên và nhân dân vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo trên địa bàn tỉnh, góp phần xây dựng tỉnh Quảng Ninh ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại”, Trưởng Ban dân tộc Lục Thành Chung nhấn mạnh.

Khôi Nguyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Từ đầu năm đến nay, vượt qua những khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phục hồi ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Những năm qua, lượng phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh, nhưng hạ tầng giao thông lại không đáp ứng kịp nhu cầu.
Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, đây là cách mà ngành Công Thương Hà Nội đưa sản phẩm an toàn đến với người tiêu dùng Thủ đô.
Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Cần Thơ, số lao động làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố lên tới 45.252 người, tăng 4.865 người so với cùng kỳ
Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Sở Công Thương Trà Vinh cho biết, trong tháng 10/2024 ghi nhận tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 5.300 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Nhờ sự hỗ trợ thiết thực và hiệu quả từ chương trình khuyến công, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Bình Dương đã phát triển, khẳng định vị thế.
Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đang khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam.
Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, Quảng Ninh đã dành sự quan tâm, tích cực vào cuộc, đồng hành với doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Tỉnh Đồng Nai tổ chức lập quy hoạch xây dựng tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050, trong đó phát triển hạ tầng logistic đang được tập trung đẩy mạnh.
Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

10 tháng năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế có bước tăng trưởng khá, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, tăng hơn 17%.
Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Trong tháng 10 và 10 tháng đầu 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khá.
Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh đã và đang tận dụng tối đa tiềm năng từ các khu kinh tế biển để phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành một địa phương mạnh và giàu từ biển.
Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Việc tối ưu hóa các giải pháp logistics giúp Tiền Giang nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí vận chuyển, đồng thời thúc đẩy xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư.
Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Với 775 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 3,4 tỷ USD, hiện Hàn Quốc đứng thứ 5 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

Tại tỉnh Quảng Ninh những năm qua, kinh tế tập thể từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về hình thức hợp tác.
TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ khó vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu

TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ khó vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu

Hàng chục câu hỏi của doanh nghiệp xuất khẩu liên quan đến chính sách, tiếp cận vốn vay, lãi suất, ngoại tệ, thủ tục tiếp cận vốn… đã được giải đáp.
TP. Hồ Chí Minh: Tháng 10, sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

TP. Hồ Chí Minh: Tháng 10, sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tiếp tục phục hồi và duy trì đà tăng trưởng tích cực, ước tính IIP tháng 10 tăng 8,9% so cùng kỳ.
Quảng Ninh: Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Quảng Ninh: Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Mỗi sản phẩm OCOP đều là “sứ giả văn hóa” của từng địa phương và đã trở thành một trong những kênh quảng bá hiệu quả nhất cho du lịch Quảng Ninh.
Bình Dương: Vinh danh 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bình Dương: Vinh danh 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Việc công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Bình Dương không chỉ khẳng định giá trị mà còn là "bệ đỡ" để sản phẩm khẳng định thương hiệu.
Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Với những chính sách hỗ trợ của Quảng Ninh, sự vào cuộc của người dân, nguồn lợi từ phát triển rừng đã giúp nhiều hộ gia đình vươn lên, có kinh tế khá giả.
Công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

Công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành danh mục dự án thu hút đầu từ vào Khu Công nghệ cao trong giai đoạn 2024 -2030.
Livestream bán hàng - ‘cánh tay nối dài’ giúp sản phẩm OCOP Quảng Ninh vươn xa

Livestream bán hàng - ‘cánh tay nối dài’ giúp sản phẩm OCOP Quảng Ninh vươn xa

Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn Quảng Ninh đang đẩy mạnh hoạt động livestream, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng.
Bàn giải pháp nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu gạo ở Tiền Giang

Bàn giải pháp nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu gạo ở Tiền Giang

Tiền Giang có nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo quy mô lớn, song năng lực chưa tương xứng tiềm năng, cần hỗ trợ từ nhiều phía để phát triển bền vững.
TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Tiến gần hơn đến hiện thực hóa cảng cá Hòn Gai

TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Tiến gần hơn đến hiện thực hóa cảng cá Hòn Gai

Quảng Ninh đang tập trung triển khai các thủ tục theo quy định để sớm khởi động Dự án Cảng cá Hòn Gai kết hợp khu neo đậu tránh trú bão và khu hậu cần nghề cá.
Lai Châu: Huyện Mường Tè đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã

Lai Châu: Huyện Mường Tè đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã

Chiều ngày 28/10, UBND huyện Mường Tè (Lai Châu) tổ chức Hội nghị gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động