Thứ tư 14/05/2025 13:09

Chính sách giảm thuế VAT 2% tác động thế nào đến quản lý giá hàng hoá, dịch vụ?

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chính sách giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% sẽ tác dụng đến các biện pháp quản lý giá một số hàng hoá, dịch vụ.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa trả lời Công văn của Bộ Tài chính về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2%.

Theo đó, VCCI cho rằng, hiện một số loại hàng hoá, dịch vụ đang được áp dụng các biện pháp quản lý giá, như nhà nước định giá, đăng ký giá, kê khai giá và niêm yết giá. Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% vào ngày 1/7/2023 và tăng từ 8% lên 10% vào ngày 1/1/2024 sẽ tác động đến việc thực hiện các biện pháp quản lý giá như trên.

Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% vào ngày 1/7/2023 và tăng từ 8% lên 10% vào ngày 1/1/2024 sẽ tác động đến việc thực hiện các biện pháp quản lý giá

Ví dụ, đối với trường hợp doanh nghiệp đã kê khai giá, đăng ký giá (đã bao gồm thuế) thì có cần phải giảm giá tương ứng với phần giảm thuế 2% không? hay vẫn áp dụng giá cũ? doanh nghiệp có cần làm thủ tục kê khai, đăng ký giá đã điều chỉnh không? VCCI đặt câu hỏi và cho rằng, một số loại hàng hoá, dịch vụ có thể giảm giá 2% khá dễ dàng, nhưng một số loại hàng hoá, dịch vụ có giá đã được làm tròn để dễ thanh toán thì việc điều chỉnh giá biên độ nhỏ (2%) sẽ không khả thi và phức tạp cho doanh nghiệp.

Với các lý do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định hướng dẫn các trường hợp đang được quản lý giá khi giảm thuế giá trị gia tăng, theo hướng doanh nghiệp không cần làm thủ tục điều chỉnh giá và được phép áp dụng giá đã đăng ký, kê khai.

Cũng theo VCCI, Điều 2.2 của Dự thảo cũng quy định: “Các bộ theo chức năng, nhiệm vụ UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát để người tiêu dùng hiểu và được thụ hưởng lợi ích từ việc giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 1 Nghị định này”.

VCCI nhận định, quy định này có thể dẫn đến cách hiểu các bộ và UBND cấp tỉnh sẽ kiểm tra, giám sát xem doanh nghiệp có giảm giá hàng hoá tương ứng với mức giảm thuế hay không.

“Điều này không khả thi và cũng không hợp lý, bởi giá cả trên thị trường sẽ được quyết định bởi sự thoả thuận giữa người mua và người bán. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ quy định tại Điều 2.2 của Dự thảo” – văn bản của VCCI nêu.

Ngoài ra, trong phần đánh giá tình thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 43/2022/QH15, cơ quan soạn thảo cũng cho rằng việc giảm thuế này gặp một số khó khăn, vướng mắc như cách xác định hàng hoá, dịch vụ giảm thuế giá trị gia tăng; mô tả hàng hoá tại phụ lục kèm Nghị định 15/2022/NĐ-CP dựa trên Danh mục Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam hiện nay không tương ứng với mô tả hàng hoá tại Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam dẫn đến khó khăn khi xác định mã HS đối với hàng hoá nhập khẩu tại các phụ lục, đặc biệt là các dòng hàng có mô tả “hàng hoá… chưa được phân vào đâu”.

Trên thực tế, các doanh nghiệp cũng phản ánh với VCCI rằng việc phân loại hàng hoá, dịch vụ nào được hưởng thuế suất 8% hay 10% theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP rất phức tạp và quá nhiều rủi ro. Các doanh nghiệp không biết mình thực hiện đúng hay sai.

“Nhiều trường hợp hai doanh nghiệp mua bán hàng hoávới nhau nhưng không thống nhất được áp dụng thuế suất 8% hay 10% khiến hợp đồng không thể thực hiện được” – VCCI khẳng định.

Bản thân cơ quan thuế, cơ quan hải quan cũng lúng túng trong việc phân loại hàng hoá, dịch vụ để áp dụng. Điều này thậm chí còn gây nguy cơ nhũng nhiễu, tiêu cực khi doanh nghiệp bị thanh kiểm tra do cơ quan nhà nước có thể diễn giải quy định theo nhiều cách khác nhau…

Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: doanh nghiệp tư nhân

Tin cùng chuyên mục

3Đ-3 giải pháp tháo gỡ nút thắt cho doanh nghiệp sáng tạo

Thủy điện Trung Sơn đảm bảo cấp nước và phát điện mùa cạn

Ống thép Hòa Phát không bị áp thuế chống bán phá giá tại Hoa Kỳ

Đảng bộ BSR: Dấu ấn bản lĩnh qua từng chặng đường phát triển

EVNHANOI đẩy mạnh số hóa, nâng trải nghiệm người dùng điện

Nghị quyết 68: Dấu mốc phát triển kinh tế tư nhân

Sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia góp phần tạo dựng uy tín vững chắc của doanh nghiệp

Tập đoàn TH chính thức vận hành Nhà máy chế biến sữa tươi sạch tại Nga

Opella chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới tự chăm sóc sức khỏe chủ động

Vinpearl ký kết MoU với 4 hãng lữ hành lớn của Nga

TTC AgriS đồng hành cùng Quốc gia: Hợp tác chiến lược với Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Cộng đồng doanh nghiệp Hà Nội sẵn sàng cho kỷ nguyên mới

TTC Plaza Đà Nẵng cất nóc, bàn giao khối đế thương mại

Công nghệ số, cơ hội tạo cú nhảy vọt cho doanh nghiệp

VIMC - Ba thập kỷ vượt sóng vươn xa

Công ty Royal Distribution chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Nutifood chuẩn bị ra mắt thương hiệu sữa cao cấp toàn cầu

PC Đắk Nông: Nâng cao năng lực ứng phó thiên tai

Tổng giám đốc EVNCPC thăm tặng quà người lao động

EVNCPC có 5 sáng kiến được công nhận cấp Tập đoàn