Chính phủ Hàn Quốc tăng cường sản xuất điện hạt nhân
Năng lượng Thứ năm, 07/07/2022 - 11:21 Theo dõi Congthuong.vn trên
Chính phủ Hàn Quốc trình quốc hội thông qua FTA với Việt Nam |
Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục xây dựng các lò phản ứng hạt nhân Shin-Hanul số 3, số 4 và tiếp tục sử dụng các lò phản ứng hiện có nhằm tăng tổng sản lượng năng lượng điện hạt nhân lên hơn 30% vào năm 2030.
![]() |
Nhà máy điện hạt nhân Shin Kori ở Ulsan |
Ngày 5/7, Bộ Thương mại, công nghiệp và năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) cho biết nước này sẽ tăng sản xuất điện hạt nhân lên mức 30% tổng năng lượng sản xuất vào năm 2030 nhằm góp phần tăng cường an ninh năng lượng và đáp ứng tốt hơn mục tiêu trung hòa khí thải CO2.
Chính phủ của Tổng thống Yoon Suk-yeol đã cam kết đảo ngược chính sách loại bỏ hạt nhân của chính phủ tiền nhiệm, xây dựng lại ngành điện hạt nhân và hỗ trợ xuất khẩu loại năng lượng này.
Theo kế hoạch năng lượng toàn diện của MOTIE, Chính phủ Hàn Quốc sẽ tiếp tục xây dựng các lò phản ứng hạt nhân Shin-Hanul số 3 và số 4, đồng thời tiếp tục sử dụng các lò phản ứng hiện có với dự kiến sẽ tăng tổng sản lượng năng lượng điện hạt nhân lên hơn 30% vào năm 2030.
Bên cạnh đó, chính phủ cũng tìm cách xuất khẩu 10 lò phản ứng hạt nhân vào năm 2030 và dành 400 tỷ won (308 triệu USD) cho việc phát triển các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR).
Theo MOTIE, trong nỗ lực nhằm đạt được mức độ trung hòa khí thải CO2, Chính phủ Hàn Quốc sẽ công bố kế hoạch kết hợp các nguồn năng lượng tái tạo hợp phù hợp vào cuối năm nay.
Hiện tại, Hàn Quốc đang vận hành 20 trong số 24 lò phản ứng hạt nhân của nước này. Trước đó, chính phủ tiền nhiệm đã tìm cách giảm số lượng xuống còn 17 nhà máy hoạt động vào năm 2034.
Hàn Quốc đã cam kết đến năm 2030 giảm 40% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với mức của năm 2018 và đạt được trung hòa khí thải vào năm 2050.
Để bảo đảm an ninh năng lượng, Chính phủ Hàn Quốc cũng cam kết sẽ tăng dự trữ chiến lược các nguồn năng lượng chính, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm đa dạng hóa các kênh nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp chủ chốt, thúc đẩy vai trò của các doanh nghiệp nhà nước và tích cực hỗ trợ khu vực tư nhân để phát triển các nguồn lực ở nước ngoài.
MOTIE cho biết chính phủ sẽ thúc đẩy xây dựng luật đặc biệt về thành lập "tháp kiểm soát" và hệ thống cảnh báo sớm về an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời dự báo "nếu các kế hoạch diễn ra suôn sẻ, sự phụ thuộc của Hàn Quốc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu dự kiến sẽ giảm từ mức 81,8% năm 2021 xuống khoảng 60% vào năm 2030.”
Với chính sách trên, Hàn Quốc sẽ tạo ra khoảng 100.000 việc làm mới trong lĩnh vực năng lượng vào năm 2030, vì đến thời điểm đó số lượng các doanh nghiệp đổi mới sẽ tăng gấp đôi lên 5.000 doanh nghiệp./.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Giá dầu thế giới có tăng trở lại hay không?

Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ về Chương trình tiết kiệm điện

EVN trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch tiết kiệm điện giai đoạn 2022-2025

Bình Dương: Đảm bảo cấp điện cho sản xuất cho các khu công nghiệp

Điện lực Thanh Hóa tháo gỡ khó khăn, sớm đưa các dự án 110kV vào vận hành
Tin cùng chuyên mục

Giá xăng dầu chiều 11/8: Giá xăng giảm từ 900-940 đồng/lít

Huy động vốn đầu tư cho các dự án điện: Tập đoàn Điện lực Việt Nam gặp nhiều khó khăn

Giá cạnh tranh tạo cơ hội thúc đẩy chuyển dịch năng lượng

Lễ bế mạc và trao giải Hội thi Tay nghề Dầu khí lần thứ VII năm 2022

Giải phóng mặt bằng tại 4 dự án truyền tải điện ở Đồng Nai, chính quyền cần vào cuộc

Đối thoại chính sách cấp cao ASEAN: Sớm thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ sử dụng than sang năng lượng sạch

Quảng Ngãi: Các nhà máy thủy điện đảm bảo công tác vận hành

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An: Việt Nam ưu tiên phát triển năng lượng sạch

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Không thể chậm trễ. Bài 2: Khoảng cách lớn từ Luật đến thực tiễn

Tỉnh Hà Tĩnh: Muôn kiểu trộm cắp điện

Đề nghị các bộ ngành phối hợp tạo thuận lợi cho phát triển năng lượng tái tạo

Tháo gỡ khó khăn cho dự án đường dây 220kV Bắc Giang – Lạng Sơn

Xu hướng chuyển dịch năng lượng đến 2050: Cần tính đến vai trò của điện khí

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Không thể chậm trễ - Bài 1: Báo động tình trạng lãng phí

Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Đẩy nhanh tiến độ các công trình điện

Góp ý Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi): Thêm cơ chế ưu đãi, thu hút đầu tư vào ngành dầu khí

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Bộ Công Thương lấy ý kiến về dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi)

Dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch: Còn vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng

Thừa Thiên Huế nâng cao năng lực cấp điện ổn định khu công nghiệp Phú Bài
