Thứ bảy 10/05/2025 18:23

Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp VSIP Lạng Sơn

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp VSIP Lạng Sơn.

Theo quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp VSIP Lạng Sơn (Khu công nghiệp Hữu Lũng) được triển khai ở các xã Hồ Sơn và Hòa Thắng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Quy mô 599,76 ha, trong đó, giai đoạn 1 với quy mô sử dụng đất khoảng 200ha; giai đoạn 2 với quy mô sử dụng đất khoảng 250 ha và giai đoạn 3 với quy mô sử dụng đất khoảng 149,76 ha.

Tổng vốn đầu tư của dự án là 6.361 tỷ đồng, tương đương 274,7 triệu USD, thời gian hoạt động là 50 năm kể từ ngày 15/5/2023.

Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp VSIP Lạng Sơn

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự án và những nội dung được giao thẩm định chủ trương đầu tư dự án theo quy định. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định, tính đầy đủ, chính xác, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu, số liệu và các nội dung trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án.

Cùng với đó, chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn UBND tỉnh Lạng Sơn thực hiện; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án. Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn UBND Lạng Sơn thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án.

Song song với đó, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Lạng Sơn đảm bảo tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo, các nội dung thẩm định theo quy định của pháp luật; yêu cầu nhà đầu tư thực hiện dự án phù hợp với các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra, kiểm tra, giám sát nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Hữu Lũng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện việc đổi tên Khu công nghiệp Hữu Lũng thành Khu công nghiệp VSIP Lạng Sơn theo đề xuất của nhà đầu tư; tổ chức kiểm tra, xác định nhà đầu tư thực hiện dự án đáp ứng điều kiện cho thuê đất. Trường hợp có các loại đất trong khu vực thực hiện dự án là tài sản công thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, đảm bảo không thất thoát tài sản nhà nước.

Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo các cơ quan có liên quan cập nhật vị trí và diện tích sử dụng đất của Khu công nghiệp Hữu Lũng vào quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh 5 năm 2021-2025 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về quy hoạch.

Đối với việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án, Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Lạng Sơn tiếp thu, thực hiện đầy đủ ý kiến thẩm định của các bộ, ngành liên quan đối với việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án.

UBND tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo các cơ quan chức năng và nhà đầu tư thực hiện nghiêm túc việc phê duyệt và thực hiện phương án trồng rừng thay thế đối với diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; có phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, đảm bảo công khai minh bạch; quản lý chặt chẽ các diện tích rừng trong khu vực thực hiện dự án đến khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Vsip Bắc Ninh

Tin cùng chuyên mục

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe