Chiến sự Nga-Ukraine: Tại sao Soledar lại sớm thất thủ?

Trong vài ngày qua, sau những nỗ lực tổ chức tấn công tổng lực, Quân đội Nga và đồng minh đang từng bước làm chủ thị trấn chiến lược Soledar.
Chiến sự Nga-Ukraine: Kiev tiếp tục pháo kích sau khi Nga đưa ra lệnh ngừng bắn Chiến sự Nga-Ukraine: “Cối xay thịt” trong Thế chiến thứ nhất đang được tái hiện tại Bakhmut

Sau những nỗ lực tổ chức tấn công tổng lực, Quân đội Nga và đồng minh, đặc biệt là sự góp sức đắc lực của lực lượng lính hợp đồng Wagner, đang từng bước làm chủ thị trấn chiến lược Soledar.

Chiến sự Nga-Ukraine: Tại sao Soledar lại sớm thất thủ

Trận chiến Soledar là kết quả của hàng loạt hoạt động quân sự kết hợp nghi binh trước đó của Quân đội Nga để tạo đột phá trong mùa đông để giam chân các khối chủ lực Ukraine trong chiến tranh hầm hào. Ảnh: Getty.

Với việc Soledar thất thủ, tuyến phòng thủ kiên cố nhất được Ukraine xây dựng ở tỉnh Donetsk đang đứng trước nguy cơ sụp đổ và thành trì Bakhmut với hàng chục nghìn binh sĩ Ukraine cố thủ bị hợp vây. Vậy tại sao Nga lại chọn đánh Soledar, chứ không phải là cứ điểm kiên cố Bakhmut? Đó là một loạt sự kiện đã được phía Nga tính toán để đưa Quân đội Ukraine vào bẫy!

Giương đông, kích tây

Không khó để nhận ra, trong nhiều tháng qua, Quân đội Nga và đồng minh đã tích cực công phá thị trấn Bakhmut, địa điểm chiến lược mà phía Ukraine quyết giữ. Có những thời điểm thị trấn này tưởng như đã thất thủ khiến Ukraine phải điều các lực lượng tinh nhuệ để biến địa điểm này trở thành một cứ điểm phòng thủ cực kỳ vững chắc.

Điều này đã được khẳng định bởi cả Bộ Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov, cũng như lãnh đạo Tập đoàn Wagner Yegnenhi Prigozhin xác nhận. Khi mỗi tòa nhà, con phố tại Bakhmut đã được biến thành pháo đài với nhiều ổ đề kháng, cùng với đó, lực lượng phòng thủ cũng được tăng lên liên tục bất chấp sự hỏa lực áp chế mãnh liệt của pháo binh và không quân Nga. Dù không có thông tin công khai, nhưng đã có con số thông kê sơ bộ số lượng binh sĩ Ukraine phòng thủ Bakhmut lên tới hàng vạn. Phần lớn lực lượng ở đây là các đơn vị cơ động được rút từ chiến trường Kherson sau khi Nga triệt thoái sang bờ Đông sông Dniper.

Đây có thể coi là thành công của Nga khi đã đưa được các đơn vị chủ lực cơ động của Ukraine vào hiểm địa Bakhmut. Dưới cơn mưa hỏa lực của Nga, khi đã tới Bakhmut, việc triệt thoái hay rút quân quy mô đều sẽ phải trả giá bằng sinh mạng binh sĩ. Trong phát ngôn mới nhất, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Anna Malyar cũng phải thừa nhận, lực lượng tinh nhuệ và thiện chiến của Ukraine đã bị bào mòn đáng kể trong chiến đấu với phía Nga, trong đó có sự đóng góp đáng kể của “cối xay thịt” Bakhmut. Đa phần lực lượng mới của Lực lượng vũ trang Ukraine hiện là tân binh.

Một điểm nghi binh khác của Nga chính là chiến trường Marynka và tỉnh Lugansk. Các hướng tấn công của Quân đội Nga và đồng minh đã thu hút phần lớn lực lượng dự bị cơ động của Ukraine tại Donbass và Kharkov và bị kìm chân trong cuộc chiến hầm hào mùa đông.

Nói cách khác, tuyến phòng thủ Donbass của Ukraine đã bị kéo giãn với điểm mấu chốt là các đơn vị cơ động Ukraine bị giam chân tại các đột phá điểm mà Nga đã chủ động lựa chọn trước và từng bước bị bào mòn bằng ưu thế tuyệt đối về hỏa lực pháo binh và không quân.

Trận chiến Soledar – “Grozny phiên bản 2023”.

Khi Quân đội Nga và đồng minh hội đủ các yếu tố về việc giam chân lực lượng cơ động Ukraine tại Marynka, Bakhmut và tỉnh Lugansk, kết hợp với việc nhiệt độ giảm sâu trong trung tuần tháng 1/2023 khiến mặt đất cứng lại để các đơn vị thiết giáp hạng nặng có thể dễ dàng cơ động chính là lúc Soledar được chọn là mục tiêu ưu tiên.

Thực tế, chiến thuật Quân đội Nga và đồng minh sử dụng để tấn công Soledar không mới đó là sử dụng các nhóm tác chiến đặc nhiệm luồn sâu vào tuyến phòng ngự của Ukraine. Điều này cũng từng diễn ra tại cuộc chiến tranh Chesnya lần 2, khi Quân đội Nga bao vây Thủ đô Grozny, các đơn vị đặc nhiệm luồn sâu xung kích đã tấn công các vị trí phòng thủ của đối phương, đẩy đối phương vào vị trí định sẵn để sử dụng hỏa lực pháo binh, không quân tiêu diệt.

Một điểm đáng chú ý khác là tham gia mặt trận này có sự góp mặt của các chiến binh Wagner vốn được đào tạo chuyên nghiệp và các tay súng Chesnya vốn là “bậc thầy của tác chiến đô thị” từng khiến gây thiệt hại nặng cho Quân đội Nga trong quá khứ.

Việc sử dụng các đơn vị tác chiến đặc nhiệm kết hợp với hỏa lực chi viện áp đảo khiến Quân đội Nga không phải tiến hành chiến tranh quy ước huy động binh lực quy mô để tấn công mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Việc sử dụng đặc nhiệm để đánh chiếm các vị phòng thủ cũng giảm thiểu tổn thất tối đa trong tác chiến bất đối xứng trong môi trường đô thị.

Chiến sự Nga-Ukraine: Tại sao Soledar lại sớm thất thủ
Soledar thất thủ sẽ khiến tuyến phòng thủ Donetsk của Ukraine xây dựng trong 8 năm qua bị xé nhỏ, thậm chí sụp đổ.

Thực tế trận chiến tại Soledar đã diễn ra từ vài ngày trước. hôm 7/1, lãnh đạo Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng, Vitaly Kiselyov tuyên bố, Ukraine đã không còn chỗ đứng tại Soledar và sẽ phải rút quân trong vài ngày tới. Ông V. Kiselyov cho biết thêm, các đơn vị phòng thủ Ukraine tại thị trấn chiến lược này đã được lệnh rút lui.

Sau Soledar, mục tiêu kế tiếp là Bakhmut?

Sau khi chiếm Soledar, Quân đội Nga đã phá thủng một lỗ hổng lớn của tuyến phòng thủ Donetsk, nhưng để công hạ Bakhmut có lẽ không phải là mục tiêu ưu tiên, mà là hợp vây.

Sau Soledar, Quân đội Ukraine chắc chắn phải huy động 1 lực lượng đáng kể lùi về phòng thủ 2 thành phố chiến lược Slavyansk và Kramatorsk, những đô thị cuối cùng tại tỉnh Donetsk còn nằm trong tay Ukraine. Đây chính là thời cơ để Nga tiếp tục khoan thủng thêm trên phòng tuyến Donetsk những vị trí mới để từng bước cô lập Bakhmut, ví dụ như Seversk. Với khối quân chủ lực lên tới hàng chục nghìn quân tại Bakhmut, con đường tiếp vận để duy trì phòng thủ cho vị trí này sẽ rất khó khăn và nguy hiểm, đặc biệt khi từng bước bị hợp vây.

Ngoài ra, khi hợp vây được Bakhmut, Quân đội Nga sẽ có hàng loạt lựa chọn mới để giải quyết chiến trường Donbass ngay trong mùa đông và đưa Kiev vào thế khó trên chiến trường hoặc buộc phải ngồi vào bàn đàm phán với thế có lợi cho Moscow…

Kim Ngân (tổng hợp)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Việt Nam có thể học hỏi điều gì từ kinh nghiệm quốc tế?
Tiền ảo Pi Network: Ảo đến mức nào?

Tiền ảo Pi Network: Ảo đến mức nào?

Pi Network là một trong những đồng tiền ảo mới được chú ý nhất trong thời gian gần đây. Pi Network mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư hay tiềm ẩn rủi ro?
Phản ứng của Malaysia khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 24%

Phản ứng của Malaysia khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 24%

Ngay sau khi Hoa Kỳ ra Sắc lệnh thuế đối ứng với các đối tác thương mại, phía Malaysia ngay lập tức đã lên tiếng, khẳng định không trả đũa thuế quan.
Trung Quốc phát triển tên lửa Kinzhal nội địa

Trung Quốc phát triển tên lửa Kinzhal nội địa

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 3/4: Trung Quốc phát triển tên lửa Kinzhal nội địa; Nga phát triển hệ thống chế áp quang điện tử tích hợp phương tiện chiến đấu.
Bài học từ những cường quốc đi qua ‘siêu bão’ thương mại

Bài học từ những cường quốc đi qua ‘siêu bão’ thương mại

Nhiều quốc gia đã vượt “siêu bão” thương mại nhờ bản lĩnh chính sách và nội lực công nghệ. Đó có lẽ cũng gợi mở nhiều bài học lớn cho Việt Nam hôm nay.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 3/4: Lính Ukraine bỏ trốn ở Konstantinovka

Chiến sự Nga-Ukraine tối 3/4: Lính Ukraine bỏ trốn ở Konstantinovka

Nga siết vây Konstantinovka, lính Ukraine tháo chạy; Nga dội hỏa lực xuống Zaporizhia... là những thông tin có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine tối 3/4.
Nhật Bản: Động đất 6,2 độ, hàng triệu người cảm nhận rung chấn

Nhật Bản: Động đất 6,2 độ, hàng triệu người cảm nhận rung chấn

Một trận động đất 6,2 độ Richter đã làm rung chuyển khu vực cách Nishinoomote, Nhật Bản 54 km về phía đông bắc vào lúc 14:03:57 GMT ngày 2/4.
Tổng thống Trump áp thuế 10% với toàn bộ hàng nhập khẩu, Việt Nam chịu mức 46%

Tổng thống Trump áp thuế 10% với toàn bộ hàng nhập khẩu, Việt Nam chịu mức 46%

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 2/4 (giờ Mỹ) cho biết sẽ áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 2/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Donetsk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 2/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Donetsk

Lính Ukraine rút chạy khỏi nam Donetsk; Kamenskoye bị cô lập... là những thông tin nóng được cập nhật trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine tối ngày 2/4.
Hoa Kỳ bắt đầu thử nghiệm máy bay cảm tử UAV in 3D

Hoa Kỳ bắt đầu thử nghiệm máy bay cảm tử UAV in 3D

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 2/4: Hoa Kỳ bắt đầu thử nghiệm UAV in 3D, khi các thử nghiệm loại vũ khí sản xuất hàng loạt mới cho thấy tốc độ và hiệu quả.
Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Logistics trở thành yếu tố quyết định thành công trong thương mại điện tử, doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được gì qua chiến lược từ các 'ông lớn' trên thế giới?
Năng lượng tái tạo Ấn Độ đối mặt khó khăn về vốn

Năng lượng tái tạo Ấn Độ đối mặt khó khăn về vốn

Cam kết đạt 500 GW công suất năng lượng không dùng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030, Ấn Độ đang nổi lên như một quốc gia đi đầu trong lĩnh vực năng lượng sạch.
Chiến sự Nga - Ukraine: Liệu có thể kết thúc trong năm 2025?

Chiến sự Nga - Ukraine: Liệu có thể kết thúc trong năm 2025?

Chiến sự Nga - Ukraine đã kéo dài hơn ba năm, để lại những tổn thất nghiêm trọng về người và của, đồng thời làm rung chuyển cán cân quyền lực trên toàn cầu.
Long Thành - Changi: Hai sân bay hàng đầu du lịch Đông Nam Á

Long Thành - Changi: Hai sân bay hàng đầu du lịch Đông Nam Á

Cả sân bay Long Thành (Việt Nam) và sân bay Changi (Singapore) đều đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ngành hàng không và du lịch tại Đông Nam Á.
Xuất hiện nhà tiên tri động đất: Tin hay không?

Xuất hiện nhà tiên tri động đất: Tin hay không?

Gần đây, thông tin một nhà "tiên tri" từ Ấn độ đã viết trên mạng xã hội về sự cố động đất ở Myanmar đã gây xôn xao dư luận. Vậy chúng ta có nên tin không?
Khủng hoảng gạo ở Nhật Bản: Việt Nam học được gì?

Khủng hoảng gạo ở Nhật Bản: Việt Nam học được gì?

Trong tháng 3/2025, giá gạo tại Tokyo đã tăng vọt khoảng 90% so với cùng kỳ năm trước, gây ra tác động đối với CPI và lạm phát ở Nhật Bản. Việt Nam học được gì?
Chiến sự Nga-Ukraine tối 1/4: Hàng loạt lính Ukraine đào tẩu

Chiến sự Nga-Ukraine tối 1/4: Hàng loạt lính Ukraine đào tẩu

Krasnoye Pervoye thất thủ; Nga phá vỡ phòng tuyến nam Donetsk... là những thông tin nóng được cập nhật trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối ngày 1/4.
Động đất tại Myanmar: Quân đội Việt Nam tìm được nạn nhân đầu tiên

Động đất tại Myanmar: Quân đội Việt Nam tìm được nạn nhân đầu tiên

Lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đưa thi thể một nạn nhân ra khỏi đống đổ nát của tòa nhà bị sập tại thủ đô Naypyidaw, Myanmar.
Máy bay chiến đấu F-16 Ba Lan sắp

Máy bay chiến đấu F-16 Ba Lan sắp 'gặp' Su-30 của Nga tại Hy Lạp

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 1/4: May bay chiến đấu F-16 sắp 'gặp' Su-30 của Nga tại Hy Lạp với các kíp phi công Ấn Độ tại Iniochos-2025.
Động đất tại Myanmar: Nghĩa tình người Việt Nam trong hoạn nạn

Động đất tại Myanmar: Nghĩa tình người Việt Nam trong hoạn nạn

Sau trận động đất tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Việt Nam đã và đang “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, chắt chiu thời gian để tìm kiếm những nạn nhân mất tích…
Động đất rình rập: Đông Nam Á đã thực sự sẵn sàng?

Động đất rình rập: Đông Nam Á đã thực sự sẵn sàng?

Đông Nam Á nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương dẫn đến thường xuyên đối mặt với nguy cơ động đất. Việc triển khai hệ thống cảnh báo sớm là rất quan trọng.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 31/3: Lính Ukraine rút lui ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 31/3: Lính Ukraine rút lui ở Kursk

Nga siết gọng kìm ở mặt trận Zaporizhia; lính Ukraine vỡ trận tại Demidovka... là những thông tin cập nhật trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine tối 31/3.
Từ bản đồ địa chấn mới công bố: Việt Nam có an toàn trước động đất?

Từ bản đồ địa chấn mới công bố: Việt Nam có an toàn trước động đất?

Nhìn trực diện vào bản đồ địa chấn có thể thấy Việt Nam là một trong những vùng ít điểm chấm nhất. Nhưng liệu Việt Nam có thực sự an toàn?
Máy bay chiến đấu Su-57E sẽ xuất hiện ở Nam Mỹ

Máy bay chiến đấu Su-57E sẽ xuất hiện ở Nam Mỹ

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 31/3: Su-57E sẽ xuất hiện ở Nam Mỹ, đó là thông tin được Rosoboronexport xác nhận khi sẽ tham gia LAAD 2025 tại Brazil từ 1/4.
Hình ảnh đầu tiên về đoàn cứu trợ Việt Nam tại Myanmar

Hình ảnh đầu tiên về đoàn cứu trợ Việt Nam tại Myanmar

Những hình ảnh đầu tiên về đoàn Việt Nam hỗ trợ cứu nạn, cứu hộ tại Myanmar sau thảm họa động đất. Đoàn đã hỗ trợ tìm kiếm được 1 thi thể nạn nhân tử vong.
Mobile VerionPhiên bản di động