Chiến sự Nga-Ukraine ngày 8/1: Khủng hoảng tại Ukraine có thể dẫn tới sự sụp đổ của NATO
Hội nhập - Quốc tế 08/01/2023 16:03 Theo dõi Congthuong.vn trên
Chiến sự Nga-Ukraine 8/1: Lính đánh thuê Nga muốn chiếm một thành phố ở Ukraine |
Nga sẽ không bao giờ từ bỏ các khu vực mới sáp nhập, đó là nhận định chung của cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates trong bài viết đăng trên tờ The Washington Post.
![]() |
Nga sẽ không nhượng bộ các vùng lãnh thổ mới sáp nhập và chiến sự tại Ukraine sẽ không sớm chấm dứt. Ảnh: RIAN. |
Khi được hỏi về số phận các khu vực mới được Nga sáp nhập tại Ukraine, cả hai chính trị gia Mỹ đề tin rằng Nga sẽ không nhượng bộ và Ukraine đã không còn cơ hội lấy lại các vùng lãnh thổ đã bị sáp nhập trong chiến dịch quân sự đặc biệt. Theo đó, nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin không đạt được những kỳ vọng bằng hoạt động quân sự, thì chắc chắn Moscow sẽ giữ vững những thành quả đã đạt được tại miền Đông và Đông Nam Ukraine. Chúng sẽ trở thành bàn đạp cho các chiến dịch quân sự trong tương lai nhằm thiết lập quyền kiểm soát tới các vùng lãnh thổ khác của Ukarine như khu vực Biển Đen, vùng Donbass và có thể xa hơn về phía Tây. Thực tế, Nga đã chuẩn bị cho chiến dịch quân sự đặc biệt từ 8 năm trước, ngay sau khi sáp nhập bán đảo Crimea.
“Hay tin vào sự kiên nhẫn của ông V. Putin để đạt được mục đích của mình”, bà Condoleezza Rice và ông Robert Gates đánh giá.
Đánh giá về tiềm lực còn lại của Ukraine, cả 2 nhà chính trị Mỹ đều bày tỏ bi quan khi toàn bộ tiềm lực quân sự và kinh tế của Kiev hiện đã phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn viện trợ từ phương Tây, trong đó chú yếu là Mỹ. Chính vì lý do này, để Ukraine tiếp tục chiến đấu, Mỹ và NATO cần tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev: “Mỹ và đồng minh cần đưa ra quyết định cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí bổ sung, trong đó có vũ khí hạng nặng”.
![]() |
Sức chịu đựng của các quốc gia NATO và phương Tây đã tới điểm giới hạn. Điều này sẽ làm NATO rạn nứt và thậm chí là tan rã. |
Nếu trong thời gian tới, Ukraine không thể tạo đột phá trên chiến trường, NATO có thể ép Ukraine phải đàm phán với Nga: “Điều này hoàn toàn dễ hiểu nếu chiến sự kéo dài nhiều tháng mà không đạt bất kỳ kết quả nào”.
Về vấn đề này, nhà báo Nick Peyton Walsh của kênh truyền hình Mỹ CNN đánh giá, NATO có thể buộc ông Tổng thống Ukraine Volodimir Zelensky phải đàm phán với phía Nga nếu không sẽ cắt nguồn cung vũ khí. Các quốc gia NATO đã tới giới hạn chịu đựng và cần tìm kiếm các khả năng đảm bảo nền kinh tế và an ninh lâu dài, thay vì sự toàn vẹn lãnh thổ như mong muốn của Kiev.
Nhà báo Hassan Nafaa của tờ Al Mayadeen nhận định, Nga hiện có lợi thế trước NATO liên quan tới vấn đề Ukraine. Đầu tiên, là khả năng đề kháng tốt trước các lệnh trừng phạt từ Mỹ và phương Tây. Tiếp đó là hiệu quả chiến đấu của Quân đội và đồng minh Nga trên chiến trường
“Nga hoàn toàn không sử dụng hết sức mạnh quân sự nhưng đã buộc NATO phải dốc túi cho Ukraine bằng mọi thứ có trong tay”, nhà báo Hassan Nafaa cho biết.
Cùng với đó, vấn đề Ukraine đang làm rạn nứt trong nội bộ NATO và phương Tây, thậm chí kịch bản xấu có thể dẫn tới sự tan rã của NATO nếu tình trạng thiếu năng lượng và đối đầu quân sự kéo dài. Trong khi đó, Nga đã xây dựng được liên minh chiến lược bền vững và ổn định.
Trước đó, nhà báo Michael Brendan Dougherty của chuyên mục National Review đã đưa ra dự đoán về sự sụp đổ của NATO sau bài phát biểu của ông V. Zelensky tại Quốc hội Mỹ: ‘Thực tế cuộc xung đột tại Ukraine không giúp củng cố NATO, mà đã thể hệ sự chia rẽ và thay đổi cách nhận thức của các nước về sự tồn tại của liên minh quân sự này”.
Về tình hình chiến sự tại miền Đông, tờ Newsweek từ các nguồn tin trên chiến trường đăng tải, Nga dường như đang đạt được đà tiến gần với chảo lửa Bakhmut ở Donbass và Ukraine đang đối mặt với nguy cơ bị bao vây bởi các tay súng Wagner.
Theo tổ chức Viện nghiên cứu chiến tranh (ISW), các tay súng Wagner đã tiến vào được thị trấn Soledar, cách Bakhmut khoảng 18km.
Mặc dù còn quá sớm để khẳng định liệu Nga đã giành hoàn toàn quyền kiểm soát Soledar hay chưa, nhưng phía Moscow dường như đã tiến tới Krasnopillia, "khiến lực lượng Ukraine ở Bakhmut đối mặt với nguy cơ bị bao vây".
Ông Sergey Cherevatyi, phát ngôn viên lực lượng miền Đông của Ukraine, tuyên bố Nga chưa kiểm soát hết Soledar, dù các cuộc giao tranh quyết liệt đang diễn ra ở đây trong thời gian qua.
"Những trận chiến đẫm máu khốc liệt đang diễn ra ở đó. Đã có 76 cuộc tấn công của Nga và 10 trận giao chiến chỉ riêng trên mặt trận này kể từ 00:00 (ngày 7/1). Phía Ukraine và đơn vị chỉ huy đang làm mọi cách để gây thiệt hại tối đa cho đối thủ về nhân sự và thiết bị. Ukraine cũng làm mọi cách để cân bằng các vị trí chiến thuật và tác chiến phù hợp với tình hình hiện tại nhằm bảo toàn lực lượng càng nhiều càng tốt", ông Sergey Cherevatyi cho biết.
Theo truyền thông Ukraine, Nga đang đạt được đà tiến ở khu vực này và Soledar gần như bị phá hủy hoàn toàn.
Ngoài hướng Soledar và Bakhmut, Bộ Quốc phòng Anh cho biết, các cuộc giao tranh cũng đang diễn ra quyết liệt ở Kreminna, ở Lugansk.
Theo phía Anh, các cuộc đối đầu tập trung ở khu vực địa hình có nhiều rừng rậm ở phía tây của thị trấn, nơi xảy ra các hoạt động giao tranh cự ly ngắn giữa bộ binh.
Bakhmut có ý nghĩa chiến lược với cả Nga và Ukraine. Nếu Moscow giành được Bakhmut, họ có thể phá vỡ tuyến tiếp tế của Ukraine và mở ra hướng tiến công cho phía Nga nhằm gây áp lực lên Kramatorsk và Sloviansk - các thành trì chủ chốt của Ukraine ở Donetsk, từ đó kiểm soát hoàn toàn tỉnh Donetsk.
Với Ukraine, Bakhmut không chỉ là một điểm phòng thủ mà còn là một trong những trung tâm giao thông lớn và cuối cùng ở Donbass còn nằm trong tay Kiev. Tất cả các tuyến tiếp vận của quân đội Ukraine tới Donbass đều phải qua đây.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

ASEAN-EU ưu tiên tập trung làm sâu sắc quan hệ kinh tế trong năm 2023

Thực thi RCEP trong năm 2023 được khởi động với nhiều hy vọng

Việt Nam - Singapore nối tiếp đà phát triển tích cực

Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới một tương lai sôi động và thú vị

Longform | Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam: Phát triển bền vững là trụ cột hợp tác Việt Nam–Thuỵ Điển
Tin cùng chuyên mục

Ukraine nguy cấp khi Mỹ, Đức vượt “lằn ranh đỏ” của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine 28/1: Mỹ có thể nhanh chóng chấm dứt xung đột ở Ukraine nếu muốn

Việt Nam và Pháp hợp tác để cùng nhau trở nên mạnh mẽ hơn

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 23/1: Kiev thừa nhận xe tăng phương Tây không giúp xoay chuyển chiến trường

Chiến sự Nga-Ukraine 23/1: Quan chức Nga cảnh báo “thảm họa toàn cầu”, Ukraine thừa nhận khó khăn ở miền Đông

Chiến sự Nga-Ukraine 22/1: Nga mở cuộc tấn công mới vào Zaporizhia, tướng Mỹ thừa nhận khó khăn của Ukraine

Hiệp định Thương mại tự do: Đưa Việt Nam ra thế giới và thế giới về Việt Nam

Tại Davos 2023: Ukraine huy động nguồn lực để tái thiết

Nền kinh tế Nga đang bắt đầu “ngấm đòn” các lệnh trừng phạt

ASEAN 2023 tận dụng lợi thế để hiện thực hóa các mục tiêu

Chiến sự Nga - Ukraine 20/1: Nga cảnh báo nguy cơ khơi mào chiến tranh hạt nhân

Thép cuộn cán nguội của Việt Nam “đương đầu” với 2 vụ rà soát thuế chống bán phá giá tại Malaysia

Chiến sự Nga-Ukraine 19/1: Nga nêu thời điểm xung đột ở Ukraine có thể kết thúc

Thương mại song phương Việt Nam – Ấn Độ đạt mức kỷ lục 15 tỷ USD

Chiến sự Nga-Ukraine 17/1: Nga tuyên bố xe tăng phương Tây xuất hiện tại Ukraine sẽ bị bắn cháy

Kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam

Chiến sự Nga-Ukraine 17/1: Nga đưa nhiều tàu chiến mang tên lửa áp sát Ukraine

Nhận diện, đối phó 3 thách thức kinh tế 2023

Thụy Sĩ cam kết hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn
