Chiến sự Nga-Ukraine ngày 5/5: Bom lượn Nga tấn công dữ dội các vị trí của Ukraine Chiến sự Nga-Ukraine ngày 6/5: Wagner liệu có rời đi trước khi Bakhmut đổi chủ? |
Trong nhiều tháng qua, Ukraine đã nhiều lần đưa ra mong muốn được Mỹ và phương Tây viện trợ máy bay chiến đấu hiện đại để đối đầu với ưu thế trên không tuyệt đối của Nga. Tiêm kích F-16 đứng đầu danh sách các vũ khí mong muốn của Kiev kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát. Tuy nhiên, theo một cựu phi công của Không quân Mỹ, máy bay thế hệ 4 này không phù hợp trong cuộc xung đột ở Ukraine hiện nay.
Dù có được viện trợ máy bay chiến đấu F-16, Ukraine cũng khó có thể thay đổi cán cân cuộc chiến. Thậm chí điều này còn tạo gánh nặng cho Mỹ và phương Tây |
“Thiếu đặc tính tàng hình và trang bị đối kháng điện tử đủ mạnh, các máy bay chiến đấu như F-16 sẽ hoàn toàn bị áp đảo trong môi trường rủi ro cao”, John Venable, cựu phi công F-16 của Không quân Mỹ cho biết.
Ông J. Venable, hiện là nhà nghiên cứu cấp cao về chính sách quốc phòng tại tổ chức tư vấn The Heritage Foundation, cho rằng hệ thống phòng không tiên tiến của Nga, với các tổ hợp S-400 sẽ có thể nhắm mục tiêu chính xác vào F-16 trước khi chúng kịp vào tầm thả bom.
"Cung cấp cho Ukraine thêm Mig-29 cũng sẽ không giúp ích gì trên chiến trường. Cho dù chúng ta cung cấp cho họ các máy bay F-16 hiện đại, điều đó cũng sẽ không thay đổi hay tác động đến chiến trường trong 1 năm chứ đừng nói sẽ kịp thời cho cuộc phản công mùa xuân", ông J. Venable nói.
Cựu phi công Mỹ cũng nhắc tới khoảng thời gian từng lái F-16 trong những năm 1980 và 1990. Thời điểm đó máy bay của ông có cơ hội chiến đấu khá tốt trước tên lửa đất đối không (SAM) SA-6 và SA-11 của Liên Xô.
"Khả năng tôi bị bắn hạ là rất cao, nhưng ít nhất khả năng tôi tiếp cận được mục tiêu cũng cao tương tự", J. Venable nói, đồng thời nhấn mạnh, kể từ đó Nga đã có bước nhảy vọt toàn diện về năng lực tác chiến.
“Trước đây, tôi có cơ hội chiến đấu, nhưng ngày nay, những chiếc F-16 không có cơ hội như vậy”, ông J. Venable nói thêm.
Nhận định của ông J. Venable cũng nhận được sự đồng thuận của nhiều chuyên gia quân sự phương Tây khác. Họ cho rằng, nếu Kiev có loại máy bay này, chúng cũng khó tồn tại được lâu. F-16 cần các căn cứ không quân và đường bằng được chuẩn bị tốt, đây là điều mà Ukraine không thể đáp ứng trong điều kiện hiện nay do các sân bay của nước này “quá ngắn” và “tồi tàn” để có thể sử dụng an toàn những chiếc F-16 đầy tải.
Bên cạnh số vũ khí trị giá hàng tỷ USD mà Mỹ và các đồng minh đã cung cấp cho Ukraine, chính quyền Kiev nhiều lần đề nghị phương Tây cung cấp máy bay chiến đấu, đặc biệt là tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất để thay thế phi đội MiG-29 và Su-27 từ thời Liên Xô đã lỗi thời.
Cho đến nay việc gửi F-16 cho Ukraine vẫn chưa được đưa ra thảo luận. Chỉ có 2 thành viên NATO là Ba Lan và Slovakia cam kết cung cấp một số máy bay MiG-29 cho Kiev.
Trong một phát biểu hồi tháng 2/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng Ukraine “hiện không cần F-16” và cũng không có cơ sở hợp lý nào để làm điều này.
Nga đã nhiều lần cảnh báo viện trợ quân sự mà Mỹ và các đồng minh đang tiếp tục cung cấp cho Kiev chỉ kéo dài cuộc xung đột ở Ukraine.
Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh rằng các nước NATO đang “đùa với lửa” bằng cách cung cấp vũ khí cho Kiev và bất kỳ đoàn xe vũ khí nào tới Ukraine sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của các lực lượng Nga.
Nga không vội thắng vì những mục tiêu chiến lược dài hơi hơn ở Ukraine |
Liên quan tới tình hình chiến sự Ukraine, những diễn biến chậm chạp trên chiến trường gần đây của Quân đội Nga và đồng minh trong khi đang giữ thế chủ động chiến lược đã được Đại tá nghỉ hưu, Tiến sĩ khoa học quân sự Konstantin Sivkov nhận xét là mọi diễn biến trên chiến trường Ukraine hiện đều nằm trong tính toán của Nga.
Chuyên gia quân sự K. Sivkov cho rằng, Nga không vội đánh bại Lực lượng vũ trang Ukraine, bất chấp việc họ có khả năng nhanh chóng kết thúc xung đột.
Vị Đại tá nghỉ hưu chỉ ra một động thái chiến lược của Nga đang trì hoãn việc can dự của NATO. Ông tin rằng Nga có thể đạt được chiến thắng trong vòng vài tháng, nhưng Moscow cố tình không làm điều này để tránh xung đột toàn diện với các nước phương Tây.
“Các lực lượng vũ trang của chúng ta có khả năng giáng một thất bại quyết định và nhanh chóng lên Quân đội Ukraine trong một chiến dịch kéo dài từ 2 đến 3 tháng. Mục tiêu là dễ dàng nhưng điều này không được thực hiện. Nguyên nhân chính xác là bởi vì Moscow hoàn toàn không muốn sự can thiệp trực tiếp của phương Tây vào cuộc chiến này. Đó là lý do tại sao họ đang trì hoãn càng lâu càng tốt việc bắt đầu các hoạt động quân sự chính thức, với lực lượng đầy đủ”, ông K. Sivkov nói.
Chuyên gia quân sự K. Sivkov nhấn mạnh rằng, Nga nên chuẩn bị cho các sự kiện có thể xảy ra bằng cách phát triển tổ hợp công nghiệp quốc phòng. Một thành phần quan trọng của sự chuẩn bị như vậy là việc tạo ra một khối liên minh nhằm chống lại phương Tây.
Theo nhà phân tích, một phần liên minh như vậy đã được hình thành khi Nga, Trung Quốc và Belarus tạo nên trục chiến lược Minsk - Moscow - Bắc Kinh.
Tuyên bố của ông Sivkov đã gây ra làn sóng phản đối khá dữ dội, nhất là sau những thương vong nghiêm trọng gần đây của Quân đội Nga, đặc biệt là tại Bakhmut.