Chiến sự Nga-Ukraine ngày 7/1: Ukraine đang đổ máu để thực hiện sứ mệnh của NATO
Quốc tế 07/01/2023 14:49 Theo dõi Congthuong.vn trên
Chiến sự Nga-Ukraine 7/1: Nga, Ukraine “đổ lỗi” cho nhau không ngừng bắn |
Trong bài trả lời phỏng vấn kênh truyền hình TSN, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Aleksey Reznikov cho biết, tại hội nghị thượng đỉnh năm 2021, NATO đã coi Nga là mối đe dọa lớn nhất.
"Hiện tại, Ukraine đang đối đầu với mối đe dọa đó. Chúng tôi đang thực hiện sứ mệnh của NATO và giúp họ không phải đổ máu. Chúng tôi đã đổ máu vì vậy chúng tôi kỳ vọng họ sẽ cấp vũ khí cho Ukraine", ông Reznikov cho biết.
![]() |
Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn đang quyết tâm thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đề ra tại Ukraine. Ảnh: RIAN |
Ông Aleksey Reznikov tuyên bố rằng, các đồng nghiệp NATO đã khẳng định Ukraine là "tấm khiên bảo vệ toàn bộ phương Tây, bảo vệ toàn bộ thế giới văn minh". Cũng vì thế, Ukraine từ lâu đã theo đuổi mục tiêu gia nhập NATO và Liên minh châu Âu (EU), thậm chí Kiev đã đưa mục tiêu trở thành thành viên NATO vào hiến pháp.
Khi mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine từ cuối tháng 2/2022, Nga đã đưa ra các điều kiện tiên quyết để giải quyết xung đột, trong đó có việc Ukraine phải trung lập, không được gia nhập NATO.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc gia nhập NATO của Ukraine dường như đang gặp khó khăn. Kiev nhiều lần thừa nhận NATO không muốn kết nạp nước này vào khối. Kiev cũng từng phát đi tín hiệu sẽ từ bỏ mong muốn gia nhập NATO như một nhượng bộ cho việc đàm phán hòa bình với Nga.
Trong tháng 9/2022, Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky thông báo đã ký đơn xin nhanh chóng gia nhập NATO. Động thái của Kiev nhằm đáp trả việc Nga sáp nhập 4 khu vực Donetsk, Lugansk, Zaporizhia và Kherson.
Sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine A. Reznikov nhận định, mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa Kiev và NATO đủ để cho thấy quốc gia Đông Âu đã trở thành một thành viên trên thực tế của liên minh quân sự dù Ukraine chưa được kết nạp. Trong tháng 12/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho rằng, Nga trên thực tế đang đối đầu với phương Tây trong chiến dịch quân sự ở Ukraine. Theo ông S. Shoigu, Ukraine đã nhận được 100 tỷ USD viện trợ vũ khí, đạn dược và thiết bị quân sự chỉ riêng trong năm 2022 từ phương Tây.
Nga nhiều lần cảnh báo rằng việc Mỹ và đồng minh viện trợ vũ khí cho Ukraine sẽ chỉ khiến xung đột kéo dài, và có nguy cơ khiến chiến sự leo thang vượt ngoài tầm kiểm soát.
Về thông tin khối lượng hàng hóa viện trợ cho Ukraine, Bộ tư lệnh Hậu cần-Vận tải, Lầu Năm Góc đã công bố đồ họa tiết lộ số lượng vũ khí và thiết bị chuyển giao cho Ukraine trên thực tế. Đồ họa này do Nhà Trắng cung cấp, bao gồm nguồn cung từ ngày 11/1/2022 đến ngày 3/1/2023.
Chi tiết đáng chú ý nhất chính là khối lượng hàng viện trợ khổng lồ Mỹ dùng tàu biển và hệ thống đường sắt để vận chuyển cho Ukraine. Đây là cũng là phương thức mà Mỹ sử dụng để cung cấp hơn 1 triệu quả đạn pháo 155mm và các loại đạn dược khác cho Ukraine.
Các điểm trung chuyển của những lô hàng này bao gồm cảng Alexandroupoli của Hy Lạp và cảng Constanta của Romania, nơi một đoàn xe bọc thép M1117 của Mỹ viện trợ cho Ukraine đã được phát hiện trong thời gian gần đây.
Quy mô “cầu hàng không” giữa Mỹ và sân bay Boryspil gần Kiev (trước cuộc xung đột) và sân bay Rzeszów của Ba Lan (sau khi cuộc xung đột nổ ra) cũng đáng chú ý. Trung bình mỗi ngày có 3 máy bay chở quân nhu đến và đi giữa các sân bay này. Xe tải được sử dụng như phương tiện vận chuyển phân phối với ước tính khoảng 5.500 chuyến.
Tổng cộng, Mỹ đã cung cấp hơn 14.400 vũ khí bộ binh, 201,7 triệu viên đạn, hơn 48.000 chiếc mũ bảo vệ và 70.000 áo chống đạn cho Ukraine. Ngoài ra, danh sách viện trợ cũng bao gồm hơn 1.400 tổ hợp vũ khí phòng không, từ tổ hợp vác vai cho đến tổ hợp tên lửa đất đối không tiên tiến (NASAMS) và 2.086 tên lửa đất đối không.
Liên quan tới tình hình Ukraine, Lầu Năm góc nhận định Tổng thống Vladimir Putin vẫn không thay đổi mục tiêu ở Ukraine, nhưng lực lượng Nga tiếp tục vấp phải tình trạng thiếu nhân sự trầm trọng trên chiến trường. Washington hy vọng rằng gói viện trợ vũ khí mới nhất dành cho Kiev sẽ giúp Ukraine giành lại những vùng đất mà Nga đang kiểm soát.
![]() |
Khối lượng hàng hóa, vũ khí khổng lồ Mỹ đã viện trợ cho Ukraine. |
“Ông Putin chưa từ bỏ mục tiêu kiểm soát Ukraine và tiếp tục giành lấy lãnh thổ của Ukraine”, bà Laura Cooper, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Nga và Ukraine tuyên bố, “Tuy nhiên, thực tế là những điểm yếu của Nga, những điểm yếu của lực lượng vũ trang Nga ngược với mục tiêu đó”.
Kênh truyền hình Channel One của Nga cho biết, theo sắc lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, lệnh ngừng bắn dọc chiến tuyến ở Ukraine bắt đầu đi vào hiệu lực từ lúc 12 giờ trưa 6/1, giờ Moscow.
Phía Nga mong muốn lệnh ngừng bắn kéo dài đến hết ngày 7/1, thời điểm hàng triệu người theo Chính thống giáo ở Nga và Ukraine, bao gồm các cư dân đang sinh sống trong khu vực chiến sự, đón lễ Giáng sinh theo lịch Julius cổ.
Ukraine đã bác bỏ khả năng ngừng bắn theo đề nghị của Nga. Cùng ngày, hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời giới chức Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, khẳng định, quân đội Ukraine đã nã pháo về phía thành phố Donetsk ngay cả khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực.
Ukraine chưa bình luận về đợt pháo kích mới nhất. Lãnh đạo DPR Denis Pushilin trước đó từng cảnh báo, việc Ukraine tiếp tục bắn phá sẽ kéo theo đòn tấn công trả đũa.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Mỹ dùng tên lửa có tuổi đời 70 năm để hạ khinh khí cầu “bay lạc” của Trung Quốc

Hội nhập Đông Nam Á: Những cơ hội và thách thức khi Timor-Leste gia nhập ASEAN

Mỹ công bố gói viện trợ mới bao gồm bom tầm xa cho Ukraine

EU công bố gói trừng phạt thứ 10 đối với Nga đánh dấu 1 năm cuộc chiến Ukraine

Các chuyên gia quốc tế lý giải nền kinh tế Nga tiếp tục tăng trưởng bất chấp các lệnh trừng phạt
Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine 5/2: Phương Tây yêu cầu Ukraine không sử dụng vũ khí viện trợ tấn công lãnh thổ Nga

Chiến sự Nga - Ukraine 5/2: Moscow sẵn sàng sử dụng tất cả vũ khí nếu Ukraine tấn công lãnh thổ Nga

Chiến sự Nga-Ukraine 4/2: Ukraine đang có nguy cơ nghiêm trọng; Bakhmut đã bị hợp vây

Châu Âu đạt thỏa thuận mức giá trần 100 USD/thùng đối với dầu diesel của Nga

Ukraine kêu gọi EU trừng phạt tập đoàn năng lượng hạt nhân Nga

Chiến sự Nga - Ukraine 4/2: Ukraine tuyên bố đẩy lùi nhiều đợt tấn công của Nga, Kiev quyết bảo vệ Bakhmut

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 3/2: Chiến sự ác liệt, Ugledar bắt đầu bị vây hãm

Nhập khẩu dầu thô của châu Á đạt mức cao kỷ lục trong tháng đầu năm 2023

EU cam kết tăng gấp đôi chương trình viện trợ quân sự cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine 3/2: Ông Putin cảnh báo sẽ dùng vũ khí hạt nhân, Nga cắt tuyến hậu cần của Kiev

Ukraine nhận định Nga chuẩn bị “leo thang tối đa”

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 2/2: Nga phản công lớn ở Lugansk

Chiến sự Nga - Ukraine 2/2: Giao tranh ác liệt tiếp diễn ở miền đông Ukraine, Đức lo vượt quá giới hạn

Thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trinidad & Tobago

Truyền thông Triều Tiên đề cao mối quan hệ hữu nghị với Việt Nam

Bộ trưởng Thương mại quốc tế Anh thăm Việt Nam, Malaysia và Singapore để thúc đẩy đàm phán gia nhập CPTPP

Mỹ và Anh từ chối gửi máy bay chiến đấu F-16 tới Ukraine

Xe tăng phương Tây sẽ làm thay đổi cục diện chiến trường Ukraine như thế nào?

Chiến sự Nga-Ukraine 1/2: Nga mở trục tấn công mới, Ngoại trưởng Nga tiết lộ thông điệp từ Mỹ
