Theo lời ông Alexander Pavlenko, tù binh người Ukraine, nếu tính theo thang điểm 5, mức độ huấn luyện của tân binh Ukraine chỉ đạt 1 điểm. “Nhiều người trong số chúng tôi mới chỉ đến trường bắn 2 lần”, ông Alexander Pavlenko nói.
Cả Nga và Ukraine đang chuẩn bị lực lượng cho hoạt động phản công bất ngờ sắp tới. Ảnh: Lenta |
Trong khi đó, một tù nhân khác đến từ tỉnh Sunny, Maxim Pisarev khẳng định không có kỹ năng chiến đấu. Trong suốt 6 tháng bị tổng động viên, anh ta và nhiều đồng đội chỉ làm nhiệm vụ đào giao thông hào.
“Trong 6 tháng qua, tôi mới chỉ đến trường bắn 1 lần và được bắn khoảng 11 viên đạn. Chúng tôi chủ yếu làm việc phụ như đào hào và nấu ăn”, anh Maxim Pisarev nói.
Còn một tù binh khác là Oleg Popov cho biết, họ được đào tạo dựa trên giáo trình cũ thời Liên Xô. Khi nhập ngũ, họ được chỉ huy hứa sẽ được huấn luyện bài bản với trang bị đầy đủ.
Hiện tại, với sự hao hụt lớn lực lượng trong chiến đấu, Quân đội Ukraine đã phải tổng động viên và do nguồn lực hạn chế, nhiều tân binh không được huấn luyện đầy đủ trước khi ra mặt trận.
Liên quan tới chiến sự ở Bakhmut, quan chức quốc phòng Anh cho biết Quân đội Nga đang dốc nguồn lực để cố gắng giành quyền kiểm soát thị trấn chiến lược này, nhưng kể cả khi chiếm được nó. Đây sẽ chỉ mang lại thắng lợi "tượng trưng" hơn là chiến lược cho Moscow.
Hôm 3/12, Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh cho biết, Quân đội Nga đang dành phần lớn hỏa lực để triển khai dọc theo khu vực dài khoảng 15km của tiền tuyến cố thủ xung quanh thị trấn Bakhmut. Các quan chức quốc phòng cho rằng Nga có khả năng đang lên kế hoạch hợp vây vị trí phòng thủ này của Ukraine với các cánh quân từ hướng Bắc và Nam.
Các chiến lược gia Anh cho rằng, việc giành được Bakhmut "sẽ có giá trị tác chiến hạn chế", mặc dù đây là tiền đồn để đe dọa các khu vực đô thị lớn hơn như Kramatorsk và Slovyansk, các thành phố lớn cuối cùng ở tỉnh Donetsk.
Trước tuyên bố của Bộ Quốc phòng Anh, hàng chục nghìn binh sĩ Ukraine đang có nguy cơ bị hợp vây tại Bakhmut. Nếu điều đó xảy ra, tỉnh Donetsk cơ bản sẽ thuộc về Nga.
Còn tại khu vực phía Nam, giới chức tỉnh Khersonthông báo dỡ lệnh cấm vượt sông Dnieper, kêu gọi dân thường từ vùng Nga kiểm soát ở bờ đông sơ tán, tránh chiến sự leo thang.
Nhiều tù binh Ukraine khai nhận họ được huấn luyện rất sơ sài trước khi bị ném ra mặt trận |
"Sơ tán hiện là vấn đề cấp thiết vì tình hình giao tranh sẽ ngày càng khốc liệt trong khu vực này", Yaroslav Yanushevych, Tỉnh trưởng Kherson ngày 3/12 thông báo.
Ông cho biết giới chức tỉnh sẽ dỡ lệnh cấm vượt sông Dnieper từ ngày 3 đến 5/12 và sẵn sàng hỗ trợ dân thường sơ tán khỏi những địa bàn đang do Nga kiểm soát ở phía đông dòng sông. Người dân đang sống trong các làng ven sông có thể tự do vượt sang bờ tây vào ban ngày, tập kết đến khu vực quy định.
Ở bờ tây sông Dniper, lực lượng Nga cũng thông báo kế hoạch sơ tán dân thường từ thị trấn Nova Kakhovka vào sâu trong vùng Nga kiểm soát.
Thị trấn đã trở thành tiền tuyến mới giữa quân đội Nga và Ukraine ở Kherson từ giữa tháng 11. Các đơn vị Ukraine được cho là đang chờ mùa đông đến để vượt sông theo hướng này.Người sơ tán sang bờ tây sông Dnieper cần mang theo giấy tờ tùy thân chứng minh danh tính và quốc tịch Ukraine.
Sau hàng loạt căng thẳng leo thang, Pháp vừa đưa ra đề xuất đàm phán chấm dứt xung đột tại Ukraine, trong đó đề nghị phương Tây nên xem xét giải quyết ra sao các yêu cầu đảm bảo an ninh của Nga.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình TF1 trong chuyến công du Mỹ tuần qua, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng, châu Âu cần chuẩn bị cho kiến trúc an ninh trong tương lai khi Nga đồng ý ngồi vào bàn đàm phán chấm dứt xung đột ở Ukraine.
"Điều đó có nghĩa là một trong những vấn đề cần thiết chúng ta phải giải quyết như Tổng thống Putin luôn nói đó là những lo ngại (của Nga) rằng NATO đang mở rộng lực lượng đến cửa ngõ của họ hay triển khai vũ khí có thể đe dọa Nga", ông E. Macron nói.
Nhà lãnh đạo Pháp nhấn mạnh thêm: "Đó sẽ là một trong những chủ đề đàm phán hòa bình, do vậy, chúng ta cần chuẩn bị cho những thứ mà chúng ta sẵn sàng làm, bảo vệ các quốc gia thành viên và đồng minh như thế nào, đưa ra những đảm bảo nào với Nga khi họ quay trở lại bàn đàm phán".
Bình luận trên được đưa ra khi ông Macron công du Mỹ, hội đàm với Tổng thống Joe Biden. Nhân dịp này, hai nhà lãnh đạo đều khẳng định sẵn sàng đàm phán với Moscow để chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine. Ông Biden nói, ông sẵn sàng đối thoại với người đồng cấp Putin về cách giải quyết khủng hoảng Ukraine, nếu chủ nhân Điện Kremlin "đang tìm kiếm biện pháp chấm dứt xung đột".
Điện Kremlin sau đó bác đề xuất từ ông chủ Nhà Trắng. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, những điều kiện mà ông Biden đưa ra đồng nghĩa "chỉ sau khi ông Putin rút quân khỏi Ukraine", điều mà Nga sẽ không chấp nhận. Ông Peskov khẳng định "chiến dịch quân sự đặc biệt đang tiếp tục".
Trước khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Nga nhiều lần yêu cầu Mỹ và các đồng minh NATO đưa ra cam kết để xóa bỏ những lo ngại an ninh của Moscow. Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố, Nga sẽ tiếp tục đòi hỏi câu trả lời của phương Tây về 3 yêu cầu an ninh chính của Moscow gồm: NATO ngừng mở rộng, không triển khai tên lửa gần biên giới Nga, đưa các cơ sở hạ tầng quân sự của NATO ở châu Âu về mốc năm 1997.