Chiến sự Nga-Ukraine ngày 28/12: Chiến sự miền Đông tăng nhiệt, Ukraine thừa nhận khó khăn trên chiến trường Chiến sự Nga-Ukraine 29/12: Nga muốn giải quyết tình hình tại Ukraine càng sớm càng tốt |
Quân đội Nga thông tin, trong ngày 28/12, lực lượng Ukraine đã bị tổn thất đáng kể trong các cuộc pháo kích dữ dội vào các vị trí tiền tuyến trải dài từ Kherson ở phía nam đến Kharkov ở phía đông bắc.
Theo NZHerald, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, khoảng 60 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh chỉ tính riêng ở tỉnh Donetsk ở miền đông Ukraine.
Hãng thông tấn TASS của Nga trích dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng nước này thông tin, tại khu vực Lugansk và lân cận, khoảng 30 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng trọng pháo của lực lượng Nga.
Nga bất ngờ tổ chức pháo kích quy mô lớn dọc theo chiến tuyến dài hàng nghìn km tại Ukraine |
Ngoài ra, pháo binh Nga cũng tấn công Kharkov dữ dội trong ngày 28/12 và chính quyền địa phương đã kêu gọi người dân tìm đến các nơi trú ẩn.
Ông Igor Terekhov, Thị trưởng Kharkov tuyên bố trên trên mạng xã hội Telegram rằng: "Kharkov đang bị tấn công. Tôi yêu cầu mọi người ở trong nơi trú ẩn và tuân theo các biện pháp an toàn".
Ông Olex Syniehubov, người đứng đầu Cơ quan Quản lý Quân sự tỉnh Kharkov cũng cảnh báo trên Telegram: "Chú ý, cư dân của Kharkov và xung quanh khu vực này hãy ở lại những nơi trú ẩn. Phía Nga đang tấn công!".
Kyrylo Tymoshenko, Phó chánh văn phòng Tổng thống Ukraine xác nhận, Quân đội Nga đã tiến hành một cuộc tấn công tên lửa vào Kharkov và các đơn vị của Cơ quan Khẩn cấp Nhà nước Ukraine đang trên đường đến thành phố này để hỗ trợ người dân.
Còi báo động phòng không ở Kharkov cũng như ở một số tỉnh phía đông và trung Ukraine đã vang lên trong vòng vài phút sáng nay.
Trong khi đó, đã có nhiều thông tin về việc Nga đang chuẩn bị những đòn chí mạng nhằm vào Ukraine. Tờ Financial Times nhận định, chiến lược quân sự mới của Tổng Tư lệnh Nga tại Ukraine, Đại tướng Sergei Surovikin sẽ khiến Kiev thất bại.
Ấn phẩm có trụ sở tại Mỹ đã liệt kê 5 nguyên tắc mà Nga sử dụng để chống lại Kiev và phương Tây, gồm: Dựa vào ngành công nghiệp quốc phòng độc lập; Chiến tranh lai trong không gian thông tin; Cải thiện quản lý; Làm xói mòn sự ủng hộ của công chúng đối với chế độ Kiev; Tác động kinh tế và năng lượng đối với Ukraine.
Nga đang cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc vào vi mạch nhập khẩu. Ngoài ra, Moscow cần kho dự trữ vũ khí khổng lồ và tham gia vào các liên minh quân sự. Nga đã hợp tác với Iran, Trung Quốc và thậm chí cả Triều Tiên, vốn là các quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng khá phát triển và đa dạng.
Phương Tây cũng cần một bức tranh tổng thể tích cực về chính mình. Tuy nhiên, tình hình có vẻ không sáng sủa như phương Tây mong muốn, kể cả khi Mỹ đã chấp thuận viện trợ hơn 40 tỷ USD và các hệ thống Patriot tới Ukraine. Thậm chí, điều này còn làm gia tăng căng thẳng trong xã hội phương Tây.
Dưới đây là hình ảnh về tỷ lệ lạm phát ở các nước châu Âu: Estonia - 21%, Litva -17,6%, Lát-vi-a-16,5%, Hà Lan-12%, Ý-11,8%, Bỉ-9,5%, Tây Ban Nha-8,8%, Áo-5,1%.
Sau khi được bổ nhiệm làm chỉ huy chiến dịch đặc biệt ở Ukraine, Tướng Sergei Surovikin đã cải thiện công tác hậu cần, chiến thuật vũ khí kết hợp và quản lý cấp trung các đơn vị tham chiến.
Ông S. Surovikin đã rút quân Nga ra khỏi Kherson sau khi rút ngắn đường tiếp vận và đưa vị trí trú đóng của Nga trở nên thuận lợi và an toàn. Ông cũng chuyển từ giao tranh quy mô lớn sang tấn công phối hợp. Hiệu quả của phương thức này đã được thể hiện rõ ràng qua các thiệt hại và biến đối trên chiến trường thời gian qua.
Sau thị trấn Bakhmut, lực lượng vũ trang Ukraine sẽ phải rút lui về các tuyến phòng thủ ở Kramatorsk và Slavyansk, sau đó tiến xa hơn đến Kiev. Điều này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần của quân đội Nga.
Ngoài ra, Ukraine không có cách nào chiếm được cây cầu trên bộ chạy dọc theo bờ biển Azov và nối Nga với Crimea, tờ Financial Times cho biết.
Hiện tại, xã hội Ukraine mệt mỏi vì xung đột. Mọi người dân muốn hòa bình và phương Tây có thể thấy rõ ràng rằng chế độ Kiev đang mất đi sự ủng hộ. Cuộc chiến tiêu hao đã giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Ukraine.
Marc Galeotti, một thành viên cấp cao tại Viện Quan hệ Quốc tế từ Praha (Cezch) cho biết: "Chiến lược chính trị và quân sự của Nga là tách Ukraine ra khỏi phương Tây và phân tán theo chiều gió".
Theo lời ông M. Galeotti, không ngừng bơm tiền vào Ukraine, quốc gia đã trở nên phụ thuộc vô vọng vào Mỹ, chẳng mang lại kết quả gì. Các nỗ lực buộc Nga phải trả số tiền đáng kinh ngạc hơn 1.000 tỷ đô la được cho là để khôi phục cơ sở hạ tầng bị phá hủy thậm chí còn vô nghĩa hơn.
Chiến lược Chiến tranh mùa Đông của Nga đang dần mang lại lợi thế, khi Kiev đang ở thế tuyệt vọng cả trong ngoại giao và trên chiến trường |
Liên quan tới cuộc xung đột tại Ukraine, Ngoại trưởng Nga Nga Lavrov nhấn mạnh: "Phương Tây do Mỹ - một quốc gia hạt nhân - dẫn dắt đang tuyên chiến với chúng tôi. Cuộc chiến này bắt đầu cách đây khá lâu sau cuộc đảo chính năm 2014 ở Ukraine và sau thỏa thuận Minsk không có ai tuân thủ. Giờ đây, cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel một lần nữa thừa nhận điều đó".
Hôm 7/12, trả lời phỏng vấn báo Die Zeit, Cựu thủ tướng Đức A. Merkel nói rằng, thỏa thuận Minsk năm 2014 giữa Nga và Ukraine do Đức, Pháp thúc đẩy là một trong nỗ lực để Kiev có thêm thời gian củng cố quân đội. Pháp và Đức đã đứng ra làm trung gian đàm phán ngừng bắn sau khi Ukraine thất bại trong việc khuất phục Donetsk và Lugansk bằng vũ lực.
Ngoại trưởng Nga cáo buộc Mỹ và các đồng minh NATO đang tìm cách kéo dài cuộc chiến ở Ukraine và "giành chiến thắng trước Nga trên chiến trường như một cơ chế để làm suy yếu hoặc thậm chí phá hủy đất nước chúng tôi". Ông cho biết, kể từ đầu xung đột Ukraine, riêng viện trợ quân sự của Washington cho Kiev đã vượt 40 tỷ USD, tương đương ngân sách quốc phòng của nhiều nước châu Âu.
Xung đột Nga - Ukraine đã bước sang tháng thứ 11 và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Phương Tây liên tục viện trợ và cam kết hỗ trợ Kiev đến cùng để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
Moscow nói rằng, Nga đang phải chiến đấu với cả NATO ở Ukraine. Ngoại trưởng Nga S. Lavrov cảnh báo, bất cứ cuộc đối đầu quân sự nào giữa các cường quốc hạt nhân đều phải được ngăn chặn bởi nó có thể dẫn đến "thảm họa hạt nhân". Ông nhấn mạnh: "Nga ủng hộ một cấu trúc an ninh quốc tế mới, ổn định hơn cũng như tuân thủ các nguyên tắc bình đẳng, an ninh không tách rời và cùng xem xét lợi ích của các bên".