Theo các thông tin cập nhật mới nhất từ Nhóm tác chiến Dnieper và Thống đốc vùng Kherson Vladimir Saldo, lực lượng Ukraine vượt sông đã đẩy lui khỏi các cùng bàn đạp ở tả ngạn sông Dnieper, cũng như tại vị trí cố thủ dưới chân cầu Antonovsky.
Lực lượng vượt sông Ukraine chịu thương vong lớn trước hỏa lực pháo binh chính xác cao của Nga. |
Điều này là hoàn toàn dễ hiểu và đây không phải là lần đầu Lực lượng vũ trang Ukraine cố gắng vượt sông và nhanh chóng bị đánh bật trở lại bên hữu ngạn bờ sông.
Không phải tự nhiên Nga lùi về tả ngạn sông Dnieper
Khi tướng Surovikin quyết định rút toàn bộ lực lượng tinh nhuệ, bao gồm lính Đổ bộ đường không và hải quân đánh bộ khỏi thành phố Kherson nằm ở tả ngạn sông Dnieper vào cuối năm 2022, nhiều người đã hoài nghi về quyết định của vị tướng này khi cho rằng, binh sĩ Nga đã đổ không ít xương máu để giành lấy Kherson, nhưng lại phải rút lui khi chưa giao chiến lớn với Ukraine.
Tuy nhiên, tính toán chiến lược dài hạn của tướng Surovikin đã phát huy hiệu quả rõ rệt trong suốt thời gian sau này và đặc biệt là tại cuộc phản công quy mô lớn “xuân hạ thu đông” của phía Ukraine đang thực hiện.
Việc rút về hữu ngạn sông Dnieper, Quân đội Nga đã tận dụng được dòng sông này như một rào cản tự nhiên rất khó vượt qua. Rào cản này cung cấp nhiều thời gia quý báu để Nga hoàn thiện trận địa phòng thủ nhiều lớp, kết hợp với các bãi mìn dày đặc để ngăn cản bước tiến của Ukraine sau này.
Thực tế chiến trường đã chứng minh, từ khi lực lượng Nga rút về hữu ngạn sông Dnieper, mọi nỗ lực tấn công và vượt sông của Ukraine đều kết thúc trong thảm họa. Ưu thế gần như tuyệt đối về hỏa lực pháo binh và không quân của Nga đã khiến các đơn vị vượt sông Ukraine gần như không có cơ hội.
Kể cả khi đập nước thủy điện Nova Kakhovka bị vỡ, nhiều trận địa phòng thủ tiền tuyến, bãi mìn của Nga cài lại ở ven sông bị nước lũ cuốn trôi, nhưng về cơ bản, tuyến phòng thủ cố định của Nga không bị ảnh hưởng.
Những nỗ lực vượt sông của Ukraine tại khu vực chân cầu Antonovsky, vùng Kherson khi lợi dụng sông Dnieper cạn nước cũng không thể tạo đột phá đáng kể nào. Ukraine có thể khởi đầu thuận lợi khi vượt sông với ưu thế về địa hình khi bờ tả ngạn sông Dnieper cao hơn bên hữu ngạn để tận dụng được ưu thế của hỏa lực bắn thẳng áp chế lực lượng phòng thủ tuyến đầu của Nga. Tuy nhiên, giống như các tuyến phòng thủ Nga xây dựng kéo dài cả nghìn km dọc chiến tuyến từ Kherson tới Donbass, những khu vực Ukraine đổ bộ tạo bàn đạp vẫn chỉ là vùng xám để lực lượng phòng thủ Nga chủ động phương án tác chiến với yêu cầu cao nhất là hạn chế tổn thất về nhân mạng.
Một vấn đề khác đối với phía Ukraine là do sự cản trở của sông Dnieper việc triển khai các phương tiện cơ giới vượt sông là điều rất khó khăn và kể cả khi thực hiện, công tác này cũng rất chậm chạp và dễ làm mồi cho pháo binh và tên lửa của Nga. Con sông Dnieper như rào cản tự nhiên khiến mọi chiến thuật đột phá của Ukraine cơ bản là không thể triển khai, ít nhất cho tới thời điểm hiện tại.
“Con bài tẩy” vẫn nằm trong Nga
Trong đợt phản công vượt sông vừa qua, lực lượng đột kích Ukraine cơ bản phơi mình trước hỏa lực pháo binh và tên lửa của Nga. Các đơn vị bộ binh trang bị nhẹ vượt sông khó có thể sống sót trước các đòn hỏa lực từ súng phun lửa TOS-1A hay tên lửa Iskander-M.
Ngoài ra, một con bài tẩy khác Nga vẫn chưa sử dụng đó là không quân chiến thuật và trực thăng tấn công đột kích. Đây chính là yếu tố khiến Ukraine không dám mạo hiểm cho lực lượng lớn với tăng thiết giáp vượt sông. Không quá khó để hình dung khi các điểm đầu cầu vượt sông sẽ bị tàn phá như thế nào với những trái bom lượn nặng hàng tấn, vốn là vũ khí cực kỳ hiệu quả của Không quân-vũ trụ Nga trong suốt thời gian qua.
Cùng với đó, các đơn vị thiết giáp chậm chạp vượt sông sẽ là mục tiêu bắn rất ngon ăn với các đơn vị trực vũ trang như Ka-52 hay Mi-28N, Mi-35. Trước đây đã có sự việc phà chở đặc nhiệm Ukraine cố gắng tìm cách tiếp cận Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia qua hồ Kakhovka đã bị trực thăng Nga săn lùng và phá hủy.
Tại chiến trường Kherson, Nga có thể sử dụng không quân ưu thế chính là nhờ sông Dnieper. Con sông này là đường phân tuyến cứng khiến Ukraine không thể triển khai trận chiến da báo để ẩn nấp và phục kích máy bay quân sự Nga. Máy bay chiến đấu Nga hoàn toàn có thể xạ kích từ phía sau tuyến phòng thủ đầu tiên vào bất kỳ mục tiêu nào có ý định vượt sông. Trong khi đó, các hệ thống phòng không Ukraine nếu muốn tăng phạm vi kiểm soát thì phải tiếp cận gần bờ sông và dễ dàng làm mồi cho các UAV tự sát hay pháo binh Nga. Sự việc hệ thống phòng không đắt tiền IRIS-T do Đức viện trợ cho Ukraine bị UAV Lancet phá hủy tại Kherson là một minh chứng rõ ràng.
ượt sông Dnieper, xuyên thủng phòng tuyến Surovikin là bài toán khó có lời giải đối với Ukraine |
Ở thời điểm hiện tại, khi Hội nghị Thượng định NATO dự kiến diễn ra tại Vinius đang tới gần, Ukraine đang chịu sức ép rất lớn phải tạo ra những thông tin chiến thắng đủ lớn để thuyết phục các quốc gia đồng minh Mỹ và phương Tây về khả năng thành công của cuộc phản công. Việc các đơn vị Ukraine vượt sông Dnieper có lẽ cũng nằm trong kế hoạch đó.
Tuy nhiên, để mạo hiểm vượt sông Dnieper, xuyên thủng phòng tuyến Surovikin để chia cắt bán đảo Crimea với cầu đất liền của Nga thực tế là khả năng không thực tế đối với Ukraine hiện tại. Khi lực lượng chủ lực cơ động của Nga chưa xuất hiện thì đó vẫn là “món quà” không muốn nhận nhất đối với Ukraine khi vượt sông Dnieper.