Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/8/2023: Xung đột Ukraine có thể kéo dài hàng chục năm Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/8/2023: Nga cảnh báo đanh thép việc Ukraine nhận tiêm kích F-16 |
Trong cuộc phản công của Ukraine diễn ra thời gian qua, Kiev đã nhiều lần thay đổi chiến thuật và luân chuyển lực lượng, đặc biệt là tại khu vực phía Nam để tìm cách xuyên thủng tuyến phòng thủ mang tên phòng tuyến Surovikin của Nga.
Tuy nhiên, với chiến thuật “vùng xám” kết hợp với tác chiến cơ động để tận dung ưu thế về hỏa lực và không quân, Nga không chỉ cản bước phản công của Ukraine, mà còn khiến Kiev hứng chịu những thiệt hại nặng nề về nhân lực và trang bị quân sự.
Tác chiến cơ động truyền thống trên chiến trường mới
Khi nói tới kỵ binh Mông Cổ, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng rất rõ chiến thuật đặc biệt của đội quân trên lưng ngựa này chính là giả thua để dụ đối thủ rơi vào bẫy mai phục. Tận dụng ưu thế của vũ khí tầm xa là cung tên để triệt hạ lực lượng xung kích và bào mòn lực lượng đối thủ trước khi “tuyết lở” kết liễu đối phương.
Trước sức ép từ các đối tác Mỹ và phương Tây vốn đã “đầu tư” hàng chục tỷ USD viện trợ, Ukraine đang phải tăng tốc cuộc phản công. |
Quân đội Nga hiện nay mang trong mình một phần dòng máu của hãn quốc Kim Trướng (Mông Cổ) đang tái hiện lại chiến thuật này, nhưng trên chiến trường hiện đại với sự thay đổi của cung tên, ngựa chiến bằng máy bay, tên lửa, pháo binh và bộ binh cơ giới.
Một yếu tố tiên quyết đầu tiên giúp Quân đội Nga có thể triển khai thế trận giả thua đặc biệt này chính là việc Moscow đang ở thế thủ và khu vực tác chiến là vùng xám, vốn chưa chạm tới tuyến phòng thủ kiên cố đầu tiên, để có thể triển khai khả năng tác chiến cơ động tiến hoặc thoái tùy theo tình hình chiến trường để hạn chế thương vong và tận dụng hiệu quả hỏa lực cao nhất có thể.
Việc Nga giả thua hoặc cố tình tạo ra bẫy để buộc Ukraine tấn công có thể nhìn thấy rõ ở khu định cư Pyatykhatky, Robotine, Staromaiorske, Kleshchevka hay ngoại vi Berkhovka. Khi Ukraine sử dụng lực lượng lớn tấn công, binh sĩ phòng thủ Nga thường không cố giữ công sự mà chủ động rút lui để lực lượng phản công Ukraine tiến vào trận địa. Với những trận địa mìn cài lại, tọa độ pháo binh đã được định sẵn, cũng như khi cần là sự tham gia của không quân chiến thuật tạo ra hỏa lực đánh chặn mạnh mẽ và khiến phía Ukraine thiệt hại nặng khi các đơn vị tấn công phơi mình ngoài công sự và chưa thể tạo được các điểm bàn đạp cần thiết.
Ngoài ra, khi phản công, các mũi tấn công của Ukraine thường phải di chuyển ra xa khỏi tầm hỗ trợ của pháo binh khiến việc chi viện hỏa lực gặp khó khăn, cũng như nguy cơ phản pháo mạnh mẽ từ phía Nga, khi các UAV tự sát liên tục quần thảo trên bầu trời.
Khi chiến trường đã được làm mềm bởi hỏa lực, lực lượng Ukraine thường “hụt hơi” và phải rút lui để bảo toàn lực lượng, nếu không phía Nga sẽ tiến hành phản công để đưa chiến trường vào thế giằng co với lợi thế thuộc về bên phòng thủ.
Điều này có thể thấy khi các điểm định cư Pyatykhatky, Staromaiorske hay Kleshchevka “đổi chủ” liên tục, thậm chí ngay trong 1 ngày. Đáng chú ý hơn là thiệt hại nặng của Lữ đoàn cơ giới tinh nhuệ số 47 của Ukraine bị thiệt hại nặng bên ngoài Robotine khi rơi vào trận địa hỏa lực của lực lượng Đổ bộ đường không Nga.
“Chiến tranh tiêu hao”
Theo đánh giá của Tạp chí Politico của Mỹ, cuộc phản công của Ukraine đang dần sa lầy vào cuộc chiến tiêu hao khiến Kiev đang phải thận trọng hơn trong việc điều động lực lượng và giảm tổn thất trên chiến trường.
Quân đội Nga đã thể hiện “bộ măt” hoàn toàn khác so với năm 2022. Mọi nỗ lực phản công của Ukraine đều phải trả giá đắt bằng sinh mạng người lính và tổn thất trang bị quân sự hiện đại do phương Tây viện trợ |
Trong khi phòng thủ ở mặt trận Zaporizhye, Quân đội Nga vẫn chỉ duy trì 2 trung đoàn ở tiền tuyến với các lực lượng dự bị ở phía sau, thì Ukraine đã phải luân chuyển lực lượng nhiều lần và thay đổi chiến thuật phản công từ sử dụng ưu thế tăng thiết giáp sang sử dụng các nhóm nhỏ bộ binh có sử yểm trợ của hỏa lực.
Thừa nhận sự bế tắc trên chiến trường, cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Yuri Sak nói: “Tình hình chiến trường đang rất khó khăn. Hiện tại, không ai có thể chắc chắn về các mục tiêu đề ra cho cuộc phản công”.
Điều này thể hiện thành công về chiến thuật và chiến lược trên chiến trường của Nga, khi Moscow đã bẻ gẫy nhuệ khí của Ukraine với đợt phản công thành công mùa Thu năm 2022 và đẩy chiến trường vào thế chiến tranh tiêu hao thay vì chiến tranh chớp nhoáng theo tiêu chuẩn NATO.
Theo hãng thông tấn TASS, Ukraine đã sử dụng khoảng 60% lực lượng dự bị chiến lược trong phản công và tiêu hao ít nhất 30% trang bị quân sự do Mỹ và phương Tây viện trợ, cũng hàng chục nghìn binh sĩ thương vong chỉ để giành những khu định cư cơ bản không có giá trị chiến lược như Pyatykhatky hay Staromaiorske, trong khi đó các vị trí mang tính then chốt như Robotine hay khu vực Bakhmut thì dù đã tập trung các đơn vị tinh nhuệ nhất, cả các trung đoàn cực hữu, nhưng kết quả đạt được không đáng kể.
Chính các “cối xay thịt” mới Nga tạo ra ở Pyatykhatky, Robotine, Staromaiorske hay ở Bakhmut sẽ tiếp tục bảo mòn nguồn lực và sĩ khí của Ukraine, trong khi Kiev đang các đồng minh phương Tây nghi ngờ về khả năng tổ chức cuộc chiến và những tuyên bố có phần quá tự tin của giới lãnh đạo nước này.
Dù chiến trường chính tại tuyến phòng thủ đầu tiên của Nga tại khu vực Đông Nam Ukraine vẫn chưa diễn ra, nhưng nếu các chiến thắng kiểu Pyrros được Kiev tiếp tục lặp lại, thì khả năng sẽ không có bất kỳ kết quả quân sự đáng chú ý nào khi chiến sự phải xuống thang khi mùa Thu tại Ukraine sắp tới gần là điều gần như chắc chắn.