Ông Andriy Ermak - Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine so sánh cuộc xung đột hiện nay giống như một cuộc chạy đua 100m, trong đó, quân đội Ukraine đã vượt qua được 70m. “Nhưng 30 điều cuối cùng này sẽ là khó khăn nhất”, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine cảnh báo.
Quân đội Ukraine đang lâm vào tình trạng thiếu đạn pháo do nguồn viện trợ từ Mỹ và châu Âu giảm mạnh. Ảnh: AP. |
Ông Andriy Ermak nói thêm rằng xung đột quân sự có thể kết thúc đột ngột, nhưng không ai có thể nói chính xác khi nào: “Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến điều này”.
Trước đó, kênh truyền hình Ukraine “1+1” đăng tải cuộc phản công của Lực lượng vũ trang Ukraine ban đầu được coi là cuộc chiến truyền thông.
Liên quan tới cuộc xung đột, Chuyên gia quân sự, đại tá về hưu Anatoly Matviychuk đánh giá, Quân đội Ukraine hiện cần khoảng 7-8 triệu quả đạn pháo để hoàn thành ít nhất các nhiệm vụ phòng thủ theo dọc tiền tuyến hiện tại. Tuy nhiên, các nước phương Tây không còn đủ nguồn đạn dược để viện trợ cho Kiev.
“Việc tiêu thụ đạn để áp chế một mục tiêu chẳng hạn như điểm phòng thủ cấp trung đội cần 250-300 quả đạn. Đây là nếu nó nằm ở vị trí mở trên thảo nguyên. Nếu vị trí phòng thủ được gia cố hầm hào thì cần tới 900-1.000 quả đạn pháo. Nếu các công sự bê tông - ít nhất 3.500-4.000 quả đạn pháo cho mỗi cứ điểm của trung đội”, chuyên gia Anatoly Matviychuk đánh giá.
“Người Mỹ cũng sẽ không cung cấp đạn pháo Ukraine đang cần vì số đạn dược này đang được chuyển đến Israel. Sự khan hiếm đạn dược của Ukraine mà chúng ta đã nói đến đã hiện rõ và sẽ gia tăng trong thời gian tới”, ông A Matviychuk cho biết và cho rằng, sự thiếu thốn đạn dược tới mức độ nào đó sẽ khiến binh sĩ Ukraine không thể duy trì khả năng phòng thủ.
Theo nhiều nguồn tin, EU sẽ không thể thực hiện cam kết cung cấp 1 triệu viên đạn pháo cho Ukraine. EU chỉ thực hiện được 30% sản lượng đã hứa. Về vấn đề này, cơ quan chính sách đối ngoại của EU thông báo sẽ đảm bảo cam kết cung cấp đạn pháo cho Ukraine vào tháng 3/2024.
Về tình hình chiến trường, ở hướng Kherson, các đợt oanh tác quy mô lớn của pháo binh và không quân Nga đã khiến Ukraine không thể mở rộng các điểm cầu vượt sông. Tình trạng giảm nhiệt xung đột cũng đang xảy ra ở mặt trận Zaporozhye. Các hướng đột phá chủ yếu được ghi nhận tại Ugledar và Avdeevka. Lực lượng phòng thủ Ukraine tại vị trí chiến lược này đang từng bước bị cô lập khi mùa đông tới.
Còn tại hướng Liman và Kupyansk, Quân đội Nga tiếp tục duy trì áp lực đẩy mạnh hướng tiến công tới bờ sông Oskol.
Giải thích lý do dẫn tới thỏa thuận hòa bình dự kiến giữa Nga và Ukraine đổ vỡ hồi tháng 3/2022, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Duma quốc gia Nga về các vấn đề quốc tế Dmitry Novikov cho biết, chính Mỹ đã không cho phép Ukraine ký thỏa thuận hòa bình với Nga ngay khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt bắt đầu để duy trì căng thẳng ở Đông Âu.
Khi mùa đông tới, cả Nga và Ukraine khó có thể duy trì hoạt đồng giao tranh như thời điểm hiện tại. Ảnh: Getty. |
“Tất cả các vấn đề, bao gồm cả chiến tranh và hòa bình, có thể được Chính phủ Ukraine hiện tại giải quyết với sự tham vấn của phương Tây. NATO không mở rộng phạm vi hoạt động sang phía đông để duy trì đường biên giới hòa bình với Nga. Tuy nhiên kịch bản xây dựng sự thù địch giữa Nga và Ukraine trở thành hiện thực. Điều này đã được xây dựng ngay từ khi Liên Xô tan vỡ”, ông Dmitry Novikov nói.
Theo lời ông Dmitry Novikov, Mỹ được hưởng lợi từ cuộc xung đột giữa Kiev và Moscow nên họ đang cố gắng duy trì cuộc xung đột lâu nhất có thể.
“Điểm nóng tiếp tục kéo dài ở đây, họ sẽ tin rằng điều này giúp đang giải quyết được các vấn đề chiến lược ở Đông Âu. Vì vậy, tất nhiên Mỹ không thể đồng ý để Ukraine sẽ đồng ý làm hòa với Nga”, ông Dmitry Novikov nói.
“Nhiệm vụ của Washington ngay từ đầu là tạo ra vấn đề giữa chúng tôi với các quốc gia Đông Âu. Họ đặc biệt thích thú với sự xấu đi dần dần của quan hệ Nga-Ukraine. (…) Đối với Mỹ và các đồng minh châu Âu, việc đẩy Nga vào một cuộc chiến kéo dài và suy yếu chính xác là điều mà Washington mong muốn. Trong trường hợp này, cả phía Ukraine và Nga đều chịu tổn thất về kinh tế và nguồn lực”, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Duma quốc gia Nga về các vấn đề quốc tế nhấn mạnh.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban trước đó từng cho biết, vào tháng 3/2022, Ukraine chịu sự ảnh hưởng từ Mỹ đã từ chối ký hiệp thỏa thuận bình với Nga. Nhà lãnh đạo Hungary biết được điều này “từ nhiều báo cáo và dữ liệu tình báo khác nhau”. Đồng thời, chính trị gia này lưu ý rằng thông tin này có thể được coi là tin đồn ngoại giao.