Thứ ba 22/04/2025 10:05

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 10/1/2024: Ukraine sẽ sớm nhận được “công thức hòa bình” từ Mỹ và phương Tây

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 10/1/2024: Ukraine sẽ sớm nhận được “công thức hòa bình” từ Mỹ và phương Tây để buộc phải đàm phán hòa bình với Nga

Hãng tin Bloomberg dẫn các nguồn tin thân cận đăng tải, cuộc họp bí mật giữa Mỹ và các đồng minh phương Tây về “công thức hòa bình” dành cho Ukraine đã diễn ra vào ngày 16/12/2023 tại Saudi Arabia. Tuy nhiên, vì lý do bảo mật, tới thời điểm hiện tại cuộc họp trên mới được công bố.

Theo Bloomberg, cuộc họp được tổ chức bí mật cho phép các quốc gia tham gia thảo luận “tự do và thẳng thắn hơn” về sáng kiến ​​hòa bình cũng như triển vọng tương tác với Nga trong tương lai. Saudi Arabia, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng tham gia cuộc họp. Trung Quốc, Brazil và UAE dù nhận được lời mời, nhưng không cử đại diện đến dự.

Mỹ và phương Tây đang hối thúc để Ukraine đàm phán hòa bình với Nga. Ảnh: Getty.

Trong cuộc thảo luận, các đồng minh của Ukraine cố gắng giành được sự ủng hộ về khả năng đàm phán hòa bình với Nga theo các điều khoản do Kiev đề xuất, trong khi các nước ở Nam bán cầu kêu gọi quá trình đàm phán hòa bình tại Ukraine cần có sự tham gia của Nga. Tuy nhiên, các nước phương Tây một lần nữa khẳng định cam kết của họ đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và sẽ tiếp tục ủng hộ Kiev trong cuộc xung đột.

Liên quan tới cuộc họp, ngày 28/12/2023, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thông báo về cuộc họp bí mật của các nước phương Tây về Ukraine. Theo ông, một số nước đã từ chối lời mời.

“Nó diễn ra hoàn toàn bí mật, không có thông tin gì về nó ở bất cứ đâu, không có rò rỉ nào được thực hiện”, Ngoại trưởng Nga cho biết.

Ông Sergey Lavrov gọi công thức của Tổng thống Ukraine Volodimir Zelensky là sự tưởng tượng lệch lạc với ý định buộc Nga quay trở lại biên giới năm 1991, cũng như nỗ lực áp đặt của phương Tây nhằm buộc Moscow tham gia đàm phán hòa bình theo các điều kiện của Kiev giống như một sự trừng phạt, lừa đảo và thao túng.

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine tuyên bố không thấy bất kỳ bước đi cơ bản nào từ phía Moscow liên quan đến đàm phán hòa bình và cáo buộc Nga tăng cường tấn công vào các thành phố của Ukraine.

“Nếu Nga gửi tín hiệu rằng họ muốn đóng băng xung đột, như một số phương tiện truyền thông phương Tây đưa tin, thì đó không phải vì họ muốn hòa bình mà vì thiếu tên lửa, đạn dược hoặc quân đội đã cần thời gian để huấn luyện. Họ cần thời gian nghỉ ngơi này để hồi phục”, ông Volodimir Zelensky nói.

Trước đó, Tổng thống Ukraine cũng gọi vấn đề đàm phán với Nga là không thỏa đáng ở thời điểm hiện tại. Nhà lãnh đạo Ukraine tuyên bố sẽ thống nhất quan điểm của Kiev và 50 quốc gia đồng minh về “công thức hòa bình” theo ý tưởng của Kiev.

Liên quan tới cuộc xung đột, đánh giá về dự luật tổng động viên mới đang được Kiev hối thúc Quốc hội Ukraine thông qua, cựu cố vấn của Tổng thống Ukraine Leonid Kuchma, Oleg Soskin phát biểu với tờ Politeka rằng, nếu dự luật mới được thông qua, người dân Ukraine thuộc diện tổng động viên có thể nổi dậy lật đổ chính quyền Kiev hiện tại để thành lập chính phủ lâm thời và đàm phán hòa bình với Nga.

“Chúng tôi thấy điều này, những người đàn ông không muốn trở thành bia thịt trên chiến trường. Khi nhiều người trong số họ tập hợp lại, một chính phủ lâm thời cứu quốc sẽ được thành lập với người lãnh đạo mới để thông báo rằng đất nước phải đồng ý đình chiến và ngừng bắn với Nga”, ông Oleg Soskin dự đoán.

Chính quyền Kiev đang đối mặt với nguy cơ bạo loạn với dự luật tổng động viên mới. Ảnh: Reuters.

Theo lời ông Oleg Soskin, những người lính nghĩa vụ phản đối luật tổng động viên sẽ đi đến các khu vực biên giới giáp Hungary, Romania và Moldova để thành lập phong trào sẵn sàng đàm phán đình chiến với Moscow. Chính phủ Ukraine sẽ phải xem xét lại chiến lược vì nguồn tài trợ quân sự từ các đồng minh phương Tây đang giảm mạnh. Nếu nguồn viện trợ chấm dứt, Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU) sẽ không thể trụ vững trên tiền tuyến.

Trước đó, nhà phân tích chính trị Viktor Nebozhenko cho rằng Văn phòng Tổng thống Ukraine đang nhầm lẫn khi cố gắng giành được nguồn viện trợ thông qua các chiến dịch truyền thông để đe dọa người Mỹ rằng “ngày mai thế giới sẽ sụp đổ”. Tuy nhiên, Washington không coi lời kêu gọi của Tổng thống Ukraine là quan trọng so với các đối tác hiện tại của nước Mỹ.

Kim Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/4: Nga đánh vũ bão vào Toretsk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Toretsk

Mạng xã hội 'lột mặt nạ' hàng giả như thế nào?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/4: Nga bất ngờ ngừng bắn 30 giờ, Kiev tổn thất nặng ở Zaporizhia

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/4: Đặc nhiệm Ukraine tháo chạy ở Zaporizhia

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ 'bán hàng’ - Việt Nam có buông lỏng?

Tin thuế quan 19/4: Hoa Kỳ và Italy lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận trước hạn

Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất

Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/4: Ukraine thất thủ ở Kursk

Kinh tế Malaysia tăng trưởng 4,4%, xuất khẩu vượt kỳ vọng

Thế giới đang ươm mầm tương lai năng lượng như thế nào?

Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine

Tin thuế quan 18/4: Châu Âu cải cách mạnh mẽ theo tinh thần 'đôi bên cùng thắng'

Chiến sự Nga-Ukraine tối 17/4: Lính Ukraine rút lui ở Oleshnya

Các 'ông lớn' thế giới quản lý rác thải ra sao?

Hoa Kỳ thử nghiệm đội hình robot tác chiến người - máy

Thiếu tội danh hình sự- 'lực cản' trong xử lý tội phạm đa cấp biến tướng

Tin thuế quan 17/4: Thị trường Hoa Kỳ vẫn 'hút' nhà đầu tư Nhật Bản