Những người lính xung kích được đào tạo và huấn luyện chuyên nghiệp chính là xương sống của bất kỳ quân đội chuyên nghiệp nào. Họ chính là các đơn vị chiếm giữ điểm cao, giữ vững chiến hào dưới hỏa lực, đồng thời tham gia vào các trận cận chiến cự ly gần chỉ tính bằng mét.
Nếu không được đào tạo để thích ứng với thực tế của các cuộc xung đột hiện đại, sinh mệnh của một người lính ở tiền tuyến chỉ được tính bằng ngày, thậm chí có khi là vài giờ. Chính vì thế, dựa trên thực tế chiến trường Ukraine và kinh nghiệm của những cựu binh, các binh sĩ của Lữ đoàn trinh sát và tấn công số 1 biệt danh Sói hoang đang được huấn luyện để chuẩn bị cho các tình huống tác chiến sát nhất với chiến trường, khi sử dụng các loại vũ khí, khí tài quân sư.
Họ là sự tập hợp của những tân binh, cựu binh dầy dạn kinh nghiệm từ các công ty quân sự tư nhân và thậm chí cả nữ quân nhân đều đang tham gia khóa huấn luyện khắc nghiệt để chuẩn bị cho chiến trường. Do quá trình huấn luyện yêu cầu bảo mật, dưới đây chỉ là một số lát cắt về quá trình “biến đổi” từ một binh sĩ bình thường để trở thành một người lính xung kích cứng rắn với khẩu hiệu của đơn vị là: “Một bước không lùi, vì phía sau chính là nghĩa địa”.
Cuộc xung đột tại Ukraine chính là nơi binh sĩ Nga một lần nữa thể hiện tinh thần chiến đấu và là nơi đào tạo các đơn vị xung kích cho Quân đội Nga. Ảnh: Defense News. |
Thao trường đổ mồ hôi…
Tại một thao trường trên thảo nguyên rộng lớn, những đường hầm hào được xây dựng mô phỏng theo chiến trường và bỗng nhiên những tiếng súng lớn vang lên khiến các binh sĩ cúi rạp người theo thói quen.
Những tiếng nổ liên hồi vang lên trên thao trường. Rõ ràng là không có chuyện tiết kiệm đạn dược ở đây. Nếu như mỗi người lính nghĩa vụ có thể bắn vài trăm viên đạn AK-74 trong một năm, thì còn số này ở đây là trong vài giờ huấn luyện.
Việc huấn luyện lính xung kích thường được tiến hành theo cặp. Họ gần như cầm súng và tham gia các bài bắn huấn luyện suốt ngày đêm.
“Lính xung kích cũng đang thực hành những kỹ thuật mà trước đây chỉ được dạy trong lực lượng đặc biệt”, một sĩ quan huấn luyện Nga giấu tên cho biết.
“Tấn công không phải là một động tác múa ba lê. Đây đã là một cuộc chiến rồi! Khi di chuyển phải biết ẩn nấp ở đâu. Mọi thứ được thực hiện trên đường đi. Chỗ ẩn nấp đầu tiên - bạn bắn trong khi đứng, sau đó - lao tới chỗ nấp, nơi bạn phải biết nắm xuống để tránh đạn. Đừng quên thay đổi vai. Bạn phải học cách bắn từ cả vai trái và vai phải. Tiếp theo, chúng tôi chạy đến vị trí mới. Chúng ta không được lơ là! Hai phát súng vang lên và chúng ta có thể bỏ mạng”, ông Oleg Blokhin, sĩ quan huấn luyện vũ khí giải thích cho các tình nguyện viên về nguyên tắc tác chiến cơ bản của người lính xung kích.
Các học viên xuất phát theo lệnh, di chuyển theo cặp dọc theo các bức tường bê tông và nơi trú ẩn. Ở khoảng cách 100 mét, họ hầu như không thể nhìn thấy mục tiêu. Những người lính hầu như không bao giờ chuẩn bị cho những tình huống tao ngộ chiến. Điều này là do thiếu kinh nghiệm và họ chưa bao giờ được chuẩn bị cho những kịch bản như vậy.
“Khi cầm súng, khuỷu tay của bạn phải ép càng gần càng tốt, nếu không bạn sẽ bị đạn ngay vào khớp tay! Tư thế hướng thẳng về phía đối thủ, hai chân hơi cong ở đầu gối, giống như đô vật sumo. Khi di chuyển súng máy, hãy giữ nó bằng báng súng! Không! Đầu tiên chúng ta ẩn nấp, sau đó mới nhìn ra ngoài và bắn”, ông Oleg Blokhin giải thích cho từng binh sĩ về cách chiến đấu và di chuyển trong không gian hẹp.
Yêu cầu của ông Oleg Blokhin không phải là ý thích hay mong muốn huấn luyện các nhà vô địch về bắn súng, mà đó là kinh nghiệm xương máu được người lính rút ra sau những trận chiến sinh tử. Mặc dù chúng có vẻ đúng về mặt trực giác, nhưng hầu hết kết quả của những trận đấu súng cận chiến thường chính là phát súng đầu tiên. Ai là người khai hỏa trước sẽ là bên có lợi thế.
Ví dụ, cách bắn súng truyền thống tỳ vai, đặc trưng của đầu thế kỷ 20, buộc binh sĩ phải quay sang một bên về phía kẻ thù. Người lính để lộ xương sườn không được bảo vệ.
Ông Oleg Blokhin nhấn mạnh, sẽ an toàn hơn nhiều khi đứng trực diện: "Bằng cách này, áo giáp chống đạn có khả năng chịu được hầu hết các phát bắn cỡ nòng 5,45mm để bảo vệ các khu vực quan trọng của cơ thể. Đây là yếu tố cần thiết giúp người lính sống sót khi bị trúng đạn".
3 tuần “luyện binh”
Quá trình đào tạo các binh sĩ xung kích của Lữ đoàn Sói hoang thường kéo dài 3 tuần. Thời gian này chỉ đủ cho người lính làm quen với đặc điểm môi trường tác chiến. Theo đánh giá của chỉ huy đơn vị, thời gian huấn luyện cần kéo dài gấp 4-5 lần để đạt hiệu quả cao nhất.
“Nhu cầu đào tạo cấp tốc vẫn rất lớn. Các đơn vị của Bộ Quốc phòng Nga, các cựu tù nhân của đơn vị Storm Z và tình nguyện viên Cossack đều trải qua các bài huấn luyện như vậy”, chỉ huy Lữ đoàn Sói hoang chia sẻ.
Chính việc có quá nhiều người cần đào tạo nên thời gian huấn luyện khó có thể kéo dài hơn. Và vấn đề không chỉ nằm ở phương pháp huấn luyện được phát triển trên cơ sở kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh hiện đại, mà còn ở khối kiến thức phức tạp về các lĩnh vực liên quan mà người lính phải cố gắng lĩnh ngộ trong thời gian huấn luyện.
“Huấn luyện kỹ thuật và y tế, tấn công thực tế trong môi trường đô thị, tấn công dưới sự yểm trợ của pháo binh và súng cối… Đây không phải là danh sách đầy đủ các kỹ năng cần có, mà mỗi binh sĩ cần lĩnh ngộ trước khi gia nhập Lữ đoàn Sói hoang”, chỉ huy đơn vị này cho biết thêm.
Trong khi cuộc trao đổi diễn ra, tiếng súng vẫn vang vọng khắp thao trường. Hầu hết binh sĩ đều chú tâm vào luyện tập và không mấy để ý tới sự xuất hiện của người lạ.
Ở đầu bên kia bãi đất trống, các súng phóng lựu được bố trí, thực hành tiêu diệt xe bọc thép bằng hỏa lực vác vai. Họ được chỉ huy bởi một người hướng dẫn có biệt hiệu Ivanych, một người lính giàu kinh nghiệm với thành tích chiến đấu ấn tượng tại các mặt trận gần Belogorovka, Bakhmut và Avdeevka.
“Chúng tôi đang học cách làm việc ở phạm vi mục tiêu lên tới 300 mét. Để học cách thành thạo kỹ năng bắn thì mỗi binh sĩ cần tối thiểu 1 tháng và 3 tháng để hoàn thiện kỹ năng. Binh sĩ có kinh nghiệm có thể bắn súng phóng lựu bằng thước ngằm cơ học, mặc dù hiện nay đã có các thiết bị tiên tiến để tính toán khoảng cách. Ngoài ra, bạn cần biết và ghi nhớ các điểm yếu của nhiều loại mục tiêu”, cựu binh Ivanych chia sẻ kinh nghiệm thu nhận trên chiến trường.
Một phút trước, các binh sĩ tham gia huấn luyện đã không hoàn thành bài bắn đúng yêu cầu. Họ phải trải qua hình phạt chính là hành quân cơ động trước khi quay trở lại tuyến bắn để thực hiện lại bài tập.
Mỗi người lính tham gia huấn luyện được sử dụng nhiều loại đạn cho các loại mục tiêu khác nhau. Từ đạn nổ phân mảnh với tên gọi kiểu lính là “bút chì”, đầu đạn chống tăng – “cà rốt” và đạn nhiệt áp - “lợn con”.
“Nó tấn công bộ binh trong phạm vi lên tới mười mét. Nó đốt cháy mọi thứ theo đúng nghĩa đen bằng cách phun chất nổ,” Ivanovich lưu ý một cách đầy uy quyền.
Sau 10 phút cơ động chịu phạt, trung đội binh lính, đẫm mồ hôi vì gắng sức, quay trở lại phòng tuyến. Sự mệt mỏi hiện rõ trên khuôn mặt họ và có sự bất an rõ rệt trong ánh mắt của họ. Tuy nhiên, hiệu quả của chạy phạt thấy rõ. Từng người một, họ bắn trúng mục tiêu với tốc độ nhanh mà không cần các phương tiện hỗ trợ ngắm bắn hiện đại.
Dù chiến tranh hiện đại, nhưng vài trò của người lính trên chiến trường chưa bao giờ thay đổi, đặc biệt là các đơn vị xung kích. Ảnh: RIAN. |
“Một bước không lùi, vì phía sau chính là nghĩa địa”
Bên cạnh trường bắn, có một nhóm người đang chăm chú lắng nghe hướng dẫn của chuyên gia quân y. Người hướng dẫn y khoa với tính hài hước đen đặc trưng của một bác sĩ quân y, đang mô tả cho những người lính về hậu quả khó chịu của những vết thương ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Đôi khi nó nghe có vẻ rất đáng khích lệ, đôi khi nó nghe rất đáng sợ.
“Các bạn, tôi sẽ không nói dối đâu, bị đánh vào mặt trông thật rùng rợn. Da cuộn tròn về phía trán và tai nhưng không có gì nguy hiểm đến tính mạng. Họ sẽ nắn lại nó và đặt nó trên chân nó. Vết thương ở tam giác mũi-mắt còn nguy hiểm hơn nhiều. Cái chết gần như ngay lập tức”, sĩ quan huấn luyện nói.
Có một điểm đáng chú ý là trên vai mỗi binh sĩ đều có một dán biểu tượng và khẩu hiệu của Lữ đoàn Sói hoang là “Một bước không lùi, vì phía sau chính là nghĩa địa”.
Sĩ quan huấn luyện tiếp tục hướng dẫn các binh sĩ phương pháp sơ cứu cơ bản. Người lính đường hướng dẫn nằm úp. Đây là tư thế thỏa mái nhất để tự cứu thương. Huấn luyên viên hướng dẫn chậm rãi nói về cách sử dụng hộp sơ cứu: Ấn xuống đất, tìm máu, kéo bàn tay còn lại của bạn về phía dây garô và chỉ sau đó mới cảm nhận được vị trí của mảnh văng hoặc viên đạn.
“Ở tuyến đầu, bạn thường phải tự mình sơ cứu cho bản thân. Trong khi cuộc tấn công đang diễn ra, khi bị thương, mọi việc cần được xử lý nhanh chóng và có trật tự. Đừng quên rằng hỏa lực đối phương vẫn đang bắn vào bạn. Đây được gọi là vùng đỏ. Ở đó chúng tôi thực hiện những việc tối thiểu: Cầm máu cơ học, băng bó, gây mê. Nhiệm vụ chính của các bạn là cố gắng chọn ẩn nấp trong vùng màu vàng, nơi mà kẻ thù không thể phát hiện và bắn vào bạn”, sĩ quan quân y nói.
Trong lúc đó, một người lính của trung đội lân cận, đang tập bắn nổ từ tư thế đứng, đã không bỏ ngón tay ra khỏi cò súng và vô tình xả thẳng số đạn còn lại trong băng đạn vào ủng. Rất may là những viên đạn lại trượt khỏi chân và ngón tay của anh ta. Tất nhiên, binh sĩ đó phải nhận hình phạt là chống đẩy.
Quan sát vụ việc, ông Oleg Blokhin thừa nhận rằng những trường hợp như vậy xảy ra gần như liên tục. Và điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Đó là lý do tại sao các binh sĩ được dạy cách sử dụng vũ khí một cách an toàn, làm nguội chúng và làm sạch chúng một cách chính xác.
Chỉ sau vài tuần huấn luyện, các binh sĩ sẽ chuyển đổi từ những tân binh thành những chiến binh lành nghề. Các bài kiểm tra cuối cùng của khóa học chỉ bước khởi đầu để ra chiến trường khắc nghiệt. Và ở đó họ mới thực sự biết được đã liệu có đủ kỹ năng sống sót và giành chiến thắng hay không?
Trong khi rời khỏi thao trường, ông Oleg Blokhin nhận tin không vui là một đơn vị Storm Z đã bị thiệt hại nặng do thiết bị bay không người lái của đối phương. Chia sẻ về sự việc, ông Oleg Blokhin nói: “Chiến tranh là một hệ thống vận hành liên tục. Bạn có thể huấn luyện bộ binh, dự trữ đạn dược và mua thiết bị. Nhưng chỉ một sai lầm - chẳng hạn như một đợt phản pháo hay bố trí thiết bị tác chiến điện tử sai lầm đều có thể cướp đi sinh mạng của hàng chục binh sĩ. Chúng ta phải không ngừng cải tiến! Nếu không có điều này, chúng ta sẽ không bao giờ thấy được chiến thắng”.