Chiến sự Nga-Ukraine 26/2: Nga tăng cường tàu chiến ở Biển Đen, ông Medvedev bác tin Nga đang cạn kiệt tên lửa
Quốc tế 26/02/2023 08:19 Theo dõi Congthuong.vn trên
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay (24/2): Bakhmut đang trong tình trạng bị bao vây Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay (25/2): Tổng thống Ukraine nói về kế hoạch giành lại bán đảo Crimea |
Thông tin chiến sự
Quân đội Ukraine cho biết, Nga đã tăng gấp đôi số lượng tàu đang hoạt động ở Biển Đen vào ngày 24/2 và dự đoán đây có thể là bước chuẩn bị cho nhiều cuộc tấn công tên lửa hơn. Hải quân Nga thường xuyên phóng tên lửa từ hạm đội Biển Đen vào cơ sở hạ tầng quan trọng và các cơ sở sản xuất điện của Ukraine. “Hạm đội tàu chiến ở Biển Đen đã tăng gấp đôi so với sáng nay - hiện là 8 tàu. Điều này có thể cho thấy rằng một cuộc tấn công tên lửa cũng như các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đang được chuẩn bị”, Bộ chỉ huy quân sự Ukraine khu vực phía nam cho biết.
Theo đại diện chính thức của Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, trên hướng Kupyansk các đơn vị của Ukraine bị đánh bại ở các khu vực Masyutovka, Ivanovka, Kharkov và Novoselovsky. Tổn thất của lực lượng vũ trang Ukraine lên tới 60 quân nhân, 3 xe bán tải, hệ thống pháo M777 do Mỹ sản xuất và bệ pháo tự hành Krab do Ba Lan sản xuất.
Theo hướng Krasnolimansky, nhân lực và thiết bị của lực lượng vũ trang Ukraine đã bị tấn công tại các khu vực Yampolovka của DPR, Stelmakhivka, Chervonaya Dibrova và Kuzmino của LPR. Khoảng 180 quân nhân Ukraine, 6 phương tiện chiến đấu bọc thép, 1 hệ thống Grad, 1 khẩu lựu pháo D-20 và 1 radar phản pháo đã bị phá hủy. Hơn 120 quân nhân Ukraine, 3 phương tiện chiến đấu bọc thép, cũng như pháo D-20 và D-30 đã bị phá hủy ở hướng Donetsk. Ngoài ra, 1 kho đạn pháo đã bị phá hủy ở khu vực Avdiivka.
![]() |
Ở các hướng Yuzhno-Donetsk và Zaporizhia, các đơn vị của lực lượng vũ trang Ukraine ở các khu vực Vuhledar, Dobrovolye của DPR và Gulyai-Polye của khu vực Zaporozhye đã phải hứng chịu tổn thất lớn. Thiệt hại của Ukraine lên tới hơn 90 quân nhân, 3 xe tăng, 2 xe chiến đấu bộ binh, 2 xe chiến đấu bọc thép, 2 xe bán tải, 1 khẩu pháo Msta-B và 1 khẩu pháo D-20. Tại các quận Ugledar và Malinovka, vùng Zaporozhye, 2 nhà kho chứa đạn dược của lực lượng vũ trang Ukraine đã bị phá hủy.
Để gây khó khăn cho các lực lượng Nga tiến công ở phía Tây Bắc Bakhmut, quân đội Ukraine đã phá một con đập ở hướng này. Bộ phận báo chí của tập đoàn quân sự tư nhân Wagner cho hay, quân đội Ukraine đã cho nổ tung một con đập trên hồ chứa nước Severny Stavok ở thành phố Artyomovsk. Ông Yan Gagin, Cố vấn của lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, cho biết đã nhận được các báo cáo về việc nhà của người dân và hầm bị ngập lụt sau vụ nổ.
Một số diễn biến liên quan
G7 thông qua loạt lệnh trừng phạt Nga.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho hay, Thủ tướng nước này Kishida Fumio và nhiều lãnh đạo khác thuộc Nhóm các nước có nền kinh tế phát triển nhất (G7) đã thông qua một loạt biện pháp trừng phạt bổ sung áp lên Nga tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 được tổ chức trực tuyến trong ngày 24/2 vừa qua. “Các nhà lãnh đạo đã tái cam kết tăng cường hỗ trợ ngoại giao, tài chính và quân sự cho Ukraine, cũng như áp thêm nhiều lệnh trừng phạt lên Nga và các tổ chức hỗ trợ cho họ”, thông cáo biết. Thủ tướng Nhật Kishida trong Hội nghị Thượng đỉnh G7 cũng tuyên bố về việc Tokyo sẽ áp thêm các lệnh trừng phạt mới lên Nga, trong đó bao gồm đóng băng tài sản của 120 cá nhân và tổ chức có liên quan tới cuộc xung đột ở Ukraine, cũng như cấm xuất khẩu máy bay không người lái hay những vật liệu có thể được sử dụng cho mục đích quân sự.
Trung Quốc chặn tuyên bố chung G20 về chiến sự Ukraine.
Ngày 25/2, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cho biết “thật đáng tiếc” khi Trung Quốc chặn tuyên bố chung của nhóm G20 có nội dung lên án chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Đức chỉ trích việc Trung Quốc ngăn chặn thông qua tuyên bố chung được soạn thảo trong hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Tuyên bố chung có nội dung lên án chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Trừ Trung Quốc và Nga - hai trong số các thành viên của nhóm G20, các thành viên khác đều đồng ý với tuyên bố chung. Phát biểu trước báo giới cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner nói rằng thật “đáng tiếc” với kết quả trên. Tuy nhiên, ông lưu ý: “Đối với tôi, điều quan trọng hơn là tất cả những thành viên khác tuân thủ quan điểm rõ ràng về luật pháp quốc tế, chủ nghĩa đa phương và kết thúc chiến tranh”.
Ông Medvedev bác tin Nga đang cạn kiệt tên lửa.
Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho biết, các nhà máy của Nga đang làm việc xuyên suốt ngày đêm để đáp ứng các đơn đặt hàng quốc phòng gia tăng theo cấp số nhân. Ông Medvedev cho hay, thời gian qua, ông thường xuyên đưa ra nhiều phát ngôn đáng chú ý liên quan cuộc xung đột Nga - Ukraine. “Thật buồn cười khi nghe những người ảo tưởng ở Kiev nói rằng Nga hết tên lửa hoặc dừng sản xuất. Thực tế cho họ thấy điều ngược lại và họ vẫn chưa thể vượt qua cú sốc. Chúng tôi không chỉ mở rộng sản xuất mà còn giới thiệu những công nghệ mới nhất, và hoàn thiện chúng”, ông Medvedev cho biết.
Ukraine nói đề xuất của Trung Quốc “phi thực tế”.
Trong một bài đăng trên Twitter ngày 25/2, ông Mykhailo Podolyak, cố vấn cấp cao của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, đã bình luận về những đề xuất của Trung Quốc nhằm chấm dứt xung đột giữa Nga và Ukraine. “Nếu bạn tuyên bố bạn là thế lực quan trọng toàn cầu, bạn không đưa ra một kế hoạch phi thực tế như vậy. Bạn không đặt cược vào một gã hung hăng đã vi phạm luật quốc tế và sẽ thua cuộc. Như vậy là không nhìn xa trông rộng... Trung Quốc, 'cửa sổ cơ hội' không phải là vô tận”, ông Podolyak viết. Bắc Kinh đã công bố lập trường bao gồm 12 điểm về tình hình Ukraine vào sáng 24/2, nhân dịp chiến sự tròn một năm. Trong đó, Bắc Kinh kêu gọi đàm phán hòa bình đồng thời kêu gọi tất cả các bên tránh leo thang hạt nhân và chấm dứt các cuộc tấn công nhằm vào dân thường.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hội nghị hẹp của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN: Chủ tịch ASEAN thúc đẩy 7 nội dung kinh tế ưu tiên

Tác động kinh tế thế giới từ “dư chấn” SVB nhớ lại hai cuộc khủng hoảng tài chính

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nga

Nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, đầu tư Việt Nam - Campuchia

Giá dầu thế giới có thể rơi xuống 40 USD/thùng trong kịch bản xấu nhất
Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga - Ukraine 21/3: Ukraine lên kế hoạch phản công lực lượng Wagner, Nga kiểm soát 70% Bakhmut

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 20/3: Lãnh đạo Wagner: Ukraine có thể mạo hiểm tấn công vào lãnh thổ Nga

Chiến sự Nga - Ukraine 20/3: Nga cảnh báo Mỹ can dự trực tiếp chiến sự

Chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Thúc đẩy hòa bình, hữu nghị, hợp tác

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay (19/3): Ukraine chịu sức ép từ bỏ Bakhmut; tuyến phòng thủ Donbass có nguy cơ vỡ vụn

Tổng thống Nga bất ngờ thăm Thành phố Mariupol

Chiến sự Nga - Ukraine 19/3: Kiev tiếp tục chuyển vũ khí đến Bakhmut, Nga tập kích loạt thành phố Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay (18/3): Bakhmut cơ bản đã đổi chủ; Ukraine cần xe tăng để phản công

Chiến sự Nga - Ukraine 18/3: Nga tiến sâu vào pháo đài Bakhmut, gia tăng phòng thủ ở Crimea

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay (17/3): Cạn kiệt nguồn hậu cần, phương Tây mâu thuẫn vì viện trợ cho Ukraine

Chiến sự Nga - Ukraine 17/3: Nga tăng tàu chiến ở Biển Đen, Ukraine gia cố phòng tuyến ở Kupyansk

Nhiều tiềm năng lớn hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Kazakhstan

Việt Nam - Ba Lan: Khai thác tối đa cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay (16/3): 2 gọng kìm hợp vây Bakhmut, lực lượng phòng thủ như “cá nằm trong rọ”

EU chính thức nối lại đàm phán FTA với Thái Lan sau nhiều năm gián đoạn

Anh sẵn sàng dỡ bỏ thuế nhập khẩu trong quá trình hoàn tất các điều khoản gia nhập CPTPP

Chiến sự Nga-Ukraine 16/3: Nga giành lợi thế ở Kupyansk, nhóm Wagner kiểm soát trung tâm hậu cần ở Donetsk

Nhật Bản - Canada đàm phán về hợp tác chuỗi cung ứng kim loại pin

Diễn đàn doanh nghiệp ASEAN-Anh: Mở rộng cơ hội tăng cường quan hệ kinh tế thương mại
