Chiến sự Nga - Ukraine 19/3: Kiev tiếp tục chuyển vũ khí đến Bakhmut, Nga tập kích loạt thành phố Ukraine
Quốc tế 19/03/2023 08:46 Theo dõi Congthuong.vn trên
Chiến sự Nga - Ukraine 17/3: Nga tăng tàu chiến ở Biển Đen, Ukraine gia cố phòng tuyến ở Kupyansk Chiến sự Nga - Ukraine 18/3: Nga tiến sâu vào pháo đài Bakhmut, gia tăng phòng thủ ở Crimea |
Thông tin chiến sự
Ukraine vẫn tiếp tế quân đội ở Bakhmut. Quân đội Ukraine cho biết các lực lượng bên ngoài thành phố Bakhmut ở phía đông vẫn có thể ngăn chặn các đơn vị Nga để chuyển đạn dược, thực phẩm, thiết bị và thuốc men đến cho quân phòng thủ. Theo người phát ngôn quân đội Ukraine Serhiy Cherevaty, lực lượng do thám Ukraine và lực lượng phản pháo đang giúp mở một số con đường vào thành phố.
![]() |
UAV Nga tập kích loạt thành phố Ukraine. Không quân Ukraine thông báo Nga khai hỏa 16 UAV tự sát tập kích loạt mục tiêu, trong đó có Kiev và thành phố Lviv ở miền tây nước này. Không quân Ukraine ngày 18/3 cho biết lực lượng Nga phóng loạt máy bay không người lái (UAV) tự sát từ biển Azov và tỉnh biên giới Bryansk tấn công nhiều thành phố ở nước này. Quân đội Ukraine đã bắn hạ 11/16 chiếc, nhưng một số UAV tự sát đã đánh trúng mục tiêu tại thành phố Lviv ở miền tây. Kiev cáo buộc Nga đã sử dụng UAV Shahed-136 và Shahed -131 do Iran sản xuất để thực hiện vụ tập kích.
Ukraine ồ ạt chuyển vũ khí đến Bakhmut. Hàng dài thiết bị quân sự của lực lượng vũ trang Ukraine được nhìn thấy di chuyển về hướng Bakhmut. Nhiều thông tin cho thấy quân đội Ukraine bắt đầu chuyển vũ khí từ các vùng lân cận đến thành phố Bakhmut.
Động thái xác nhận các báo cáo trước đó rằng quân đội Ukraine có thể cố gắng phản công và tấn công vào 2 bên sườn ở Bakhmut. Hiện Ukraine có khoảng 10 nghìn quân ở Bakhmut và khoảng 15 nghìn quân ở ngoại ô phía tây thành phố. Bên cạnh đó, có tới 10 tiểu đoàn của Ukraine cũng được điều đến Bakhmut. Giới chuyên gia nhận định, tình hình ở Bakhmut vẫn còn khá phức tạp. Tuy nhiên, lực lượng Wagner đang cố gắng đẩy lực lượng vũ trang Ukraine vào “vòng vây chiến thuật”.
Một số diễn biến liên quan
Nga nêu các điều kiện chính để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine. Theo người phát ngôn chính thức của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, để đạt được một nền hòa bình bền vững, phải chấm dứt việc cung cấp vũ khí và lính đánh thuê cho Kiev, Ukraine phải được đưa trở lại trạng thái trung lập phi khối và thế giới phải công nhận các thực tế lãnh thổ mới đã phát triển do thực hiện quyền dân tộc tự quyết.
Bà Zakharova nhấn mạnh rằng, việc phi quân sự hóa ở Ukraine, loại bỏ các mối đe dọa phát sinh từ lãnh thổ của nước này, củng cố tình trạng phi hạt nhân hóa và xác nhận các đảm bảo cho việc tuân thủ các quyền của người dân nói tiếng Nga và các dân tộc thiểu số cũng sẽ giải quyết tình hình. Bà nhấn mạnh rằng, Moscow sẵn sàng với các đề xuất nghiêm túc từ phương Tây và Kiev về một giải pháp chính trị và ngoại giao, nhưng ngôn ngữ của các tối hậu thư là không thể chấp nhận được đối với Nga.
- Nga gia hạn thỏa thuận ngũ cốc thêm 60 ngày. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, Nga đã thông báo cho tất cả các bên tham gia thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen rằng thỏa thuận này đã được gia hạn thêm 60 ngày. Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Quốc cho biết thỏa thuận đã được gia hạn nhưng không cho biết trong bao lâu. Một bộ trưởng của Chính phủ Ukraine cho biết thời gian gia hạn là 120 ngày.
Ukraine triển khai các hệ thống HIMARS cách Donetsk 20km. Quân đội Ukraine mới đây đã triển khai các hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) do Mỹ sản xuất ở khu vực cách Donetsk 20km. Đoạn video do quân đội Ukraine ghi lại ở ngoại ô Donetsk cho thấy một cuộc pháo kích của lực lượng vũ trang Ukraine bằng các hệ thống HIMARS. Các vụ phóng được cho là thực hiện từ khu vực định cư Ocheretino, cách Donetsk 20km và cách chiến tuyến khoảng 10km.
Ông Zelensky công bố gói viện trợ quân sự mới của NATO cho Kiev. Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết, sau cuộc họp tuần này, phía Ukraine sẽ nhận được hỗ trợ quân sự mới từ các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và đồng minh. Ông Zelensky cũng lưu ý, Thụy Điển và Ba Lan đã đồng ý hỗ trợ quân sự bổ sung cho Ukraine, đặc biệt là về đạn dược, xe tăng và pháo binh.
Đức - Nhật tăng hợp tác an ninh do chiến sự Ukraine. Lãnh đạo Nhật Bản và Đức thảo luận về an ninh kinh tế và tăng cường quan hệ quốc phòng, giữa lo ngại về chiến sự tại Ukraine. “Trong các cuộc trao đổi về an ninh kinh tế, chúng tôi đã thảo luận về củng cố chuỗi cung ứng”, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nói tại họp báo ngày 18/3, sau cuộc gặp người đồng cấp Đức Olaf Scholz ở thủ đô Tokyo.
Hai lãnh đạo không công bố nhiều kết quả cụ thể sau cuộc gặp, nhưng nhấn mạnh nhu cầu chung về củng cố và đa dạng hóa chuỗi cung ứng, giảm tác động từ biến cố như đại dịch Covid-19 hay chiến sự Ukraine. Ông Kishida nhận định chiến sự Nga - Ukraine đã thúc đẩy Nhật Bản và Đức cùng đẩy mạnh hợp tác an ninh. Trong khi đó, ông Olaf khẳng định quân đội Đức sẽ tiến hành các hoạt động thăm viếng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong vài năm tới.
Ba Lan có thể khó giao MiG-29 cho Kiev. Ukraine khó có thể nhận được tiêm kích MiG-29 của Ba Lan nếu không có sự cho phép của Đức. Theo các nguồn tin, Ba Lan sẽ bàn giao MiG-29 cho Ukraine trong những ngày tới, nhưng trên thực tế việc đó là “không thể”, vì Đức đã không cấp phép cho việc chuyển giao những máy bay này. Berlin không nhận được yêu cầu cho phép cung cấp máy bay chiến đấu mà Ba Lan nhận được từ Đức. Cũng theo Avia.pro, giới chức Đức đã bị “sốc” trước việc Ba Lan không có bất kỳ thông báo nào về sự cho phép từ Berlin, nhưng đã tự ý quyết định chuyển máy bay cho Ukraine.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Công bố Logo chính thức kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Bỉ - Việt Nam

Châu Á chuẩn bị phương án ứng phó với thuế biên giới carbon của EU

Hội nghị hẹp của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN: Chủ tịch ASEAN thúc đẩy 7 nội dung kinh tế ưu tiên

Tác động kinh tế thế giới từ “dư chấn” SVB nhớ lại hai cuộc khủng hoảng tài chính

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nga
Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 22/3: Không đạt mục tiêu khiến Nga sa lầy, Mỹ và phương Tây tìm đường rút trong danh dự

Chiến sự Nga - Ukraine 22/3: Nga nói UAV Ukraine tấn công lãnh thổ, Kiev sắp phản công quy mô lớn

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/3: Siết vòng vây ở Avdiivka, Nga đang chia cắt khối chủ lực Ukraine trong "nồi hầm" Bakhmut

Chiến sự Nga - Ukraine 21/3: Ukraine lên kế hoạch phản công lực lượng Wagner, Nga kiểm soát 70% Bakhmut

Nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, đầu tư Việt Nam - Campuchia

Giá dầu thế giới có thể rơi xuống 40 USD/thùng trong kịch bản xấu nhất

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 20/3: Lãnh đạo Wagner: Ukraine có thể mạo hiểm tấn công vào lãnh thổ Nga

Chiến sự Nga - Ukraine 20/3: Nga cảnh báo Mỹ can dự trực tiếp chiến sự

Chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Thúc đẩy hòa bình, hữu nghị, hợp tác

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay (19/3): Ukraine chịu sức ép từ bỏ Bakhmut; tuyến phòng thủ Donbass có nguy cơ vỡ vụn

Tổng thống Nga bất ngờ thăm Thành phố Mariupol

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay (18/3): Bakhmut cơ bản đã đổi chủ; Ukraine cần xe tăng để phản công

Chiến sự Nga - Ukraine 18/3: Nga tiến sâu vào pháo đài Bakhmut, gia tăng phòng thủ ở Crimea

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay (17/3): Cạn kiệt nguồn hậu cần, phương Tây mâu thuẫn vì viện trợ cho Ukraine

Chiến sự Nga - Ukraine 17/3: Nga tăng tàu chiến ở Biển Đen, Ukraine gia cố phòng tuyến ở Kupyansk

Nhiều tiềm năng lớn hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Kazakhstan

Việt Nam - Ba Lan: Khai thác tối đa cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay (16/3): 2 gọng kìm hợp vây Bakhmut, lực lượng phòng thủ như “cá nằm trong rọ”

EU chính thức nối lại đàm phán FTA với Thái Lan sau nhiều năm gián đoạn

Anh sẵn sàng dỡ bỏ thuế nhập khẩu trong quá trình hoàn tất các điều khoản gia nhập CPTPP
Đọc nhiều

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay (7/3): Quân nhân Mỹ: Bakhmut chưa thất thủ, phương Tây đã tính kế hoạch hậu chiến
