Chiến sự Israel-Hamas ngày 3/6/2024: Mỹ đề xuất ngừng bắn tại Dải Gaza; Ai Cập muốn mở lại cửa khẩu Rafah

Chiến sự Israel-Hamas ngày 3/6/2024: Ngoại trưởng Mỹ nêu đề xuất ngừng bắn tại Dải Gaza; Ai Cập muốn mở lại cửa khẩu Rafah để chuyển hàng cứu trợ vào Dải Gaza
Chiến sự Israel-Hamas ngày 31/5/2024: Israel tuyên bố thiết lập vùng đệm tại Dải Gaza Chiến sự Israel-Hamas ngày 1/6/2024: Mỹ công bố giải pháp hòa bình mới tại Dải Gaza Chiến sự Israel-Hamas 3/6/2024: Mỹ khuyên Hamas nên đồng ý thỏa thuận ngừng bắn; Israel chấp nhận kế hoạch về Dải Gaza

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có các cuộc điện đàm riêng rẽ với Bộ trưởng Nội các chiến tranh Benny Gantz và Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant của Israel để thảo luận về đề xuất ngừng bắn tại Dải Gaza do Tổng thống Mỹ Joe Biden thúc đẩy.

Chiến sự Israel-Hamas ngày 3/6/2024: Mỹ đề xuất ngừng bắn tại Dải Gaza; Ai Cập muốn mở lại cửa khẩu Rafah
Chỉ có thỏa thuận ngừng bắn mới giúp giải quyết dứt điểm cuộc xung đột tại Dải Gaza hiện tại. Ảnh: getty

Trước đó cùng ngày, ông Ophir Falk, Cố vấn hàng đầu về chính sách đối ngoại của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, xác nhận rằng Israel đã chấp nhận thỏa thuận khung nhằm giảm bớt quy mô cuộc xung đột ở Dải Gaza do Tổng thống Mỹ đề xuất, mặc dù ông mô tả thỏa thuận này có lỗ hổng và cần phải hoàn thiện thêm nữa. Ông Falk lưu ý có rất nhiều chi tiết cần được xử lý, đồng thời cho biết thêm rằng các điều kiện của Israel, trong đó có việc “trả tự do cho các con tin” vẫn không thay đổi.

Trong chuyến thăm trụ sở Bộ chỉ huy miền Nam của quân đội Israel ở thành phố Beer Sheba tại sa mạc Negev ngày 2/6, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cũng cho biết nước này đang thúc đẩy một chính quyền thay thế cho lực lượng Hamas ở Gaza. Ông Gallant tái khẳng định mục tiêu của Israel trong cuộc xung đột hiện nay là loại bỏ lực lượng Hamas và giải thoát con tin bị giam giữ tại Gaza.

Về phía Palestine, Phong trào Giải phóng Dân tộc Palestine (Fatah) cũng bày tỏ hy vọng rằng thỏa thuận ngừng bắn do Mỹ đề xuất sẽ giúp chấm dứt các hoạt động của Israel tại Gaza và Bờ Tây.

Liên quan đến hoạt động viện trợ nhân đạo, các nguồn tin an ninh Ai Cập cho biết, các quan chức của nước này cùng với Mỹ và Israel đã kết thúc cuộc họp ngày 2/6 ở Cairo, với việc Ai Cập giữ vững lập trường rằng các lực lượng Israel phải rút khỏi cửa khẩu biên giới Rafah phía Dải Gaza để mở lại cửa khẩu này.

Cuộc họp được cho là tích cực mặc dù các bên không đạt được thỏa thuận nào về việc mở lại cửa khẩu Rafah. Tại cuộc họp, phái đoàn an ninh Ai Cập cho rằng Israel phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc cản trở hoạt động vận chuyển viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza, đồng thời tái khẳng định sự cần thiết phải hành động ngay lập tức để cho phép ít nhất 350 xe tải chở hàng viện trợ tiến vào vùng lãnh thổ này mỗi ngày. Theo các nguồn tin, các quan chức Israel và Mỹ nói rằng họ sẽ nhanh chóng làm việc để loại bỏ những trở ngại đối với hoạt động tại cửa khẩu Rafah.

Israel đã chiếm giữ cửa khẩu Rafah phía Gaza trong cuộc tấn công ngày 7/5, khiến Ai Cập tức giận và ngừng hợp tác với Israel trên tuyến đường bộ quan trọng này để vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo vào dải đất ven Địa Trung Hải của Palestine. Kể từ đó, không có chuyến xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo nào đi vào Gaza thông qua cửa khẩu Rafah.

Chiến sự Israel-Hamas ngày 3/6/2024: Mỹ đề xuất ngừng bắn tại Dải Gaza; Ai Cập muốn mở lại cửa khẩu Rafah
Israel đang phong tỏa cửa khẩu Rafah để tìm kiếm và tiêu diệt các chiến binh Hamas. Ảnh: AP

Căng thẳng giữa Ai Cập và Israel gia tăng sau khi các lực lượng Israel kiểm soát cửa khẩu biên giới Rafah phía Gaza. Tuần trước, Ai Cập đã đồng ý tạm thời gửi viện trợ nhân đạo qua cửa khẩu Karm Abu Salem cho đến khi Israel rút lực lượng khỏi khu vực cửa khẩu Rafah. Việc mở lại cửa khẩu Rafah là rất quan trọng khi các cơ quan nhân đạo cảnh báo về nạn đói nghiêm trọng mà người dân Dải Gaza đang phải đối mặt.

Vòng đàm phán ngừng bắn mới nhất diễn ra tại Cairo hồi đầu tháng 5 vừa qua đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào. Jordan mới đây tuyên bố nước này sẽ cùng Ai Cập và Liên hợp quốc tổ chức một hội nghị quốc tế khẩn cấp vào ngày 11/6 để tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza.

Liên quan tới cuộc xung đột, phong trào Hồi giáo vũ trang Hezbollah ở Lebanon đã thông báo bắn rơi UAV Hermes 900 thứ hai của Israel, loại máy bay từng được cho là bất khả xâm phạm trên bầu trời Lebanon.

"UAV của Israel bị giám sát và bắn hạ bằng hệ thống vũ khí phù hợp, sau khi nó tấn công các vùng lãnh thổ cùng người dân Lebanon", nhóm vũ trang Hezbollah cho tuyên bố, nhưng không tiết lộ loại vũ khí cụ thể.

Quân đội Israel xác nhận UAV bị tên lửa phòng không bắn hạ trên vùng trời phía Nam Lebanon và rơi xuống lãnh thổ nước này.

"Sự việc đang được điều tra", Bộ Quốc phòng Israel tuyên bố.

Video trên mạng xã hội cho thấy UAV bốc cháy và rơi tự do xuống địa điểm gần khu dân cư. Đây là chiếc Hermes 900 thứ hai bị Hezbollah bắn rơi tại khu vực gần biên giới Israel - Lebanon trong vòng 8 tháng qua, cũng là UAV cỡ lớn thứ 6 của Tel Aviv bị hạ trong khoảng thời gian này.

Hezbollah trước đây được cho là chỉ sở hữu năng lực phòng không tầm thấp, trong đó chủ lực là các loại pháo phòng không 23 mm và tên lửa vác vai. Hỏa lực này không đủ khả năng vươn tới trần bay của Hermes 900, khiến loại UAV này được coi là "bất khả xâm phạm" khi hoạt động trên vùng trời Lebanon.

Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin, Hezbollah hiện sở hữu nhiều loại tên lửa phòng không tầm trung như Saqr 358 do Iran phát triển, cùng Buk-M2 cùng Pantsir-S1 từ Iran và Syria.

Kim Ngân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/4: Crimea

Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/4: Crimea 'nóng rực', Nga siết gọng kìm ở Kursk

Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Tin thuế quan 24/4: Thị trường chứng khoán châu Á tăng vọt sau tín hiệu lạc quan từ Mỹ

Tin thuế quan 24/4: Thị trường chứng khoán châu Á tăng vọt sau tín hiệu lạc quan từ Mỹ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/4: Nga chiếm ưu thế tại Toretsk; Ukraine tháo chạy ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/4: Nga chiếm ưu thế tại Toretsk; Ukraine tháo chạy ở Kursk

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Tin thuế quan 23/4: Doanh nghiệp quốc tế linh hoạt,  đón đầu cơ hội từ Hoa Kỳ

Tin thuế quan 23/4: Doanh nghiệp quốc tế linh hoạt, đón đầu cơ hội từ Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/4: Nga siết chặt vòng vây tại Pokrovsk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/4: Nga siết chặt vòng vây tại Pokrovsk

Tin thuế quan 22/4: Thị trường hàng hóa khởi sắc nhờ chính sách thương mại linh hoạt

Tin thuế quan 22/4: Thị trường hàng hóa khởi sắc nhờ chính sách thương mại linh hoạt

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/4: Nga đánh vũ bão vào Toretsk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/4: Nga đánh vũ bão vào Toretsk

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?

Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?

Tin thuế quan 21/4: Doanh nghiệp thế giới chủ động,  linh hoạt để tối ưu xuất nhập khẩu

Tin thuế quan 21/4: Doanh nghiệp thế giới chủ động, linh hoạt để tối ưu xuất nhập khẩu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Toretsk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Toretsk

Mạng xã hội

Mạng xã hội 'lột mặt nạ' hàng giả như thế nào?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/4: Nga bất ngờ ngừng bắn 30 giờ, Kiev tổn thất nặng ở Zaporizhia

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/4: Nga bất ngờ ngừng bắn 30 giờ, Kiev tổn thất nặng ở Zaporizhia

Nga nhận thêm máy bay

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/4: Đặc nhiệm Ukraine tháo chạy ở Zaporizhia

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/4: Đặc nhiệm Ukraine tháo chạy ở Zaporizhia

Nga tạo ra

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ

Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ 'bán hàng’ - Việt Nam có buông lỏng?