Chiến lược phát triển kinh tế biển: Động lực cho tăng trưởng của đất nước

Việc Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển kinh tế biển được coi là động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước.
Phát triển kinh tế biển gắn với bảo tồn đa dạng sinh học Công bố chiến lược phát triển kinh tế biển và Quy hoạch không gian biển quốc gia

Chiến lược phát triển kinh tế biển: Động lực tăng trưởng của đất nước

Thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” ngày 3/4/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 48/NQ-CP của Chính phủ Phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là những nền tảng chính sách quan trọng để kinh tế biển và ven biển trở thành động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước.

Ông Nguyễn Đức Toàn- Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết: “Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” (gọi tắt Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam) đã đặt ra các quan điểm, mục tiêu cần phải đạt được; đặc biệt là các mục tiêu cụ thể đến năm 2030. Đây cũng chính là những vấn đề trọng tâm, trọng điểm cần phải giải quyết từ nay đến năm 2030.

Chiến lược phát triển kinh tế biển: Động lực cho tăng trưởng của đất nước
Mục tiêu của chiến lược đó là tài nguyên biển được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả

Theo đó, mục tiêu của Chiến lược đó là tài nguyên biển được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả để phát triển nhanh và bền vững kinh tế biển, đặc biệt là 06 ngành kinh tế biển đề ra trong Nghị quyết số 36-NQ/TW, góp phần nâng cao đời sống và sinh kế cho cộng đồng ven biển.

Cùng với đó, các nguồn gây ô nhiễm từ đất liền và trên biển phải được quan trắc, kiểm soát và quản lý hiệu quả. Các khu kinh tế, khu công nghiệp và khu đô thị ven biển được quy hoạch theo hướng bền vững, sinh thái, thông minh, thích ứng với BĐKH và đặc biệt là phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định về môi trường và sức chịu tải môi trường biển, khả năng phục hồi, chống chịu của hệ sinh thái biển.

Ngoài ra, tăng diện tích các khu bảo tồn biển và khu vực biển, ven biển được bảo tồn đạt tối thiểu 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia; phục hồi diện tích rừng ngập mặn ven biển tối thiểu bằng mức năm 2000…

Chúc mừng Chính phủ Việt Nam đã kịp thời ban hành Chiến lược nhằm khẳng định hướng đi của quốc gia có lợi thế về phát triển kinh tế biển, ông Đào Xuân Lai, Trưởng ban Biến đổi khí hậu và môi trường của UNDP tại Việt Nam đã đưa ra những gợi ý để kinh tế biển Việt Nam phát triển bền vững, cụ thể: Trước hết Việt Nam cần thúc đẩy hợp tác quốc tế. Trước đó năm 2022, UNDP cùng với Bộ Tài nguyên Môi trường đưa ra một cái công bố, báo cáo về kịch bản biển xanh. Điều này sẽ giúp cho việc định hướng phát triển một cách bền vững, cân đối giữa việc phát triển và bảo tồn. Một kịch bản cân bằng nhất, tốt nhất giúp cho các ngành kinh tế dựa vào biển phát triển bền vững.

“Cuối cùng, để có thể phát triển một cách bền vững thì cần có sự vào cuộc của tất cả các ngành liên quan cũng như là giữa Chính phủ, người dân và doanh nghiệp phải cân đối và hài hòa. Chính phủ sẽ phải đưa ra những chính sách; thấu đáo; tạo điều kiện cho người dân có thể tham gia vào quá trình quản lý, khai thác”- ông Đào Xuân Lai chia sẻ.

Đảm bảo khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo

Để khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo, cũng theo ông Nguyễn Đức Toàn cho biết: "Hiện Cục Biển và Hải đảo Việt Nam đang tập trung xây dựng “Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ” và “Quy hoạch không gian biển quốc gia” để trình Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. Một trong những đích đến của 02 quy hoạch này là “phân vùng sử dụng không gian biển” cho hoạt động phát triển các lĩnh vực kinh tế biển để khắc phục những mâu thuẫn, chồng chéo về lợi ích khai thác, sử dụng tài nguyên giữa các cấp, các ngành, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhiều bên và đặc biệt quan tâm đến sinh kế của người dân, yêu cầu bảo vệ môi trường, các hệ sinh thái biển".

Chiến lược phát triển kinh tế biển: Động lực cho tăng trưởng của đất nước
Cần sớm hoành thành Quy hoạch không gian biển

Bên cạnh đó, để bảo vệ môi trường biển và hải đảo, Chiến lược cũng đặt ra công tác điều tra, thống kê, phân loại, quan trắc, đánh giá các loại hình, tình trạng, nguồn gây ô nhiễm môi trường biển theo định kỳ…Ngoài ra, xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát tổng hợp và kết nối, tích hợp dữ liệu với cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quốc gia. Trong đó, ưu tiên nguồn lực để thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019.

Đồng thời, thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn lợi biển, hải đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; thực hiện các chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên cũng như đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên; các công nghệ phục vụ phát triển các ngành kinh tế biển mới…

Để phát triển kinh tế biển một cách bền vững, ông Đào Xuân Lai cho rằng, Việt Nam cần phải quy hoạch không gian biển một cách bài bản. Ở đó, Việt Nam phải phân vùng được rõ ràng vùng nào thì ưu tiên, cái gì có liên quan đến hàng hải quốc tế, liên quan đến an ninh quốc phòng của Việt Nam, liên quan đến quan hệ quốc tế giữa các nước…. Đồng thời, Việt Nam cũng cần xác định ngành nào là ngành ưu tiên đầu tiên nhằm tập trung nguồn lực, kiến thức để khai thác.

Chiến lược phát triển kinh tế biển: Động lực cho tăng trưởng của đất nước
Một góc Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa

Ngoài ra cần sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương. Bởi vì quy hoạch gần bờ vẫn theo các chính sách và quy hoạch, luật pháp của Việt Nam, như quy hoạch đất, quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch thủy sản, hay tất cả những cái hoạt động về phát triển công nghiệp, phát triển nông nghiệp đều là ở ven bờ và ở trên bờ. Tuy nhiên là phần xa hơn thì Việt Nam chưa có các chính sách liên quan. Do đó, ngành nào phát triển tốt hơn nên được ưu tiên và cũng cần phân định rõ trách nhiệm quản lý của địa phương và trung ương.

Cuối cùng, kinh nghiệm là điều mà Việt Nam đang thiếu, kể cả nguồn lực điều này không thể thiếu trong việc thực hiện phát triển kinh tế biển bền vững của Việt Nam”- ông Đào Xuân Lai nhấn mạnh.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thời tiết hôm nay ngày 1/10/2023: Mưa dông Nam Trung Bộ, Tây Nguyên

Thời tiết hôm nay ngày 1/10/2023: Mưa dông Nam Trung Bộ, Tây Nguyên

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 1/10/2023: Mưa dông diện rộng và mưa lớn cục bộ lốc sét gió giật mạnh ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.
Thời tiết hôm nay ngày 30/9/2023: Mưa lớn ba miền, Bắc, Trung, Nam

Thời tiết hôm nay ngày 30/9/2023: Mưa lớn ba miền, Bắc, Trung, Nam

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 30/9/2023: Mưa lớn cục bộ, lốc sét, gió giật mạnh khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.
Thời tiết hôm nay ngày 29/9/2023: Mưa lớn Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Thời tiết hôm nay ngày 29/9/2023: Mưa lớn Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 29/9/2023: Mưa lớn khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đề phòng lũ quét sạt lở đất. Thời tiết chi tiết các vùng miền trên cả nước.
TP. Hồ Chí Minh đứng đầu cả nước về số công trình xanh

TP. Hồ Chí Minh đứng đầu cả nước về số công trình xanh

Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh đứng đầu cả nước về số công trình xanh với 67 công trình và đứng thứ 2 về diện tích sàn xây dựng được chứng nhận công trình xanh.
Cơ chế CBAM: Cơ hội hay thách thức?

Cơ chế CBAM: Cơ hội hay thách thức?

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon CBAM của EU là một chính sách thương mại về môi trường gồm các khoản thuế được áp đối với hàng nhập khẩu từ các nhà sản xuất.

Tin cùng chuyên mục

Thời tiết hôm nay ngày 28/9/2023: Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An mưa to

Thời tiết hôm nay ngày 28/9/2023: Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An mưa to

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 28/9/2023: Mưa lớn khu vực Bắc Bộ, khu vực các tỉnh Thanh Hóa đến Nghệ An. Thời tiết chi tiết các vùng miền trên cả nước.
Tái chế chất thải thành bao bì thân thiện môi trường

Tái chế chất thải thành bao bì thân thiện môi trường

Các nhà khoa học Viện Hóa học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã sản xuất thành công sản phẩm bao bì từ nhựa phế thải thân thiện với môi trường.
Thời tiết hôm nay ngày 27/9/2023: Mưa lớn khắp ba miền Bắc, Trung, Nam

Thời tiết hôm nay ngày 27/9/2023: Mưa lớn khắp ba miền Bắc, Trung, Nam

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 27/9/2023: Mưa lớn đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh Thanh Hóa đến Quảng Bình và Nam Bộ. Thời tiết chi tiết các vùng miền trên cả nước.
Tình nguyện viên C.P. Việt Nam tham gia chiến dịch làm sạch bãi biển 2023

Tình nguyện viên C.P. Việt Nam tham gia chiến dịch làm sạch bãi biển 2023

Làm sạch bãi biển là một trong những hoạt động góp phần bảo vệ môi trường sống, hướng đến việc hiện thực hóa các cam kết bền vững của C.P. Việt Nam.
Thời tiết hôm nay ngày 26/9/2023: Mưa lớn Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay ngày 26/9/2023: Mưa lớn Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 26/9/2023: Mưa lớn đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Thời tiết chi tiết các vùng miền trên cả nước.
Kiểm soát phát thải thủy ngân ngành nhiệt điện than và kinh nghiệm từ Nhật Bản

Kiểm soát phát thải thủy ngân ngành nhiệt điện than và kinh nghiệm từ Nhật Bản

Chiều 25/9 tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Chính sách và công nghệ kiểm soát phát thải thủy ngân ngành nhiệt điện than Việt Nam”.
Tín chỉ carbon: Công cụ kinh tế hiệu quả trong bảo vệ môi trường

Tín chỉ carbon: Công cụ kinh tế hiệu quả trong bảo vệ môi trường

Tín chỉ carbon là một trong số rất nhiều công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường được Việt Nam tính đến và đang từng bước hình thành về nhận thức, pháp lý,...
Nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

Nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

Phát triển xanh là nền tảng để Việt Nam thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP 26.
Bộ Công Thương ra Công điện hỏa tốc về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Bộ Công Thương ra Công điện hỏa tốc về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Ngày 25/9/2023, Bộ Công Thương ban hành Công điện hỏa tốc số 6575/CĐ-PCTT về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên biển Đông.
Thời tiết hôm nay ngày 25/9/2023: Khu vực Bắc Bộ chuyển mưa dông

Thời tiết hôm nay ngày 25/9/2023: Khu vực Bắc Bộ chuyển mưa dông

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 25/9/2023: Khu vực Bắc Bộ chuyển mưa dông, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa lớn. Thời tiết chi tiết các vùng miền trên cả nước.
Thời tiết hôm nay ngày 24/9/2023: Bắc Bộ, Trung Bộ ngày nắng nóng

Thời tiết hôm nay ngày 24/9/2023: Bắc Bộ, Trung Bộ ngày nắng nóng

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 24/9/2023: Bắc Bộ, Trung Bộ ngày tiếp tục nắng nóng, Tây Nguyên, Nam Bộ mưa giông. Thời tiết chi tiết các vùng miền trên cả nước.
Biển Đông xuất hiện vùng áp thấp gây thời tiết nguy hiểm, đề phòng dông lốc

Biển Đông xuất hiện vùng áp thấp gây thời tiết nguy hiểm, đề phòng dông lốc

Cơ quan khí tượng cảnh báo dải hội tụ nhiệt đới nối vùng áp thấp đang gây mưa dông, gió giật mạnh ở nhiều vùng biển thuộc Biển Đông.
Thời tiết hôm nay ngày 23/9/2023: Bắc Bộ ngày nắng nóng, đêm giảm mưa

Thời tiết hôm nay ngày 23/9/2023: Bắc Bộ ngày nắng nóng, đêm giảm mưa

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 23/9/2023: Khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ ngày nắng nóng, Tây Nguyên, Nam Bộ chiều tối mưa dông.
Thời tiết hôm nay ngày 22/9/2023: Bắc Bộ nắng nóng, Nam Bộ mưa dông

Thời tiết hôm nay ngày 22/9/2023: Bắc Bộ nắng nóng, Nam Bộ mưa dông

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 22/9/2023: Khu vực Bắc Bộ nắng nóng, Tây Nguyên Nam Bộ mưa dông. Thời tiết chi tiết các vùng miền trên cả nước.
Thời tiết hôm nay ngày 21/9/2023: Miền Bắc nắng nóng, miền Nam mưa dông

Thời tiết hôm nay ngày 21/9/2023: Miền Bắc nắng nóng, miền Nam mưa dông

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 21/9/2023: Miền Bắc nắng nóng, có nơi trên 35 độ; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ liên tục có mưa dông về chiều tối.
Hoàn thiện chính sách tài chính, thúc đẩy đầu tư xanh

Hoàn thiện chính sách tài chính, thúc đẩy đầu tư xanh

Nhằm thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, Việt Nam hiện đang dần hoàn thiện các chính sách tài chính, thúc đẩy đầu tư xanh.
Ngành thép chủ động giảm phát thải khí nhà kính

Ngành thép chủ động giảm phát thải khí nhà kính

Ứng phó với biến đổi khí hậu đang trở thành trọng tâm hàng đầu hiện nay, đặc biệt với ngành thép-phân khúc quan trọng trong sx, có phát thải khí nhà kính lớn.
Thời tiết hôm nay ngày 20/9/2023: Bắc Bộ nắng nóng trở lại

Thời tiết hôm nay ngày 20/9/2023: Bắc Bộ nắng nóng trở lại

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 20/9/2023: Bắc Bộ nắng nóng trở lại; cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ tại tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông.
Công an Đồng Nai: Bàn giao cá thể rùa biển quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

Công an Đồng Nai: Bàn giao cá thể rùa biển quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

Công an thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai vừa thông tin về việc bàn giao cho Chi cục Thủy sản Đồng Nai một rùa biển quý hiếm.
Những vấn đề trọng tâm của đàm phán tài chính khí hậu tại COP28

Những vấn đề trọng tâm của đàm phán tài chính khí hậu tại COP28

Theo tuyên bố ngày 18/9 của Bộ Môi trường Ai Cập, các cuộc đàm phán về tài chính khí hậu sẽ diễn ra vào giữa 9/2023 và kéo dài đến khi COP28 kết thúc giữa tháng 12/2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động