Thứ bảy 19/04/2025 11:32

Chiếc thẻ ATM qua lời kể của Thượng tọa Thích Chân Quang: Chuyện hoang đường, nhảm nhí

Câu chuyện về chiếc thẻ ATM được Thượng toạ Thích Chân Quang hư cấu quá đà tới huyễn hoặc, hoang đường, có dấu hiệu mê tín dị đoan.

Gần đây, cộng đồng mạng xã hội “đào lại” đoạn video Thượng tọa Thích Chân Quang kể câu chuyện khó tin tìm lại thẻ ATM một cách thần kỳ.

Lời kể của Thượng tọa Thích Chân Quang cho biết, có 1 người làm cán bộ rất “mộ đạo”, thường hay rút tiền bằng thẻ ATM. Một hôm thấy trong chùa cần một số việc nên đã dùng thẻ ATM để rút tiền, nhưng rút được 6 triệu thì bị máy nuốt thẻ ATM. Do rút tiền để cúng chùa nên người này đã bỏ luôn thẻ ATM. Một thời gian sau tự nhiên thấy thẻ ATM đó nằm trong ví của mình?

Thượng tọa Thích Chân Quang giải thích, đấy là do vị Hộ pháp thấy người cán bộ này có lòng thành tâm với chùa nên đã lấy lại thẻ ATM và bỏ lại ví cho người này.

Đây có thể nói là câu chuyện hoang đường, nhảm nhí không thể có thật. Tuy nhiên, qua lời kể từ Thượng tọa Thích Chân Quang - một vị tu sỹ thường xuyên giảng giải phật pháp cho hàng nghìn phật tử đã khiến nhiều người “vỗ tay” hoan hỷ tán dương và tin tưởng vào câu chuyện này.

Câu chuyện về chiếc thẻ ATM được Thượng toạ Thích Chân Quang hư cấu quá đà tới hoang đường, nhảm nhí, có dấu hiệu mê tín dị đoan. (Ảnh: chụp màn hình).

Ngoài câu chuyện "thần kỳ thẻ ATM", thời gian gần đây, dư luận xôn xao về nhiều phát ngôn của Thượng tọa Thích Chân Quang. Đa số các tranh luận hướng tới những lý giải về nhân quả mà Thượng tọa Thích Chân Quang đã giảng trong nhiều chủ đề, ở nhiều đạo tràng thính pháp khác nhau. Đó có thể là tuyên bố về "quả" xấu của hát karaoke, tuổi trẻ đi du lịch, cúng dường...

Chính điều này, mới đây, ngày 7/6 thông tin từ Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) cho biết, cơ quan này đã có văn bản đề nghị Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm việc với Ban Trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh, nhằm thẩm tra, rà soát, xác minh những phát ngôn, thuyết giảng của Thượng tọa Thích Chân Quang đang bị dư luận phản ánh.

Ban Tôn giáo Chính phủđề nghị rà soát, thẩm tra và xác minh, trong trường hợp nếu có vi phạm thì xử lý nghiêm minh.

Thượng tọa Thích Chân Quang tên thật là Vương Tấn Việt, sinh năm 1959, là một nhà sư Phật giáo người Việt Nam. Ông hiện là trụ trì tại chùa Phật Quang ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trước đây Thượng tọa Thích Chân Quang còn đảm nhiệm chức vụ Phó trưởng ban Kinh tế Tài chính trung ương thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay ông không còn tham gia các ban ngành của Trung ương giáo hội cũng như Ban Trị sự địa phương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thượng tọa Thích Chân Quang được biết đến là người yêu âm nhác và đã sáng tác nhiều ca khúc. Năm 2022, ông còn được Trường Đại học Luật Hà Nội trao bằng Tiến sĩ ngành Luật.

Vũ Hạ
Bài viết cùng chủ đề: Thích Chân Quang

Tin cùng chuyên mục

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và 'bùa hộ mệnh' của gian thương

Đạo đức giá bao nhiêu?

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Vụ việc MC Quyền Linh và 'khoảng trống' trong văn hóa ứng xử

Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

Hãy để mỗi món quà là một dấu ấn Hà Nội

Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng

Sốt đất Hà Nội quay lại: Hồi chuông cảnh báo từ ‘bóng ma’ 2008

Cậu bé cứu bạn: Lan tỏa cảm xúc đẹp trong cộng đồng

Đi bộ sang đường sai luật: Thói quen nhỏ, hiểm họa lớn

Đề thi Văn từ sách giáo khoa: Thay đổi chóng mặt, học sinh hoang mang

AI trong xuất khẩu: Lời giải cho bài toán hội nhập số

Nghệ sĩ với quảng cáo: Sức hút và rủi ro pháp lý

Bảo tàng đông kín dịp lễ: Lịch sử vẫn luôn có sức hút

Chuyện huyện Tương Dương bị đòi nợ: Cần minh bạch, trách nhiệm và giám sát

Cần lên án hành động cợt nhả, xem thường Quốc tang