Chia sẻ trách nhiệm cung ứng điện cao điểm mùa khô 2024

Năm 2024, vấn đề điện cơ bản được đảm bảo, tuy nhiên dự báo vẫn còn những khó khăn thách thức, cần sự chung tay của khách hàng sử dụng điện.
Bộ Công Thương: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, cung ứng điện Bộ Công Thương rà soát công tác chuẩn bị đảm bảo cung ứng điện cao điểm mùa khô 2024 Mục tiêu cao nhất là đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Nhu cầu điện tăng, hiệu quả sử dụng chưa cao

Chia sẻ tại Toạ đàm Chia sẻ trách nhiệm cung ứng điện cao điểm mùa khô 2024 do báo Vietnamnet tổ chức ngày 8/4, ông Nguyễn Quốc Trung – Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) cho biết, năm 2024 là năm tương đối phát triển mạnh mẽ nhu cầu sử dụng điện của toàn quốc gia, cũng như miền Bắc.

Đứng trước nguy cơ nắng nóng, đã nhìn thấy từ năm 2023, cùng nhận định kinh tế phát triển phục hồi sau đại dịch Covid, Bộ Công Thương cũng đã nhìn nhận những khó khăn này và ban hành Quyết định 3110 về kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó nhận định tốc độ tăng trưởng nhu cầu sử dụng nguồn điện toàn nền kinh tế trong năm 2024 lên đến 9,6%/năm.

Trong các tháng đầu năm, nhu cầu sử dụng điện của hệ thống điện quốc gia và miền Bắc tăng trưởng khoảng 11%. Dự báo đối với tháng 5,6,7 nắng nóng hơn, tốc độ tăng trưởng có thể lên tới 13%.

Theo tính toán, nhu cầu sử dụng điện khu vực miền Bắc kể cả sinh hoạt lẫn công nghiệp khoảng 25 nghìn MW, nếu tăng trưởng 10%/năm nghĩa là phải cần 2.500 MW tương đương một Nhà máy thuỷ điện Sơn La nữa đi vào vận hành để đáp ứng nhu cầu phụ tải khu vực. Đây cũng là thách thức đối với ngành điện.

Chia sẻ trách nhiệm cung ứng điện cao điểm mùa khô 2024
Toạ đàm chia sẻ trách nhiệm cung ứng điện cao điểm mùa khô năm 2024

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Thế Hữu – Phó Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực cho biết, qua báo cáo của A0, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), tình hình cung cấp điện trong năm 2024, nhất là mùa khô ở miền Bắc được dự báo gặp rất nhiều khó khăn do không có nhiều nguồn điện bổ sung, diễn biến thời tiết khắc nghiệt, trong khi đó phụ tải tăng trưởng khá cao.

Ở góc độ vĩ mô, ông Võ Quang Lâm – Phó Tổng giám đốc EVN cho rằng, việc sử dụng năng lượng nói chung và điện ở Việt Nam chưa thực sự hiệu quả. Qua đánh giá cả giai đoạn từ năm 2019-2021, mức độ chúng ta sử dụng điện để làm ra đơn vị sản phẩm GDP cao hơn các nước xung quanh rất nhiều. Đơn cử năm 2020, để sản xuất ra 1.000 USD GDP, phải sử dụng đến 376kg dầu quy đổi; trong khi các nước trung bình vào khoảng 176 kg dầu quy đổi. Các nước đang phát triển như Nhật Bản chỉ dùng 90kg dầu và Singapore dùng 99kg dầu. Như vậy, so với các nước sử dụng năng lượng để làm ra đơn vị sản phẩm GDP thì Việt Nam đang cao hơn từ 2-3 lần.

Để đảm bảo cấp điện, EVN tập trung vào 3 lĩnh vực chính: Nâng cao chất lượng công tác quản lý kỹ thuật và vận hành hệ thống điện, bao gồm cả nhà máy điện, đường dây truyền tải phân phối điện. Tập trung đảm bảo tiến độ các công trình đầu tư xây dựng, đặc biệt các hệ thống lưới điện để giải tỏa công suất. Tăng cường khả năng đấu nối các khu vực, các trung tâm năng lượng, cũng như tăng cường nhập khẩu các nước xung quanh. Đặc biệt, triển khai mạnh các chương trình quản lý phía nhu cầu điện hay còn gọi là chương trình quản lý phụ tải.

Tăng cường các giải pháp cấp điện mùa khô

Chia sẻ trách nhiệm cung ứng điện cao điểm mùa khô 2024
Phó Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực Bộ Công Thương - Nguyễn Thế Hữu

Theo ông Nguyễn Thế Hữu, để đáp ứng nhu cầu điện năng trong năm 2024, ngay từ cuối năm 2023, Thủ tướng Chính phủ cũng như lãnh đạo Bộ Công Thương đã chỉ đạo các cơ quan triển khai rất nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện. Trong đó, căn cứ đề xuất của EVN, Bộ Công Thương cũng đã phê duyệt kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2024, kế hoạch cung cấp than, khí cho sản xuất.

Riêng với mùa khô năm 2024, các năm trước không có nhưng năm nay Bộ đã phê duyệt kế hoạch cung ứng điện riêng cho các tháng cao điểm mùa khô. Tại các kế hoạch nêu trên, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị cơ quan liên quan triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện.

Thời gian qua, không chỉ Cục Điều tiết điện lực, lãnh đạo của các cục vụ liên quan cũng trực tiếp làm trưởng đoàn đi kiểm tra tình hình cung ứng điện mùa khô ở các đơn vị phát điện, truyền tải phân phối điện kể cả trong và ngoài Tập đoàn EVN. Bên cạnh đó, cũng ghi nhận bản thân EVN cũng tự tổ chức các đoàn đi làm việc với các đơn vị trực thuộc.

Qua làm việc với các đơn vị điện lực, có thể thấy rằng, các đơn vị đã tích cực triển khai các giải pháp theo chỉ đạo của Bộ Công Thương. Việc đảm bảo than cho các nhà máy điện trong và ngoài EVN đã được thực hiện tốt. Các đơn vị phát điện truyền tải, phân phối điện cũng đã tích cực rà soát các thiết bị máy móc, chủ động khắc phục các khiếm khuyết khi phát ra, tăng cường kiểm tra hành lang tuyến đường dây để hạn chế thấp nhất các sự cố. Các đơn vị điện lực có nhiều nỗ lực đưa các công trình lưới điện vào vận hành theo đúng tiến độ đề ra. Điều quan trọng, các công ty, tổng công ty đều đã chủ động báo cáo với UBND tỉnh, thành phố Trung ương, các Sở Công Thương có tiếp xúc với khách hàng để triển khai các chương trình tiết kiệm điện theo Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ về công tác tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025.

Chia sẻ trách nhiệm cung ứng điện cao điểm mùa khô 2024
Ông Nguyễn Quốc Trung - Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia

Chia sẻ kỹ hơn về các giải pháp đảm bảo cấp điện năm 2024, nhất là trong mùa khô, ông Nguyễn Quốc Trung cho biết, đối với thuỷ điện, A0 đã có chiến lược tích nước trong các hồ, để dành nước trong các hồ thuỷ điện để sử dụng vào những lúc cần thiết. Tính đến nay, đã trữ nước trong các hồ thuỷ điện cỡ 11 tỷ kWh điện. Hiện công tác đảm bảo điện được đảm bảo nhưng dự báo đến tháng 5, 6, 7 nhu cầu sử dụng điện tăng khách quan, nên phải có đáp ứng cho phù hợp. Bên cạnh giữ nước hồ thuỷ điện, dưới sự chỉ đạo hỗ trợ của Bộ Công Thương, EVN, A0 làm việc với các địa phương tăng cường các biện pháp tiết kiệm nước, vừa cung cấp nước tối đa cho hạ du nhưng đảm bảo nước cho phát điện.

Đối với các nhiên liệu khác, A0 đã lên kịch bản phát nguồn điện đắt tiền nhất là nhà máy chạy dầu FO, DO. Năm nay, EVN chỉ đưa nguồn năng lượng mới vào vận hành đó là nguồn khí hoá lỏng LNG. Hiện EVN đang thương thảo và ký hợp đồng với bên cung cấp khí, để có khả năng chạy nguồn khí LNG ở nhà máy Đông Nam bộ vào ngày 15/4.

Đối với nguồn nhiệt điện than, tua bin khí, bản thân EVN cũng như các đơn vị ngoài ngành với sự chỉ đạo sát sao của Bộ Công Thương và Cục Điều tiết điện lực đã rà soát, chuẩn bị vật tư dự phòng làm sao tận dụng tối đa cả về nhiên liệu than lẫn nhiệm vụ khả dụng của các tổ máy. Hiện nguồn than chiếm 50% sản lượng, nếu có vấn đề gì cũng rất ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, A0 cũng phối hợp tới EVNNPC để rà soát các thuỷ điện nhỏ để dịch chuyển giờ cao điểm làm sao phát đúng giờ khách hàng sử dụng điện nhiều nhất (từ 21h-23h). Mặc dù công suất nhỏ nhưng tổng công suất của khoảng 300 nhà máy thuỷ điện nhỏ khu vực miền Bắc cũng lên tới 5.000 MWh. Đồng thời phối hợp, tính toán nhu cầu phụ tải để EVNNPC làm việc với các khách hàng về chương trình điều chỉnh phụ tải, vận động sử dụng điện đúng lúc, đúng chỗ, tiết kiệm điện.

Đồng thời phối hợp với Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia chuyển tải tối đa lượng điện từ miền Trung ra miền Bắc, trong bối cảnh có 2 đường dây 500 KV; tư vấn các nhà máy điện không sửa chữa tổ máy trong tháng 5, 6, 7 này, kể cả ở miền Trung, miền Nam.

Chia sẻ trách nhiệm cung ứng điện cao điểm mùa khô 2024
Cần sự chung tay tiết kiệm điện của doanh nghiệp, khách hàng sử dụng điện

Cần nâng cao trách nhiệm, chung tay tiết kiệm điện

Theo ông Nguyễn Thế Hữu, qua các đợt kiểm tra vừa qua, các đơn vị điện lực đã chủ động trong việc triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo cung ứng điện cho mùa khô và cho cả năm 2024. Việc cung cấp điện cho khách hàng trong mùa khô năm 2024 cơ bản được đảm bảo. Tuy nhiên, đảm bảo này dựa trên kịch bản mọi thứ đều diễn ra bình thường, không có gì đột biến. Nhưng do phụ tải tăng cao, lưu lượng nước về các tháng cao điểm mùa khô có dấu hiệu thấp hơn trung bình nhiều năm. Thế nên, việc cân đối cung ứng điện ở các tháng cao điểm mùa khô năm nay dự báo sẽ gặp nhiều thách thức, đặc biệt là khi xảy ra tình trạng nắng nóng kéo dài liên tục và sự cố nhiều nhà máy nhiệt điện cùng một lúc.

Trong những điều kiện như vậy, để chủ động đối phó với những nguy đó thì ngoài nỗ lực của ngành điện, chúng tôi rất mong sự chung tay của quý khách hàng sử dụng điện trong việc tham gia các chương trình tiết kiệm điện, tham gia các chương trình điều chỉnh phụ tải điện, chủ động chuyển nhu cầu sử dụng điện chưa cấp thiết ra khỏi khung giờ cao điểm để giảm áp lực cung ứng điện trong giờ cao điểm đó” – ông Nguyễn Thế Hữu bày tỏ.

Ông Nguyễn Thế Hữu cũng cho rằng, việc thực hiện sử dụng tiết kiệm điện và hiệu quả nhằm giảm bớt chi phí cho xã hội, cho khách hàng sử dụng điện, đồng thời nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng, từ đó nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nói chung. Về lâu dài, việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả còn là giải pháp giảm sử dụng các nguồn năng lượng hoá thạch, góp phần bảo vệ môi trường. Trong điều kiện hiện nay, việc thực hiện tiết kiệm điện và sử dụng điện hiệu quả hợp lý còn đóng góp tích cực cho việc giảm bớt áp lực cung cấp điện trong điều kiện hạn chế nguồn điện. Để thực hiện nhiệm vụ này, các Sở Công Thương có vai trò hết sức quan trọng không chỉ trong việc tham mưu cho lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo công tác tiết kiệm điện mà còn thực hiện công tác giám sát việc đảm bảo công tác thực thi tại địa phương được thực hiện đúng pháp luật, bởi các Sở Công Thương nắm sát nhất tình hình cung ứng và sử dụng điện tại địa phương.

Chia sẻ trách nhiệm cung ứng điện cao điểm mùa khô 2024

Ông Võ Quang Lâm - Phó Tổng giám đốc EVN

Ảnh: Vietnamnet

Ông Võ Quang Lâm cho biết, công tác sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả là cần thiết và quan trọng. Đây cũng là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước trong rất nhiều năm qua.

Thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, EVN đang phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố để lập kế hoạch thực hiện tốt nhóm khách hàng phải thực hiện trong Chỉ thị 20 của Thủ tướng về tiết kiệm điện. Để đảm bảo tốt hơn việc cung ứng điện, Tập đoàn đang chỉ đạo các công ty điện lực thành viên trong toàn Tập đoàn trao đổi với khách hàng, đặc biệt các khách hàng sử dụng năng lượng trọng điểm để có thể xem xét dịch chuyển giờ cao điểm ra khỏi các giờ cao điểm của hệ thống điện hiện nay.

Trao đổi, vận động khách hàng sử dụng điện thực hiện các chương trình dịch chuyển phụ tải phi thương mại, trong trường hợp hệ thống điện có khó khăn về công suất cực đại chúng ta có thể giảm bớt công suất vào giờ hệ thống điện yêu cầu để đảm bảo hệ thống điện được vận hành một cách liên tục, an toàn và ổn định.

EVN cũng đang tích cực với các khách hàng để làm sao sử dụng tốt hơn hệ thống lưới điện phân tán hiện đang có như: hệ thống điện mặt trời mái nhà, hệ thống máy phát điện nguồn diesel tại chỗ, trong trường hợp các nhu cầu có thể thực hiện được có thể tham gia vào chung tay, chung sức để đảm bảo lưới điện của chúng ta hoạt động tin cậy và ổn định hơn.

Liên quan đến giải pháp sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, ông Nguyễn Tiến Thỏa – Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá Việt Nam đề xuất sớm triển khai cơ chế giá điện 2 thành phần vì có 3 tác dụng: Thứ nhất, giá điện 2 thành phần sẽ phát ra những tín hiệu cho nhà sản xuất đảm bảo bù đắp chi phí vật tư và chi phí vận hành. Bên cạnh đó, người sử dụng điện biết được chi phí sử dụng điện để điều chỉnh hành vi sử dụng điện sao cho hiệu quả, tiết kiệm nhất. Thứ hai, góp phần khuyến khích khách hàng sử dụng điện thực hiện có hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu số phụ tải, tiết kiệm lượng điện tiêu thụ. Thứ ba, như biểu giá điện một thành phần hiện nay, công suất đăng ký cao nhưng sử dụng thấp thì cũng không ổn. Biểu giá điện 2 thành phần giúp cân bằng phụ tải cho hệ thống. Cơ chế này giúp các hộ sử dụng điện sử dụng ổn định hơn, các phụ tải cũng ổn định hơn mọi thời điểm.

Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tiết kiệm điện

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật điện lực sửa đổi sẽ diễn ra vào ngày 3 - 4/5/2024

Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật điện lực sửa đổi sẽ diễn ra vào ngày 3 - 4/5/2024

Nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ Công Thương sẽ tổ chức hội nghị lấy ý kiến rộng rãi vào ngày 3-4/5/2024
Tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm

Tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm

Ông Phạm Hồng Phương – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có chia sẻ về những vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án trọng điểm.
Các dự án trọng điểm ngành điện đang được triển khai khẩn trương, quyết tâm đảm bảo tiến độ

Các dự án trọng điểm ngành điện đang được triển khai khẩn trương, quyết tâm đảm bảo tiến độ

Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, việc triển khai các dự án trọng điểm ngành điện đang được diễn ra hết sức khẩn trương.
Đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng: Thách thức về thời gian

Đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng: Thách thức về thời gian

Theo TS. Võ Trí Thành, việc đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng của Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức. Áp lực lớn nhất là thời gian.
Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện

Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện

Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện.

Tin cùng chuyên mục

EVN kiến nghị gì để phát triển điện khí?

EVN kiến nghị gì để phát triển điện khí?

Nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí cũng như quá trình thương thảo hợp đồng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam mới đây đã gửi một số kiến nghị tới Thủ tướng.
Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định về DPPA

Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định về DPPA

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo xây dựng Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Bộ Công Thương tổ chức họp Tổ Biên tập Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương tổ chức họp Tổ Biên tập Luật Điện lực (sửa đổi)

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Tổ Biên tập Luật Điện lực (sửa đổi) nhóm 1 đã tổ chức họp nhằm rà soát, đánh giá, thảo luận các ý kiến về dự thảo Luật đang lấy ý kiến.
Những lý do cần sửa đổi Luật điện lực: Kỳ 2 - Hoàn thiện khung khổ pháp lý đồng bộ

Những lý do cần sửa đổi Luật điện lực: Kỳ 2 - Hoàn thiện khung khổ pháp lý đồng bộ

Việc sửa đổi Luật điện lực nhằm thể chế hoá chủ trương, chiến lược của Đảng về năng lượng điện, góp phần hoàn thiện khung khổ pháp lý để ngành điện phát triển.
Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công Thương về đảm bảo cung cấp điện các tháng cao điểm mùa khô năm 2024

Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công Thương về đảm bảo cung cấp điện các tháng cao điểm mùa khô năm 2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-BCT về việc đảm bảo cung cấp điện các tháng cao điểm mùa khô năm 2024.
Phát triển hệ thống Pin lưu trữ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng bền vững

Phát triển hệ thống Pin lưu trữ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng bền vững

Hệ thống lưu trữ năng lượng bằng pin sẽ mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho năng lượng tái tạo, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Thường trực Chính phủ họp về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Thường trực Chính phủ họp về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nhằm sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách về điện lực, ngày 15/3, tại Hà Nội, Thường trực Chính phủ sẽ tổ chức cuộc họp về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Bộ Công Thương: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, cung ứng điện

Bộ Công Thương: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, cung ứng điện

Để đảm bảo cung ứng điện năm 2024, nhất là các tháng cao điểm mùa khô, Bộ Công Thương sẽ tăng cường kiểm tra các đơn vị phát điện.
Quy định mới "gỡ vướng" thi công các dự án lưới điện

Quy định mới "gỡ vướng" thi công các dự án lưới điện

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 27/2024/NĐ-CP tháo gỡ khó khăn về tạm sử dụng rừng phục vụ thi công dự án lưới điện vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia: Gắn với trách nhiệm của từng Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia: Gắn với trách nhiệm của từng Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp

Để thực hiện thành công mục tiêu Chiến lược phát triển năng lượng Việt Nam đến 2030, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho từng Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp.
Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030

Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định 215/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Nâng cao năng lực truyền tải điện, vận hành an toàn mạch 500kV mùa khô năm 2024

Nâng cao năng lực truyền tải điện, vận hành an toàn mạch 500kV mùa khô năm 2024

Đây là chỉ đạo của lãnh đạo EVN tại buổi làm việc với EVNNPT và Công ty Truyền tải điện 1 tại Truyền tải điện Ninh Bình và Thanh Hóa ngày 22/2 vừa qua.
Triển khai Chiến lược Hydrogen: Doanh nghiệp, địa phương đề xuất gì?

Triển khai Chiến lược Hydrogen: Doanh nghiệp, địa phương đề xuất gì?

Tại Hội nghị triển khai Chiến lược Hydrogen, nhiều doanh nghiệp, địa phương, chuyên gia đã đưa ra các đề xuất, khuyến nghị.
Chiến lược Hydrogen mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng Việt Nam

Chiến lược Hydrogen mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng Việt Nam

Sáng 22/2/2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai Chiến lược năng lượng Hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển năng lượng Hydrogen

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển năng lượng Hydrogen

Ngày 22/2/2024, tại Hà Nội, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai Chiến lược năng lượng Hydrogen.
Những nguyên tắc nào của JETP nhà đầu tư cần quan tâm?

Những nguyên tắc nào của JETP nhà đầu tư cần quan tâm?

Kế hoạch huy động nguồn lực đặt ra những nguyên tắc chung để lựa chọn các dự án tham gia JETP, nhà đầu tư cần nắm rõ để đáp ứng các tiêu chí khi tham gia dự án.
Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng hydrogen

Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng hydrogen

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Không để thiếu xăng dầu – điện trong mọi tình huống dịp Tết Nguyên đán 2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Không để thiếu xăng dầu – điện trong mọi tình huống dịp Tết Nguyên đán 2024

Phát biểu chỉ đạo tại các đơn vị xăng dầu - điện, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, không để thiếu điện - xăng dầu trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Bộ trưởng Bộ Công Thương kiểm tra công tác đảm bảo xăng dầu - điện Tết Nguyên đán 2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương kiểm tra công tác đảm bảo xăng dầu - điện Tết Nguyên đán 2024

Sáng 6/2/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã đi kiểm tra công tác đảm bảo xăng dầu - điện Tết Nguyên đán 2024 và chúc Tết một số doanh nghiệp ngành năng lượng.
Bàn giải pháp mở rộng ứng dụng nhiên liệu LNG

Bàn giải pháp mở rộng ứng dụng nhiên liệu LNG

Nhiên liệu LNG có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt với lĩnh vực năng lượng, do vậy nhanh chóng mở rộng ứng dụng loại khí này là cần thiết.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động