Ông Kazuo Inamori, Chủ tịch Kyocera và DDI, Nhật |
Phải làm gì để phá vỡ quy luật đó? Trả lời cho câu hỏi đó đã có rất nhiều mô hình quản trị doanh nghiệp ra đời.
Cách đây ít năm, giới doanh nhân phải "ngả mũ" trước mô hình quản trị mang cái tên Nhật Bản: Amoeba- một hệ thống quản lý do doanh nhân huyền thoại Kazuo Inamori- Chủ tịch và là người sáng lập Kyocera, Chủ tịch hãng viễn thông KDDI - tạo ra.
Đặc trưng của mô hình quản trị Amoeba là chia công ty thành các nhóm nhỏ 10 - 20 người (tiếng Nhật gọi là Amoeba) nhằm tăng tính linh động tối đa, tạo ra lợi nhuận cao nhất bằng cách chủ động tăng doanh thu, cắt giảm chi phí, cảm nhận thị trường, thương lượng với đối tác… Nhân lực mọi cấp của doanh nghiệp đều có cơ hội thi triển kỹ năng chuyên môn thay vì kiến thức bị "cất kho"...
Chính nhờ mô hình quản trị Amoeba, Kazuo Inamori đã "kéo" Japan Airlines từ bờ vực phá sản lên đỉnh núi.
Năm 2010, Japan Airlines đệ đơn xin bảo hộ phá sản với khoản nợ 2.320 tỷ yên, tương đương 21 tỷ USD. Khi ấy, Kazuo Inamori đã gần 80 tuổi vẫn được giao chiếc ghế Chủ tịch Japan Airlines.
Khi tiếp quản Japan Airlines, Kazuo Inamori nhận thấy các báo cáo tài chính thiếu cập nhật, không chính xác. Và, mô hình quản trị Amoeba được thực thi quyết liệt. Từng bộ phận phải công bố chi tiết doanh thu, lợi nhuận, tăng tính minh bạch, mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm cao nhất cho công việc của chính mình…
Rất nhanh, ngay năm 2011, Japan Airlines đã có lãi 188,4 tỷ yên, năm 2012 lên sàn chứng khoán Tokyo, trở lại thời hoàng kim.
Chia nhỏ để "quản" và "trị" là một bí quyết mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.