Chỉ số nhà quản trị mua hàng của Việt Nam giảm xuống mức 46,4 điểm trong tháng 12
Doanh nghiệp - Doanh nhân 03/01/2023 11:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
PMI™ ngành sản xuất Việt Nam: Sản lượng tăng mạnh nhất trong 4 năm |
Báo cáo nêu rõ, trong tháng cuối của năm 2022, ngành sản xuất Việt Nam suy giảm mạnh hơn khi nhu cầu cả ở trong nước và nước ngoài đều giảm. Trước tình hình đó, các công ty đã giảm việc làm và hoạt động mua hàng, trong khi niềm tin kinh doanh vẫn ở mức thấp.
Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đã giảm xuống mức 46,4 điểm trong tháng 12 so với 47,4 của tháng 11. Đây là lần thứ hai liên tiếp PMI nằm dưới ngưỡng trung tính 50 điểm, phản ánh các điều kiện kinh doanh ngành sản xuất tiếp tục suy giảm…
![]() |
Chỉ số PMI của Việt Nam |
Trong đó có 3 điểm nhấn nổi bật: Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh hơn; Các công ty giảm việc làm và hoạt động mua hàng; Giá cả đầu ra giảm tháng thứ hai liên tiếp.
Có một số dấu hiệu cho thấy áp lực tăng chi phí đang quay trở lại, nhưng mức tăng giá đầu vào lần này vẫn nằm dưới những mức từng được ghi nhận trong năm, từ đó các công ty có thể giảm giá cho khách hành nhằm thu hút nhiều đơn đặt hàng mới hơn.
Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đã giảm xuống mức 46,4 điểm trong tháng 12 so với 47,4 của tháng 11, cho thấy chỉ số này lần thứ hai liên tiếp nằm dưới ngưỡng trung tính 50 điểm, phản ánh các điều kiện kinh doanh ngành sản xuất tiếp tục suy giảm. Mức giảm kỳ này là đáng kể nhất kể từ đợt suy thoái liên quan đến đại dịch được ghi nhận trong quý 3/2021.
Số lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh trong tháng 12 và đây là lần giảm thứ hai theo tháng và mức giảm là lớn hơn tháng 11. Nguyên nhân là do tình hình nhu cầu nói chung là yếu, và tình trạng yếu kém được nhắc đến ở một số thị trường xuất khẩu chủ chốt. Những thị trường này bao gồm Trung Quốc, EU và Mỹ. Tình trạng nhu cầu yếu kém đã khiến số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm tháng thứ hai liên tiếp.
Trước tình hình số lượng đơn đặt hàng mới giảm, các nhà sản xuất đã cắt giảm sản lượng tháng thứ hai liên tiếp. Hơn nữa, tốc độ giảm là mạnh và đáng kể nhất kể từ tháng 9/2021, và tốc độ giảm sản lượng là nhanh hơn so với số lượng đơn đặt hàng mới. Kết quả là, lượng công việc tồn đọng đã tăng, từ đó kết thúc thời kỳ giảm kéo dài bốn tháng.
Khi yêu cầu sản xuất giảm trong bối cảnh số lượng đơn đặt hàng mới giảm, các công ty đã giảm số lượng nhân viên tương ứng. Việc làm đã giảm với tốc độ đáng kể, và mức giảm là mạnh nhất trong thời kỳ 14 tháng.
Các nhà sản xuất cũng giảm mua hàng hóa đầu vào, nhưng tồn kho hàng mua đã tăng lần đầu trong ba tháng do sản lượng giảm đến mức mà hàng hóa đầu vào thường được lưu kho chứ không được đưa vào sản xuất. Trong khi đó, sản lượng giảm mạnh đã góp phần làm giảm hàng tồn kho thành phẩm.
Theo đánh giá của S&P Global, chi phí đầu vào đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong năm tháng, mặc dù mức tăng vẫn tương đối nhẹ và tốc độ tăng chậm hơn nhiều so với thời gian trước trong năm. Ở những nơi giá cả đầu vào tăng, các thành viên nhóm khảo sát nêu nguyên nhân là do chi phí nguyên vật liệu, khí đốt và vận chuyển tăng. Trong khi đó, thời gian giao hàng của nhà cung cấp bị kéo dài tháng thứ hai liên tiếp, nhưng mức độ kéo dài chỉ là nhẹ.
Với mức tăng chi phí tương đối nhẹ, các công ty đã có thể giảm giá bán hàng tháng thứ hai liên tiếp để kích thích nhu cầu khách hàng.
Sau khi đã giảm thành mức thấp của 14 tháng trong tháng 11/2022, niềm tin trong tháng 12/2022 về triển vọng sản lượng trong một năm tới vẫn thấp, mặc dù đã có cải thiện đôi chút. Một số thành viên nhóm khảo sát lo ngại rằng các điều kiện thị trường khó khăn sẽ vẫn tồn tại trong năm 2023.
Bình luận về kết quả khảo sát, ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, cho biết ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn trong tháng 12, một phần do nhu cầu khách hàng giảm ở các thị trường xuất khẩu chủ chốt như Trung Quốc, EU và Mỹ. Việc kiếm thêm các đơn đặt hàng mới sẽ vẫn khó khăn cho đến khi những thị trường này khởi sắc, và một số công ty cho biết họ dự đoán nhu cầu vẫn yếu ít nhất là trong tương lai gần.
“Các nhà sản xuất đã nhanh chóng đối phó với tình hình sụt giảm số lượng đơn đặt hàng mới khi dữ liệu chỉ số PMI mới nhất cho thấy sản lượng, việc làm và hoạt động mua hàng giảm mạnh hơn, và giá bán hàng cũng giảm để kích cầu. Dự báo sản lượng công nghiệp tăng 6,8% cho năm 2023, một tỷ lệ tăng thấp hơn so với năm 2022”, ông Andrew Harker nhấn mạnh.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2): Sôi nổi khí thế ngày làm việc đầu tiên năm 2023

Người dân ùn ùn đổ về các trung tâm thương mại khai xuân

Hóa chất Đức Giang lãi “khủng” 6.040 tỷ năm 2022, vượt 72% kế hoạch

Phát động thi đua đầu Xuân tại nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình

Tổng công ty May 10: Phát động sản xuất Xuân Quý Mão, hướng đến xuất khẩu cho sản phẩm thời trang Việt
Tin cùng chuyên mục

Công đoàn PC Hải Phòng đồng hành với đoàn viên, người lao động đón Xuân Quý Mão 2023

Supe Lâm Thao mở hàng xuất bán trên 2.000 tấn sản phẩm ngày đầu năm mới 2023

Biến mùn cưa, bẹ chuối, bã cà phê thành "vàng"

Việt Nam cần những doanh nghiệp giữ vai trò ‘sếu đầu đàn’ trong lĩnh vực sản xuất

Người kiến tạo diện mạo mới cho nhiều vùng đất

Nhà máy đèn Bờ Hồ: Vươn mình qua 3 thế kỷ

PV GAS tích cực, sáng tạo, đạt hiệu quả cùng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Vẹn tròn Tết toàn diện cùng Home Credit

Đoàn Thanh niên PV GAS với chương trình Xuân ấm áp 2023

Niềm vui, nụ cười của “Tết ấm no, mùa sung túc” tại 3 tỉnh phía Nam

Hệ thống Sun World triển khai dịch vụ vé ưu tiên đi nhanh kể từ Tết Quỹ Mão

Ông Lê Viết Hải tiếp tục làm chủ tịch hợp pháp của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình

Đất Xanh Miền Trung thưởng Tết lên đến 6 tháng lương

PC Thừa Thiên Huế: Hướng dẫn cách sử dụng điện an toàn trong dịp Tết

Bùng nổ cảm xúc đón Tết Nguyên đán tại Sun World 3 miền

Lợi nhuận Hòa Phát năm 2022: Đạt hơn 8.400 tỷ đồng, bằng 24% so với cùng kỳ

Thủy điện Sê San 3A chuyển đổi số để phát triển

SHB đồng hành cùng các dự án năng lượng tại Việt Nam

Công ty Vimedimex luôn tuân thủ các quy định của pháp luật
