Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2021: “Hiện tượng” Hải Phòng
Phát triển kinh tế 01/05/2022 18:48 Theo dõi Congthuong.vn trên
Chỉ số năng lực cạnh tranh của TP. Hải Phòng đã cải thiện được 5 bậc so với năm 2020 là nhờ vào những cố gắng trong thuận lợi hoá môi trường kinh doanh tại địa phương. Xét trong 4 năm trở lại đây, Hải Phòng liên tục cải thiện vị trí: năm 2018 xếp thứ 16/63, năm 2019 xếp thứ 10/63 và năm 2020 xếp thứ 7/63.
Kết quả Chỉ số PCI năm 2021 đã ghi nhận những nỗ lực của Thành phố trong việc tập trung tháo gỡ kịp thời những vướng mắc nảy sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua đối thoại trực tiếp hằng tháng giữa doanh nghiệp với lãnh đạo UBND thành phố và các sở, ngành chức năng.
Thành phố cũng đã thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch làm đầu mối theo mô hình “một cửa” cho các hoạt động đầu tư, góp phần thu hút các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Nhờ vậy, trong năm 2021, thành phố không chỉ thu hút được nhiều dự án đầu tư lớn trong nước mà còn vươn lên dẫn đầu trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Cũng trong năm 2021, Hải Phòng lần đầu tiên tiến hành đánh giá và công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở ngành và cấp huyện (DDCI). Việc đánh giá DDCI là một bước đi mạnh mẽ và nỗ lực cải cách tại một thành phố lớn, trực thuộc trung ương như Hải Phòng.
Đây là bước đi quan trọng của địa phương trong việc tăng cường các hình thức đối thoại, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, hướng tới cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh một cách toàn diện.
![]() |
Khu công nghiệp Đình Vũ- Cát Hải, TP. Hải Phòng |
Một số sở ngành của Hải Phòng như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế và Ban Quản lý Khu kinh tế đã ký cam kết công khai trước doanh nghiệp những nội dung hỗ trợ và cải cách rất cụ thể.
Chẳng hạn như cam kết chủ động liên lạc với doanh nghiệp để hướng dẫn chi tiết hồ sơ nếu chưa phù hợp, cam kết không để doanh nghiệp phải đi lại bổ sung hồ sơ quá 1 lần, cam kết giảm thời gian giải quyết nhiều thủ tục xuống còn một nửa so với quy định của Trung ương.
Việc ký cam kết công khai và sau đó đề nghị doanh nghiệp và báo chí theo dõi và giám sát việc thực hiện các cam kết là một bước đi thay đổi rất tích cực của thành phố quan trọng cửa ngõ Đông Bắc của cả nước.
Những nỗ lực của thành phố Hải Phòng trong năm qua đã giúp thành phố cải thiện 17 bậc về xếp hạng tính minh bạch, 10 bậc về tính năng động và tiên phong của chính quyền địa phương và 2 bậc trong xếp hạng về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
Được biết UBND thành phố Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch 95/KH-UBND về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2022 – 2025 nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thành trên địa bàn thành phố.
Tại Kế hoạch này UBND thành phố đề ra một số nội dung, giải pháp thực hiện hỗ trợ, gồm: hỗ trợ tiếp cận tín dụng; thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố; hỗ trợ thuế, kế toán; hỗ trợ công nghệ, cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật; mở rộng thị trường; hỗ trợ thông tin, tư vấn pháp lý; phát triển nguồn nhân lực; chuyển đổi từ hộ kinh doanh; khởi nghiệp sáng tạo; tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị…
Hải Phòng cũng yêu cầu các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố nêu cao tinh thần đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh; ý thức chấp hành quy định của pháp luật trong việc tiếp nhận, phối hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Quảng Ninh: Xây dựng mô hình cửa khẩu số, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng hiệu quả các FTA

Thanh Hoá: Sẽ xây dựng 13.787 căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp

Quảng Ninh lọt Top 3 trong bảng xếp hạng ICT Index 2022

Hà Giang: Tạo điều kiện tối đa cho xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu

Điều hoà linh hoạt nguồn vốn dành cho các dự án đầu tư công
Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2023 ước tăng 7,93% so với cùng kỳ

Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có những gì?

Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội – “gương sáng” trong quản lý trật tự xây dựng

Quận Thanh Xuân (Hà Nội): Phát hiện 1 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trong tháng 9/2023

Ngày hội “Ẩm thực thủy sản Cà Mau” 2023

Triển khai Dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến metro số 5

Quảng Ninh: 9 tháng, tăng trưởng kinh tế đạt gần 10%, xuất khẩu tăng 14,15% cùng kỳ

Kinh tế cửa khẩu: Trụ cột, động lực phát triển tỉnh Quảng Ninh

Kỳ họp thứ 11 của HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X thông qua nhiều nội dung quan trọng

Các tài sản công dôi dư sau sáp nhập được tỉnh Thanh Hóa xử lý thế nào?

Nhiều lần chậm tiến độ, đường ĐT601 và đường Vành đai phía Tây có "về đích" trong năm 2023?

Nghệ An: Triển khai, quán triệt Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển

Thanh Hóa: Sớm lựa chọn nhà đầu tư dự án nhà máy điện khí LNG công suất 1.500 MW

Thanh Hóa: Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu dân cư huyện Vĩnh Lộc 334 tỷ đồng

Thanh Hóa: Chỉ đạo quyết liệt việc di dời, giải quyết dứt điểm 3.120 cột điện dưới lòng đường

Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh gặp gỡ, kết nối 100 CEO tại Diễn đàn Kinh tế thành phố lần thứ 4

Đông Triều (Quảng Ninh): Bức tranh kinh tế, xã hội có nhiều điểm sáng

Hải Phòng: Vì sao cần thiết phải thành lập mới khu kinh tế ven biển phía Nam?

Quảng Ninh: Giải pháp thu hút khách du lịch Hồi giáo
