Thứ sáu 18/04/2025 22:28

Chi gần 48.000 tỷ đồng vốn ngân sách làm metro số 2

Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh vừa đồng ý chi gần 48.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách thay cho ODA để làm tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương).

Trước đó, Ban Cán sự đảng UBND TP. Hồ Chí Minh đã có báo cáo, đề xuất Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố về chuyển toàn bộ nguồn vốn thực hiện tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) từ vốn vay ODA sang sử dụng vốn ngân sách để tiếp tục triển khai thực hiện dự án.

Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố đã kết luận và thống nhất với chủ trương trên. Đồng thời, bổ sung quy mô dự án bao gồm công trình kết nối đồng bộ tuyến metro số 1, số 2 tại nhà ga trung tâm Bến Thành (quận 1) để triển khai các bước tiếp theo.

Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố giao Đảng ủy UBND Thành phố, lãnh đạo UBND Thành phố chỉ đạo Ban Quản lý đường sắt đô thị chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện phương án triển khai dự án metro 2 theo cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt theo Nghị quyết số 188 của Quốc hội và theo các luật, nghị quyết khác của Quốc hội có liên quan.

TP. Hồ Chí Minh đang gấp rút để khởi công tuyến metro số 2.

Theo đó, tuyến metro số 2 được phê duyệt từ năm 2010 với tổng mức đầu tư ban đầu 26.000 tỷ đồng. Đến năm 2019, vốn dự án điều chỉnh tăng lên gần 47.900 tỷ đồng.

Toàn tuyến dài hơn 11 km, trong đó có 9,2 km đi ngầm, phần còn lại trên cao và đường dẫn vào depot Tham Lương (quận 12). Dự án bao gồm 9 ga ngầm và 1 ga trên cao.

Trước đây, kế hoạch khai thác metro số 2 được đặt ra vào năm 2026. Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng và thủ tục đầu tư, UBND Thành phố đã điều chỉnh thời gian hoàn thành đến năm 2030.

Dự án metro số 2 trước đây được tài trợ bằng vốn ODA từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).

Metro số 2 là tuyến đường sắt đô thị thứ hai của TP. Hồ Chí Minh, sau metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã khai thác thương mại vào cuối năm 2024. Khi hoàn thành, tuyến metro số 2 sẽ kết nối khu vực trung tâm thành phố với phía Tây Bắc, góp phần giảm áp lực giao thông cho các trục đường chính như Cách Mạng Tháng Tám, Trường Chinh, Cộng Hòa,…

Diệu Linh
Bài viết cùng chủ đề: vốn ODA

Tin cùng chuyên mục

DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?

Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

Đồng Tháp: Khánh thành nhà máy tôm xuất khẩu công suất 15.000 tấn/năm

Gia Lai Coffee Festival đặt mục tiêu thu hút 10.000 lượt khách

Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh nghiệp chủ động chuyển hướng xuất khẩu

Kinh tế An Giang và Kiên Giang trước sắp xếp các địa phương

Giải mã lý do kinh tế Nam Định quý I/2025 tăng trưởng 11,86%

Thái Nguyên xây 'cao tốc số' cho hàng hóa địa phương

Thành phố trẻ nhất Việt Nam ‘mạnh’ cỡ nào trước khi không tổ chức cấp huyện?